Mềm sụn thanh quản ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc

Bích Ngọc

12-06-2024

goole news
16

Mềm sụn thanh quản là một bất thường bẩm sinh phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gây ra tiếng thở khò khè do hẹp đường thở. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu về bệnh lý này qua bài viết dưới đây. 

1. Tổng quan về mềm sụn thanh quản

Mềm sụn thanh quản là gì?

Mềm sụn thanh quản là một tình trạng bất thường bẩm sinh ở sụn thanh quản. Sụn thanh quản có chức năng nâng đỡ thanh thanh quản, có cấu trúc gồm nắp thanh quản và sụn phễu. Tình trạng bệnh thường sẽ xảy ra khi sụn phễu chưa kịp phát triển khiến các cấu trúc này sa vào đường thở khiến trẻ thở khò khè.

Mềm sụn ở thanh quản là một dạng bẩm sinh hay gặp ở thanh quản, thanh môn, bệnh chiếm đến 60% những bất thường bẩm sinh thanh quản. Hiện tượng thanh quản bị mềm sụn chủ yếu xảy ra ở nắp sụn thanh quản và sụn phễu thanh quản hoặc cũng có thể ở cả hai phần cấu trúc này. Đây là một bệnh lý hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 0,01% các bệnh về tai mũi họng.  

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thường gặp như:

  • Trẻ sinh non
  • Bệnh lý thần kinh cơ
  • Tổn thương đường hô hấp đi kèm: mềm sụn khí quản, hẹp vùng hạ thanh môn.

Mềm sụn thanh quản là tình trạng có bất thường bẩm sinh ở sụn thanh quảnMềm sụn thanh quản là tình trạng có bất thường bẩm sinh ở sụn thanh quản

2. Phân loại cấp độ của bệnh mềm sụn thanh quản

Cấp độ nhẹ

Khi trẻ mắc bệnh ở thể nhẹ, đường thở của bé không bị ảnh hưởng quá nhiều. Có thể phát hiện qua tiếng thở khò khè khi hít vào. Ngoài ra, đường thở không có dấu hiệu tắc nghẽn nghiêm trọng nào khác nên không ảnh hưởng đến quá trình bú và sức khỏe của trẻ. 

Thông thường, mềm sụn thanh quản ở thể nhẹ có thể tự khỏi khi trẻ được 12-18 tháng tuổi mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi sát sao các dấu hiệu để tránh khả năng bệnh chuyển nặng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. 

Cấp độ trung bình

Ở mức độ trung bình, trẻ sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng hơn: 

  • Có tiếng khò khè khi trẻ hít vào. 
  • Bú khó, trớ sữa.
  • Thanh quản mềm làm tắc nghẽn đường thở. 
  • Trào ngược dạ dày - thực quản

Phần lớn các trường hợp ở cấp độ trung bình, bệnh cũng có thể tự khỏi khi bé được 12-18 tháng tuổi. Nhưng cần phải điều trị chứng trào ngược dạ dày - thực quản

Ở mức độ trung bình, trẻ xuất hiện tình trạng khò khè khi hít thởỞ mức độ trung bình, trẻ xuất hiện tình trạng khò khè khi hít thở

Cấp độ nặng

Khi trẻ bị mắc bệnh ở cấp độ nặng cần được phẫu thuật để chữa trị. Các bác sĩ sẽ chỉ định mổ nếu bé có triệu chứng sau: 

  • Khó thở nặng đe dọa đến tính mạng của bé
  • Có hiện tượng những cơn thở tím tái
  • Lồng ngực và cổ bị co kéo, đặc biệt khi thở. 
  • Cần phải thở oxy để hỗ trợ thở. 
  • Mắc bệnh liên quan đến tim phổi do tình trạng thiếu oxy kéo dài. 
  • Không tăng cân vì bú khó. 

3. Nguyên nhân gây ra mềm sụn thanh quản

Thanh quản bị mềm sụn là hệ quả của hẹp vùng thượng thanh môn khi hít vào. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này vẫn chưa được xác định chính xác. Trong đó, có một số yếu tố được cho là nguyên nhân gây bệnh như:

Cơ thể có cấu trúc bất thường: 

  • Vùng thượng vị thanh môn bị hẹp do nắp sụn phễu thanh âm ngắn hoặc có hình omega. 
  • Kích thước phổi và ống dẫn khí chênh lệch các cơ vùng ngực, cổ của trẻ co rút, phồng lõm khi bé hít thở ra tạo ra các tiếng tiếng thở rít.  

Đường dẫn truyền thần kinh chưa hoàn chỉnh: Tình trạng này khiến các cơ và thần kinh phối hợp chưa nhịp nhàng, trường lực đường dẫn khí thấp hơn so với bình thường. 

4. Các dấu hiệu của mềm sụn thanh quản ở trẻ

Các triệu chứng khi trẻ bị mắc bệnh

Thanh quản bị mềm sụn thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thường được phát hiện ngay sau khi sinh khoảng từ 4-6 tuần tuổi hoặc có thể muộn hơn là hơn hai tháng tuổi. 

Một số triệu chứng khi trẻ bị mềm sụn thanh quản như: 

  • Thở khò khè kéo dài hoặc thở rít. Tiếng thở to hơn khi nằm ngửa hoặc khóc. 
  • Trẻ khó khăn khi bú sữa. 
  • Hay bị nghẹn khi nuốt
  • Tăng cân chậm
  • Ngực và cổ co lại khi hít vào
  • Ngưng thở đột ngột
  • Da tím tái
  • Mắc tình trạng trào ngược dạ dày - thực quản. 

Khi thấy cơ thể bé tím tái hoặc ngừng thở hơn 10 giây/lần, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay vì có thể đe dọa đến tính mạng. Ngoài ra, nếu phát hiện trẻ bị khó thở, ngực và cổ co lại khi hít vào nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra. 

Trẻ gặp tình trạng thở khò khè, thở rít kéo dàiTrẻ gặp tình trạng thở khò khè, thở rít kéo dài

Một số biến chứng của bệnh

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại một số biến chứng như: 

  • Tắc nghẽn đường dẫn khí nặng, gây nguy hiểm tính mạng.
  • Các tai biến của phẫu thuật chỉnh hình thượng-thanh-môn, mở khí quản.
  • Trẻ chậm tăng cân.
  • Viêm phổi do hít.

5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị khi trẻ bị mềm sụn thanh quản

Phương pháp chẩn đoán trẻ bị mềm sụn thanh quản

Đẻ chẩn đoán và phát hiện bệnh trẻ bị thanh quản mềm sụn có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp chẩn đoán khác nhau. 

  • Kiểm tra tiếng thở khò khè và các triệu chứng khác của trẻ. 
  • Thực hiện soi mũi, họng và thanh quản bằng phương pháp nội soi
  • Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện chụp X-quang và đo nồng độ pH để đánh giá tình trạng trào ngược. 

Phương pháp điều trị cho trẻ bị mềm sụn thanh quản

Thanh quản bị mềm ở sụn của trẻ là một trong bệnh khá nguy hiểm, có thể gây ra ngạt thở thậm chí tử vong ở trẻ. Có nhiều trường hợp có thể tự khỏi mà không cần điều trị nếu được theo dõi và kiểm soát tốt. Tuy nhiên, nếu có tình trạng ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cần phải nhập viện để theo dõi và điều trị vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. 

Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật đối với các trường hợp mắc bệnh ở cấp độ nặng: Xuất hiện các cơn tím tái, không tăng cân, các cơn co kéo dài ở ngực và cổ, cần hỗ trợ thở bằng oxy,...

Phẫu thuật sẽ thực hiện tạo hình các cấu trúc chức năng năng nâng ở ở nắp thanh quản, loại bỏ những phần mô thừa gây tắc nghẽn đường thở. Sau khi thực hiện phẫu thuật xong, bác sĩ có thể kê thêm thuốc chống trào ngược dạ dày. 

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu như trẻ gặp tình trạng thanh quản bị mềm sụn ở mức độ nặngBác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu như trẻ gặp tình trạng thanh quản bị mềm sụn ở mức độ nặng

6. Cách chăm sóc trẻ bị mềm sụn thanh quản

Hiện nay, thanh quản bị mềm sụn không có thuốc chữa trị đặc hiệu, vậy nên cha mẹ cần chú ý hơn khi chăm sóc trẻ. Cụ thể như: 

Hạn chế cho trẻ nằm ngửa

Dưới tác dụng trọng lực, lớp mô sụn thanh quản sẽ sa và đường thở khiến trẻ dễ thở khò khè. Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ nên đặt bé ở tư thế nằm nghiêng, thi thoảng trở mình giúp trẻ đỡ mỏi. Còn đối với trẻ lớn hơn, có thể đặt trẻ nằm ở tư thế dễ thở và thoải mái nhất. 

Cho bé bú đúng cách

Đối với một số trẻ sẽ gặp tình trạng khó bú khi thanh quản bị mềm sụn. Chính vì vậy, khi cho con bú, mẹ nên chú ý đến lượng sữa để phù hợp với sức bú của trẻ, tránh tình trạng sặc sữa rất nguy hiểm. 

Cho bé bú đúng cách giúp tránh tình trạng sặc sữa ở trẻ bị mềm sụn thanh quảnCho bé bú đúng cách giúp tránh tình trạng sặc sữa ở trẻ bị mềm sụn thanh quản

Vệ sinh mũi họng

Nên vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý trước khi đi ngủ để đường thở thông thoáng hơn. Trẻ bị mềm sụn thanh quản thường có xu hướng thở bằng miệng khi ngủ, vì vậy nên bôi dưỡng môi cho bé để tránh tình trạng môi khô, nứt nẻ. 

Tăng cường sức đề kháng

Khi mắc các rối loạn liên quan đến hô hấp sẽ khiến trẻ thở khò khè hơn do thanh quản bị mềm sụn. Đối với bé bước vào thời điểm ăn dặm, cha mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Việc kiểm tra và theo dõi sức khoẻ của bé thường xuyên để đảm bảo tình trạng bệnh không biến chuyển sấu. Nếu thấy bé sụt cân, ngưng thở, tím tái,... cần đưa ngay đến các trung tâm y tế để được hỗ trợ. Ngoài ra, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để đo độ bão hoà oxy tươi trong máu. 

Thăm khám sức khỏe định kỳ cho bé để theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnhThăm khám sức khỏe định kỳ cho bé để theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh

Mềm sụn thanh quản là một bệnh lý về tai mũi họng khá hiếm gặp ở trẻ. Mặc dù phần lớn trẻ mắc bệnh này sẽ tự khỏi khi được 12-18 tháng tuổi. Tuy nhiên, có một số trường hợp nặng, cha mẹ cần theo dõi và chăm sóc trẻ tốt nhất. 

Hy vọng qua bài viết của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã cung cấp các thông tin về bệnh lý mềm sụn thanh quản ở trẻ. Cha mẹ nên chăm sóc trẻ đúng cách giúp bé cải thiện tình trạng bệnh, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,219

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám