Nguyên nhân mẹ bầu ho có đờm
Khi mang thai, cơ thể của người mẹ thay đổi khá nhiều, chính vì vậy khiến cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ho có đờm cho mẹ bầu:
Cảm lạnh
Cảm lạnh, cảm cúm là bệnh làm cho mẹ bầu ho có đờm, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi thất thường khiến dễ mắc bệnh hơn. Nguyên nhân chính gây ra bệnh cảm cúm là do virus xâm nhập. Ban đầu, mẹ bầu sẽ bị viêm họng, đau và ngứa rát ở cổ, sau đó dịch nhầy (đờm) sẽ tiết ra nhiều hơn ở đường hô hấp. Đờm thường sẽ có màu trắng trong nhưng nếu có dấu hiệu chuyển dần sang màu xanh hoặc nâu thì bệnh đang chuyển biến nặng hơn.
Cảm lạnh là một trong những nguyên nhân gây ra ho có đờm cho mẹ bầu
Rối loạn nội tiết tố
Khi mang thai, nồng độ hormone estrogen sẽ có sự thay đổi khiến cơ thể tiết ra nhiều chất nhờn hơn trong đường hô hấp. Đờm gây cản trở hô hấp làm bà bầu khó thở và kích thích co thắt cơ trong cổ họng làm cho mẹ bầu bị ho. Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến khiến mẹ bầu ho có đờm đặc.
Hệ miễn dịch suy giảm
Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của các mẹ bầu cũng bị suy giảm đáng kể. Lúc này, hệ thống miễn dịch hoạt động kém hiệu quả nên các tác nhân gây hại có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt, cơ thể của mẹ bầu cũng nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết khiến mẹ bầu dễ bị ho có đờm hơn so với những phụ nữ bình thường.
Dị ứng
Đối với một số phụ nữ có cơ địa dị ứng nên khi mang thai càng nhạy cảm hơn với thức ăn, khói thuốc lá, phấn hoa,... Đây là yếu tố làm hệ miễn dịch tạo ra nhiều histamin gây ra phản ứng trong đường hô hấp. Từ đó gây ho, ngứa họng, tiết đờm nhiều và viêm.
Các bệnh lý về phổi
Ngoài những nguyên nhân trên, ho có đờm trong quá trình mang thai cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo về các bệnh lý về phổi như: tắc nghẽn phổi mãn tính, ung thư phổi… Những nguyên nhân này đều gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng với phụ nữ đang mang thai.
Mẹ bầu ho có đờm có thể do các bệnh lý về phổi khác
Mẹ bầu ho có đờm có ảnh hưởng đến thai nhi không
Khi mang thai, các mẹ bầu khi bị ho có đờm sẽ quan tâm nhất đến câu hỏi rằng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Về cơ bản, ho có đờm không gây ra nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm khá dễ dàng. Theo một số chuyên gia cho biết, tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khoẻ của mẹ thì mức độ ảnh hưởng đến thai nhi khác nhau:
- Ho có đờm do cảm lạnh: Thông thường, phụ nữ đang mang thai bị ho có đờm do nguyên nhân này thì bé hoàn toàn bình thường. Khi trong bụng mẹ, thai nhi được bảo vệ khỏi rung lắc, tiếng ồn và áp lực lúc ho gây ra nhờ có nước ối.
- Ho có đờm do nhiễm trùng phổi hoặc hen suyễn: Nguyên nhân này thai nhi có thể chịu hậu gián tiếp. Sau sinh, bé có thể bị viêm mũi dị ứng hoặc mắc hen suyễn từ mẹ.
- Ho do nhiễm virus, nhiễm trùng: Em bé có thể bị sinh non hoặc có những dị tật bẩm sinh khi người mẹ mắc bệnh do nguyên nhân này. Đặc biệt là điều trị bằng thuốc kháng sinh không đúng liều lượng của bác sĩ chỉ định càng tăng nguy cơ gây ảnh hưởng tới thai nhi.
- Ho có đờm kéo dài liên tục: Nếu phụ nữ đang mang thai có tình trạng ho có đờm liên tục, đồng thời có biểu hiện mất ngủ, chán ăn, cơ thể suy nhược,... có thể thai nhi sẽ chậm phát triển.
- Ho có đờm quá nhiều và nghiêm trọng: Nếu tình trạng ho quá nhiều, người mẹ có thể bị động thai, dọa sảy thai hoặc thậm chí là sảy thai.
Chính vì vậy, khi tình trạng ho có đờm trở nên nghiêm trọng hơn, đi kèm một số triệu chứng bất thường khác, tốt nhất là mẹ bầu cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời và hiệu quả.
Nếu tình trạng ho có đờm kèm các biểu hiệu bất thường khác thì mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ
Cách trị ho có đờm cho mẹ bầu tại nhà an toàn
Súc miệng bằng nước muối
Mẹ bầu nên súc miệng bằng nước muối nếu bị ho có đờm, đây là cách làm khá đơn giản mà giúp giảm viêm, nhiễm trùng đường họng và giảm cơn ho đáng kể. Vì vậy, mẹ bầu có thể súc miệng bằng nước muối hàng ngày để giúp giảm tình trạng ho, ho có đờm.
Tuy nhiên, mẹ bầu nên pha loãng nước ấm với muối để làm sạch và sát trùng đường hô hấp nhẹ nhàng. Có thể thực hiện súc miệng bằng nước muối từ 3-4 lần/ngày giúp giảm tình trạng ho có đờm tốt hơn.
Chữa ho có đờm cho mẹ bầu bằng mật ong
Mật ong là một chất kháng sinh tự nhiên và an toàn đối với sức khỏe. Vì vậy, đây là một nguyên liệu được sử dụng trong các bài thuốc làm giảm cơn ho và chữa viêm nhiễm. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C và vitamin E giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Mẹ bầu có thể ngậm một thìa cà phê mật ong nguyên chất và nuốt chậm, cơn ho có thể sẽ dịu lại đáng kể. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, mẹ bầu nên lặp đi lặp lại phương pháp này khoảng 3- 4 lần/ngày.
Ngoài ra, mật ong có thể ngâm cùng với chanh hoặc quất cùng đường phèn giúp chữa trị ho có đờm hiệu quả. Các mẹ có thể sử dụng một hộp thuỷ tinh sạch, cắt mỏng vài lát chanh, cho mật ong vào hũ và phủ đường phèn lên trên cùng. Khi đường tan, hãy pha cùng với nước ấm để giảm cơn ho.
Mẹ bầu ho có đờm có thể chữa ho bằng mật ong chanh
Uống nhiều nước ấm
Khi cơ thể thiếu nước làm cho cổ họng khô và tăng tiết dịch nhầy. Vì vậy, bà bầu nên uống nhiều nước ấm để giúp loãng đờm trong thành họng. Nên uống nhiều nước hơn bình thường có thể điều trị ho có đờm hiệu quả.
Bên cạnh uống nước ấm nhiều hơn, mẹ bầu có thể thay thế bằng nước ép hoa quả. Tuyệt đối không uống nước lạnh, nước ngọt, cà phê,...
Trị ho bằng trà hoa cúc
Trà hoa cúc là một trong những phương pháp trị ho hiệu quả có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, tiêu đờm, đặc biệt có thể chữa ho cho mọi đối tượng.
Mẹ bầu có thể thực hiện đơn giản bằng cách: Lấy 2- 3 thìa hoa cúc khô vào ấm trà, sau đó đổ nước nóng và đậy kín nắp. Sau khoảng 20 phút, có thể uống được ngay. Nếu có mật ong, mẹ bầu có thể cho thêm khoảng 2- 3 thìa cà phê mật ong vào trà để tăng thêm hương vị và dễ uống.
Thực hiện massage bàn chân bằng dầu khuynh diệp
Mẹ bầu ho có đờm nên thực hiện massage lòng bàn chân hàng đêm, không chỉ giúp giảm ho tiêu đờm mà còn cải thiện các chức năng của thận, tăng cường quá trình lưu thông máu, giúp ngủ ngon hơn. Đặc biệt, kết hợp với dầu khuynh diệp sẽ giúp đạt hiệu quả nhanh và tốt hơn.
Đầu tiên, nhúng chân vào nước ấm để làm nóng huyệt đạo, sau đó lau chân khô và thoa vào lòng bàn chân một ít dầu khuynh diệp. Hãy dùng ngón tay ấn xoa vào lòng bàn chân nhẹ nhàng trong khoảng từ 5- 10 phút. Hãy thực hiện đến khi bàn chân cảm thấy nóng, bàn chân tê, có thể dùng lại và làm như vậy đối với chân còn lại.
Thực hiện massage lòng bàn chân mang lại nhiều lợi ích khác nhau
Cách phòng tránh ho có đờm trong thời kỳ mang thai
Trong quá trình mang thai, cơ thể của mẹ có thể dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Dưới đây là một vài biện pháp phòng tránh và lưu ý giúp mẹ bầu chăm sóc cơ thể tốt hơn trong thời kỳ mang thai.
- Nên ngủ sớm, hãy duy trì những thói quen tốt để tinh thần thoải mái, vui vẻ. Tránh làm việc quá sức làm stress, mệt mỏi, suy nhược cơ thể,...
- Hạn chế tham gia những nơi đông người hoặc nơi có nhiều khói bụi và gió lạnh.
- Làm sạch cơ thể bằng nước ấm, không nên tắm nhiều và quá lâu vì có thể bị cảm lạnh.
- Nếu bị ho, bị cảm khi tắm nên cho thêm vài giọt dầu tràm giúp cơ thể giữ ấm tốt hơn.
- Nên súc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm sạch khuẩn.
- Không tuỳ tiện sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như: Cam, bưởi, súp lơ, rau cải,...
- Nếu tình trạng ho kéo dài kèm các biểu hiện sốt, đau ngực,... nên nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Uống nước cam để bổ sung vitamin C giúp tăng sức đề kháng
Trên đây là những nguyên nhân và cách trị ho có đờm cho mẹ bầu đơn giản, hiệu quả tại nhà. Mẹ bầu có thể thực hiện những gợi ý trên để giảm bớt tình trạng ho và cảm thấy thoải mái hơn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường như ho có đờm kèm sốt, ho kéo dài,....hãy tìm đến bác sĩ để khám và điều trị.
Để và điều trị bệnh vảy phấn hồng cũng như các bệnh khác, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ nhân viên của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời.