Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu hoặc lâu hơn nữa là nguyện vọng của bất cứ người mẹ nào. Tuy nhiên, có nhiều lý do khiến mẹ phải cho trẻ dùng thêm sữa công thức. Vậy khi cho trẻ sơ sinh bú mẹ kết hợp sữa công thức thì cần lưu ý gì để đảm bảo sự phát triển tối ưu?
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bú đủ hoặc chưa đủ sữa mẹ
Khi mới bắt đầu hành trình nuôi con bằng sữa mẹ, phần lớn các mẹ đều cho con bú theo nhu cầu nhưng lại cảm thấy mơ hồ không biết chính xác lượng sữa mà trẻ bú được (Trừ trường hợp hút sữa ra bình cho con bú). Vậy làm thế nào để xác định được trẻ đã bú đủ hay chưa?
Dấu hiệu trẻ bú đủ sữa mẹ
- Mẹ thường xuyên cảm nhận được tín hiệu sữa về căng ngực và ngực mềm hơn hẳn sau khi cho con bú.
- Trẻ bú thường xuyên, khoảng 8 - 12 lần/ngày trong tháng đầu sau sinh và khoảng 7 lần/ngày tháng sau đó. Khi trẻ bú tạo ra âm thanh chóp chép và tiếng nuốt sữa ngon lành.
- Trẻ tỏ ra thoải mái, hài lòng, ngủ sâu giấc hoặc chơi ngoan sau khi bú mẹ.
- Trẻ tăng cân đều liên tục nhiều tháng sau sinh. Trung bình, trẻ sẽ tăng khoảng 170 - 227g/tuần trong 4 tháng đầu, sau đó, tăng khoảng 113 - 170g/tuần trong 4 - 7 tháng tiếp theo.
- Trẻ sẽ phải thay tối thiểu 6 chiếc tã/ngày sau khi mẹ có sữa.
- Trẻ sẽ đi tiêu ít nhất 3 lần/ngày, phân nhạt dần thành màu vàng mù tạt sau khoảng 1 tuần sau sinh. Từ 1 tháng tuổi trở ra, trẻ có thể ít đi tiêu hơn hoặc bỏ đi tiêu trong vài ngày.
Dấu hiệu trẻ bú mẹ chưa đủ no
- Trẻ giảm cân nhiều hơn bình thường. Trẻ có thể bị sụt cân sinh lý trong tuần đầu tiên nhưng chỉ giảm khoảng 10% so với trọng lượng ban đầu và nhanh chóng tăng cân trở lại vào các tuần sau đó. Nếu thấy trẻ giảm cân nhiều thì mẹ nên nghĩ đến khả năng con bú chưa đủ lượng sữa cần thiết, cải thiện kịp thời hoặc đưa con đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác.
- Trẻ đi tiểu ít: Vài tuần đầu tiên mà mỗi ngày trẻ chỉ thay khoảng 6 miếng tã, tã khô thì có thể trẻ bú chưa đủ.
- Trẻ bú dấm dứt, tỏ ra khó chịu khi bú hầu hết các khoảng thời gian trong ngày.
- Chú ý đến thời gian mỗi cữ bú của trẻ, rất ngắn hoặc rất dài thường do trẻ bú không đủ sữa (Thời gian bú ít hơn 10 phút hoặc nhiều hơn 50 phút/lần).
Mỗi cữ bú diễn ra quá nhanh hoặc kéo dài quá lâu đều có thể là dấu hiệu trẻ bú chưa đủ no.
Khi nào cần cho trẻ sơ sinh bú mẹ kết hợp sữa công thức?
Mẹ hoàn toàn có thể chủ động về thời điểm bắt đầu bổ sung sữa công thức cho con theo quan điểm, theo hoàn cảnh, sức khỏe,... Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đều khuyến cáo việc bú sữa mẹ hoàn toàn là tốt nhất cho trẻ trong những tháng đầu đời; nếu mẹ thực sự muốn bổ sung sữa công thức thì nên đợi cho tới khi trẻ được ít nhất 4 tuần tuổi.
Điều này được lý giải rằng, giai đoạn này trẻ đang tập bú mẹ, trẻ bú mẹ thường xuyên cũng giúp kích thích “nhà máy” sữa của mẹ hoạt động tốt hơn, sữa mẹ tiết ra tăng đều đặn. Sau thời gian đó thì việc bổ sung một hai bình sữa công thức mỗi ngày sẽ không phá vỡ thói quen của trẻ cũng như ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa mẹ.
