Mốc khám thai quan trọng mẹ bầu phải ghi nhớ!

Dương Thị Trà My

14-04-2021

goole news
16

Khám thai chính là biện pháp theo dõi sự phát triển và bảo vệ thai nhi tốt nhất. Dưới đây là những mốc khám thai quan trọng mẹ bầu phải ghi nhớ!

Mốc khám thai quan trọng mẹ bầu phải ghi nhớ!

Đâu là mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần ghi nhớ?

Đâu là mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần ghi nhớ?

Tuần thứ 5 - 8

Tuần thứ 5-8 của thai kỳ được coi là mốc khám thai đầu tiên mẹ bầu cần lưu ý. Ở lần khám này, bác sĩ sẽ chỉ định thăm khám:

Tính chỉ số BMI (cân nặng, chiều cao của cơ thể) để đánh giá tình trạng thừa cân, béo phì. Nếu có bất thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ bầu cách kiểm soát cân nặng giúp hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Xét nghiệm máu về hormone Hcg (nếu siêu âm chưa rõ túi thai hoặc thai có biểu hiện bất thường).

Kiểm tra huyết áp và tư vấn biện pháp phòng ngừa nguy cơ bị tiền sản giật (nếu cần).

Siêu âm để kiểm tra thai đã làm tổ tại tử cung hay chưa...

Tính tuổi thai và ngày dự sinh.

Xét nghiệm máu giúp phát hiện: bệnh sởi, bệnh thủy đậu, viêm gan B, bệnh giang mai, HIV/AIDS, yếu tố Rh...

Trong lần khám này, bác sĩ sẽ tư vấn các vitamin và khoáng chất thai phụ cần bổ sung và một số thông tin khác như tư vấn lối sống, chế độ dinh dưỡng…

Siêu âm là bước thăm khám mẹ bầu cần thực hiện ở tất cả các mốc khám thai

Siêu âm là bước thăm khám mẹ bầu cần thực hiện ở tất cả các mốc khám thai

Tuần thứ 11 – 13 tuần 6 ngày

Trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ thực hiện những bước thăm khám sau:

Kiểm tra cân nặng, đo huyết áp

Xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá sức khỏe của mẹ và tình trạng của thai.

Đo độ mờ da gáy để đánh giá nguy cơ mắc bệnh Down, Edward, Patau

Siêu âm kiểm tra những bất thường có thể gặp phải: thai vô sọ, thoát vị rốn, bàng quang lớn

Xét nghiệm Double test

Nếu kết quả những xét nghiệm trên cho thấy thai nhi có nguy cơ cao mắc bệnh di truyền, bác sĩ sẽ tư vấn thai phụ thực hiện thêm những xét nghiệm cần thiết để giúp chẩn đoán chính như : Xét nghiệm NIPT (xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn) hoặc sinh thiết gai nhau...

Tuần 16-22

Ở mốc khám thai thứ 3 này, bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện các kiểm tra thường quy như:

Cân nặng, đo huyết áp,

Siêu âm

Xét nghiệm nước tiểu,...

Nếu thai phụ chưa được thực hiện xét nghiệm Double test ở tuần 11-13 của thai kỳ, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm Triple test giúp sàng lọc các bệnh tương tự như Double Test.

Nếu kết quả các xét nghiệm trên cho thấy thai có nguy cơ mắc dị tật, bác sĩ có thể chỉ định chọc ối. Tuy nhiên mẹ bầu cần lưu ý, thủ thuật chọc ối có nguy cơ gây sảy thai với tỷ lệ khoảng dưới 1%.

Tuần 22-28

Tương tự những mốc khám trước, bác sĩ sẽ thực hiện các đánh giá cơ bản sau:

Cân nặng, đo huyết áp

Khám thai: Đo chiều cao tử cung và vòng bụng sản phụ, kiểm tra sự phát triển của thai, tim thai

Xét nghiệm nước tiểu

Siêu âm 4D để kiểm tra hình thái thai nhi, tầm soát các bất thường ở tim, tứ chi, xương, não, cột sống, thận – tiết niệu; và kiểm tra lượng nước ối cũng như vị trí bám của nhau thai.

Tầm soát đái tháo đường thai kỳ: Bằng nghiệm pháp dung nạp glucose để kịp thời phát hiện và can thiệp.

Tiêm vắc xin uốn ván.

Tuần 28-32

Bên cạnh các bước thăm khám cơ bản như cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm máu, nước tiểu bác sĩ sẽ siêu âm tầm soát dị tật quý 3 để phát hiện các bất thường khởi phát muộn như: Tắc ruột, giãn não thất, nhiễm trùng bào thai…

Trong lần khám thai này, thai phụ sẽ được tiêm vắc xin uốn ván VAT mũi thứ 2.

Tuần 32-34

Bác sĩ sẽ kiểm tra tim thai, ước tính kích thước thai, xét nghiệm máu và nước tiểu, và có thể xét nghiệm non-stress (xét nghiệm đo nhịp tim thai và so sánh nhịp tim thai phản ứng với cử động của thai nhi trong 3 tháng cuối thai để đảm bảo em bé hoạt động tốt và nhận đủ oxy).

Tuần 34-36

Bác sĩ sẽ thực hiện các đánh giá tương tự ở lần tuần 32-43 để theo dõi sự phát triển của thai và sức khỏe của mẹ.

Tuần 36-39

Đây là một trong những giai đoạn cuối cùng trước khi mẹ “về đích”. Ở giai đoạn này thai phụ cần đi khám thai mỗi tuần 1 lần. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám với những bước cơ bản như siêu âm, xét nghiệm máu, nước tiểu, thực hiện Non-stress test và kiểm tra cổ tử cung.

Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện thêm các xét nghiệm đánh giá khung xương chậu để xem khả năng sinh thường của thai phụ.

Khám thai ở đâu tốt?

BVĐK Phương Đông trang bị hệ thống máy móc thiết bị y tế hiện đại

BVĐK Phương Đông trang bị hệ thống máy móc thiết bị y tế hiện đại

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, máy móc thiết bị Y tế tiên tiến, dịch vụ Y tế chuyên nghiệp, mẹ bầu được hưởng trọn vẹn các quyền lợi, dịch vụ Y tế chất lượng cao. Được siêu âm, chạy monitor, xét nghiệm thường quy, theo dõi tim thai, tiêm phòng… Đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé suốt thai kỳ. Giúp mẹ nắm bắt được mọi chuyển biến về cơ thể, phát hiện, xử lý và ngăn chặn những dấu hiệu bất lợi ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ, thai nhi. 

Khi đăng ký dịch vụ thai sản trọn gói của Phương Đông, mẹ bầu hoàn toàn yên tâm. Mẹ sẽ được khám - siêu âm, theo dõi thai kỳ, vượt cạn cùng các chuyên gia sản khoa giỏi, đã từng có nhiều năm công tác tại các bệnh viện phụ sản tuyến trung ương.  

Trong thời gian lưu viện, mẹ được chăm sóc, phục vụ, phục hồi sức khỏe với đội ngũ điều dưỡng chuyên nghiệp. Mẹ có thể thảnh thơi nghỉ ngơi, tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc đón con yêu.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ HOTLINE 19001806!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,571

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám