Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi ThS. Bác sĩ Nội soi tiêu hóa Nguyễn Tuấn Dũng - Giám đốc Trung tâm Nội soi, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi ThS. Bác sĩ Nội soi tiêu hóa Nguyễn Tuấn Dũng - Giám đốc Trung tâm Nội soi, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
Ai cũng cho rằng, ăn nhiều chất xơ sẽ tránh được táo bón. Tuy nhiên bạn có biết, có những người, dù ăn nhiều chất xơ vẫn bị táo bón. Vậy nguyên nhân do đâu, cơ chế đào thải phân là gì? Bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết để mọi người hiểu đúng và cải thiện tình trạng này hiệu quả.
Về cơ bản, chất xơ có rất nhiều công dụng, trong đó có công dụng tạo khuôn và gây kích thích đường tiêu hoá hoạt động, từ đó dễ dàng đi vệ sinh hơn. Vậy tại sao chúng ta ăn nhiều chất xơ mà vẫn bị táo bón? Đây là câu hỏi mà phần lớn người bị táo bón đều quan tâm.
Chất xơ đóng vai trò quan trọng với cơ thể, hỗ trợ phòng ngừa táo
Điều đầu tiên, chúng ta cần hiểu việc ăn chất xơ chỉ là 1 trong số các yếu tố giúp chúng ta dễ dàng đào thải phân hơn; còn công việc đào thải lại hoàn toàn phụ thuộc vào cơ quan khác đó là trực tràng và ống hậu môn.
Trực tràng là nơi lưu trữ phân, trên bề mặt niêm mạc trực tràng sẽ có các thụ thể cảm giác để cảm nhận áp lực từ phân và báo lại cho bộ não biết khi nào chúng ta cần phải đi vệ sinh. Tuy nhiên, do công việc bận bịu, nhiều lúc chúng ta quên mất điều đó và nhịn không đi vệ sinh. Lâu ngày, các thụ thể đó dần quen với các kích thích này và bị “trơ” dẫn đến cần phải có các kích thích mạnh hơn mới làm chúng ta cảm thấy buồn đi vệ sinh.
Điều này giống việc đeo đồng hồ vậy, nếu mới đeo, ta luôn cảm thấy nó trên tay, nhưng sau 1 thời gian chúng ta hầu như không còn cảm nhận được nó trên tay nữa. Và điều này rất không tốt vì nó là mấu chốt chính khiến chúng ta bị táo bón.
Mặt khác, một trong số các chức năng của trực tràng là hấp thụ nước và điện giải, khi phân được lưu trữ tại trực tràng, nước vẫn tiếp tục được hấp thu nên phân ngày càng cứng. Vì vậy, nếu phân càng lâu tại trực tràng, chúng càng khó bị đào thải ra ngoài. Dẫn đến việc mỗi khi chúng ta đi vệ sinh, chúng ta đều phải rặn rất mạnh, điều này làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng – hậu môn, dẫn đến bệnh trĩ và tạo vòng luẩn quẩn: táo bón → trĩ → đau khi đi vệ sinh → sợ đại tiện → táo bón nặng hơn.
Chính vì vậy, đối với việc điều trị bệnh trĩ, yếu tố quan trọng bậc nhất là phải thay đổi lối sinh hoạt, nếu không cho dù có tạm thời điều trị ổn định, thì bệnh trĩ vẫn sẽ tiếp tục quay lại.
Táo bón lâu ngày dễ bị bệnh trĩ
Tóm lại, chất xơ là "trợ thủ" quan trọng nhưng không phải yếu tố duy nhất ngăn táo bón. Xây dựng thói quen đại tiện khoa học, uống đủ nước và vận động hợp lý mới là chìa khóa để hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả!
ThS. Bác sĩ Nội soi tiêu hóa Nguyễn Tuấn Dũng - Giám đốc Trung tâm Nội soi, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, là chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong khám, điều trị các bệnh lý tiêu hóa chia sẻ một số lời khuyên giúp ngừa táo bón, ngăn bệnh trĩ như sau:
Nếu không để ý và điều trị sớm, táo bón kéo dài sẽ làm rối loạn chức năng vị trang, khiến các chất cặn bã không được đào thải ra ngoài, tích tụ lâu ngày có thể gây viêm nhiễm trực tràng, thậm chí là ung thư đại tràng. Bên cạnh việc xây dựng lối sống khoa học, hãy kiểm tra sức khỏe đường tiêu hóa định kỳ để sớm phát hiện các bất thường nếu có. Liên hệ hotline 1900 1806 để đặt lịch khám nhanh nhất.