Riêng trường hợp sức khỏe người mẹ không cho phép, bổ sung thêm sữa công thức hoàn toàn hoặc xen kẽ các cữ sữa mẹ là điều cần thiết hơn nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Điều mẹ cần lưu tâm chính là chọn loại sữa uy tín và phù hợp với con.
Hướng dẫn cho trẻ sơ sinh bú mẹ kết hợp sữa công thức
Việc kết hợp cho trẻ bú mẹ và bổ sung sữa công thức không có gì quá phức tạp. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì sau mỗi lần trẻ bú mẹ xong, có thể bú thêm lượng sữa công thức nhất định. Với cách này vừa giúp trẻ nhận đầy đủ lượng dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, vừa tiếp tục kích thích tuyến sữa mẹ hoạt động đều đặn.
Nếu trẻ đã trên 6 tháng tuổi thì mẹ nên kết hợp theo cách luân phiên, một cữ bú sữa mẹ, xen kẽ một cữ bú sữa công thức. Giai đoạn này trẻ bắt đầu làm quen với việc ăn dặm nhưng mẹ nên lưu ý dưới 1 tuổi sữa vẫn là thức ăn chính của trẻ. Mẹ chỉ nên giảm lượng sữa ở mức độ vừa phải, không ép trẻ ăn nhiều đồ ăn dặm.
Thêm một điều cần chú ý là, không phải trẻ nào cũng giống nhau. Có trẻ chuyển từ bú mẹ trực tiếp sang bú bình rất tự nhiên, nhanh chóng. Nhưng một số trẻ lại có phản ứng gay gắt ngay khi mẹ thử cho bú bình. Để giúp trẻ làm quen dần với việc bú bình, mẹ nên nhờ sự hỗ trợ của người thân, sử dụng các loại bình có núm ti mềm giống ti mẹ, chọn loại sữa ngọt dịu như sữa mẹ. Tập cho trẻ bú bình sẽ hiệu quả hơn khi cho trẻ bú lúc đó, kiên trì trong nhiều ngày.
Nếu mẹ thiếu sữa hoặc vì một lý do nào đó, việc bú mẹ kết hợp sữa công thức nhằm đảm bảo dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
Cho trẻ sơ sinh bú mẹ kết hợp sữa công thức cần lưu ý gì?
- Điều đầu tiên, mẹ cần lưu ý đó là không pha lẫn sữa mẹ và sữa công thức. Bởi sử dụng cùng lúc 2 loại sữa làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa, đồng thời, ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ.
- Khi kết hợp cho trẻ bú mẹ và sữa công thức, mẹ nên rút ngắn khoảng cách giữa 2 cữ. Cụ thể, cữ trước trẻ bú mẹ chưa no thì cữ kế tiếp mẹ nên rút ngắn thời gian chờ và cho con được bú sữa công thức. Nếu trẻ chỉ bú mẹ một chút rồi thôi, cảm thấy ngực vẫn còn sữa, mẹ nên vắt/hút cạn sữa; điều này giúp kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả, tiết sữa đều đặn, tốt hơn ở những lần sau.
- Nếu mẹ ít sữa, trong cùng một cữ bú, nên cho trẻ bú mẹ trước, rồi bú sữa công thức đến khi no. Sữa công thức sẽ giúp trẻ no lâu hơn, còn sữa mẹ thì giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu bé mới tập bú bình, khuyến khích mẹ cho con bú sữa công thức khi đang đói.
- Giai đoạn sơ sinh, trẻ mới tập bú sữa công thức (sữa ngoài), mẹ nên chọn loại sữa có thành phần, hương vị giống sữa mẹ và duy trì trong khoảng thời gian nhất định để trẻ quen miệng, đạt hiệu quả hấp thụ tối đa. Với tiêu chí này thì dòng sữa Nhật như Morinaga Hagukumi số 1 (Dành cho trẻ từ 0-6 tháng) là gợi ý đáng lưu tâm. Không chỉ có vị ngọt dịu như sữa mẹ, sữa Morinaga Hagukumi còn ưu tiên chăm sóc hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
Sữa Morinaga Hagukumi số 1 được nhiều phụ huynh lựa chọn khi bắt đầu cho con làm quen với sữa công thức.
Sữa mẹ luôn là ưu tiên số 1 cho trẻ trong những tháng đầu đời nhưng nếu phải cho trẻ bú mẹ kết hợp sữa công thức, mẹ hãy luôn tự tin với quyết định của mình nhé. Bởi bên cạnh cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết giúp con phát triển toàn diện thì việc được làm mẹ thoải mái, hạnh phúc cũng quan trọng không kém.