Nang giáp lưỡi là một trong các bất thường phổ biến nhất của tuyến giáp trên lâm sàng. Trong đó, nang giáp lưỡi được hình thành do bất thường liên quan sự di cư của mô tuyến giáp từ gốc lưỡi xuống cổ, gây nên những khối u có thể nhìn thấy và chuyển động khi nói chuyện, nhai nuốt. Mặc dù nguy cơ ác tính của nang giáp lưỡi khá thấp nhưng vẫn có nguy cơ tái phát và gây ra các biến chứng như suy giáp, ung thư giáp lưỡi, rối loạn nuốt,...
Nang giáp lưỡi là gì? Nguyên nhân là gì?
Nang giáp lưỡi là dị tật bẩm sinh thuộc vùng cổ, xuất hiện do ống giáp lưỡi không bị thiểu sản và tiêu biến vào tuần thứ 7 trong thai kỳ, Điều này dẫn đến tuyến giáp di chuyển không hoàn thiện ra phía trước và xuống dưới cổ, mô tuyến giáp còn sót lại dọc theo đường đi, tạo thành nang giáp lưỡi.
Trên thực tế lâm sàng, các bác sĩ chuyên khoa Răng hàm mặt cho hay: Các nang giáp lưỡi ở người lớn có thể bắt gặp ở bất cứ vị trí nào trên ống giáp lưỡi, rải rác từ lỗ tụt ở đáy lưỡi tới thuỳ tháp của tuyến giáp. Về cấu trúc, đây thường là một hoặc nhiều khối u nang chứa dịch nhầy trong, có thành được lót bởi biểu mô và có thể chứa mô tuyến giáp.

Nang giáp lưỡi gặp thường xuất hiện ở ống giáp lưỡi, di chuyển theo chuyển động nhai nuốt
Trên siêu âm, chúng ta dễ gặp các khối này ở bất cứ vị trí nào của ống giáp lưỡi. Tuy nhiên chúng thường tập trung ở đường giữa cổ, phía trên xương móng (khoảng 60%), gốc lưỡi (khoảng 25%) hoặc vùng dưới hàm (khoảng 15%).
Người trưởng thành và trẻ em đều có nguy cơ mắc bệnh này, tuy nhiên bệnh thường gặp ở trẻ em hơn và trung bình chỉ phát hiện ở 7% người trưởng thành.
Triệu chứng nhận biết nang giáp lưỡi là gì?
Về cơ bản, bệnh không có triệu chứng điển hình, chỉ được phát hiện khi thăm khám sức khoẻ chủ động. Các dấu hiệu chỉ xuất hiện dần dần và rõ ràng hơn khi khối u phát triển to lên hoặc nằm ở các vị trí đặc biệt như:
Triệu chứng theo vị trí
- Nang ở gốc lưỡi:
- Cảm giác vướng ở vùng họng
- Khó nuốt
- Thay đổi giọng nói, giọng ngậm hạt thịt
- Khó thở khi nằm ngửa (nếu u lớn)
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ (trong trường hợp nặng)
- Nang ở vùng cổ:
- Khối u mềm, không gây đau ở giữa cổ
- Có khối di động theo cử động nuốt hoặc khi thè lưỡi

Cảm giác khó nuốt là triệu chứng điển hình của nang giáp
Triệu chứng khi nhiễm trùng
Trong trường hợp khối u bị nhiễm trùng có thể gây ra các biểu hiện bất thường như sau:
- Khối u đau, nóng, đỏ
- Sưng nhanh chóng
- Sốt, khó chịu
- Khó nuốt hoặc khó thở tăng lên
Nang giáp lưỡi có nguy hiểm không?
Các chuyên gia y tế đều đồng ý rằng: 90-95% các trường hợp nang giáp lưỡi là lành tính, chỉ 1 - 2 % có nguy cơ diễn biến ác tính (chỉ xảy ra với nang giáp lưỡi ở người lớn) thành ung thư tuyến biểu mô tuyến giáp nhú (papillary thyroid carcinoma).
Một số yếu tố có thể gia tăng mức độ nguy hiểm cho bất thường này như sau:
- Vị trí: Nang ở gốc lưỡi có nguy cơ gây cản trở đường thở cao hơn
- Kích thước: Nang lớn có thể chèn ép các mô xung quanh
- Nhiễm trùng tái phát: Làm tăng nguy cơ nhiễm trùng lan rộng và áp xe
Do còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về các vấn đề sức khỏe trong tương lai nên mặc dù lành tính, các bác sĩ vẫn khuyến khích bệnh nhân thăm khám sớm để được điều trị phù hợp. Trong một vài trường hợp cụ thể, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật.

Hình ảnh nang giáp lưỡi trên máy CT, nếu nó lớn dần có thể đè ép lên các mô xung quanh
Biến chứng nếu không phẫu thuật kịp thời
Nếu tình trạng nang giáp lưỡi của bạn yêu cầu phẫu thuật nhưng không được xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
Biến chứng ngắn hạn:
- Vỡ nang giáp lưỡi, dịch rò ra ngoài, xuất hiện lỗ rò ở vùng cổ
- Nguy cơ nhiễm trùng cấp tính: Dẫn đến áp xe, viêm tổ chức lan tỏa vùng cổ
- Suy tuyến giáp
- Ung thư giáp lưỡi: Tiềm ẩn nguy cơ phát triển từ các tế bào bất thường trong nang

Một trong các biến chứng của bất thường này là suy giáp
Biến chứng sau phẫu thuật
Điều đáng nói là ngay cả sau khi phẫu thuật, bạn vẫn có nguy cơ gặp các biến chứng ở vùng đầu cổ như sau:
- Nhiễm trùng vết mổ: Chiếm khoảng 2-5% các trường hợp, cần phải dùng kháng sinh ngay
- Tụ máu: 1-2% trường hợp, đặc biệt khi phẫu thuật vùng gốc lưỡi, thường xảy ra vào ngày đầu tiên sau mổ.Trong trường hợp khối máu tụ to dễ khiến bệnh nhân ngạt thở, cần làm sạch lại vết mổ và cầm máu
- Tổn thương thần kinh: Bao gồm thần kinh hạ thiệt, thần kinh lưỡi - hầu, hoặc nhánh cổ của thần kinh mặt (1-3%)
- Tái phát sau mổ: Bệnh nhân lại xuất hiện u nang giáp lưỡi hoặc rò, dễ xảy ra nếu tay nghề bác sĩ kém không cắt thân xương móng, không lấy được toàn bộ khối u nang và đường rò
Phân biệt nang giáp móng và nang giáp lưỡi
Cùng xuất phát từ nguyên nhân sự phát triển bất thường của tuyến giáp nên không ít bệnh nhân tự hỏi hai loại nang này có gì giống và khác nhau. Để phân biệt hai loại nang này, mời bạn theo dõi bảng dưới đây:
Loại nang
|
Nang giáp lưỡi
|
Nang giáp móng
|
Nguyên nhân
|
Do sự tồn tại của mô tuyến giáp dọc theo đường di cư từ gốc lưỡi xuống cổ
|
Do sự tồn tại của mô tuyến giáp ở vị trí thấp hơn, nằm ở hoặc trong xương móng
|
Vị trí
|
Thường ở đường giữa cổ, phía trên xương móng, hoặc tại gốc lưỡi
|
Nằm trong xương móng hoặc ở vùng hạ mobile
|
Cấu trúc
|
Thường là nang chứa dịch, có thể chứa mô tuyến giáp hoạt động
|
Thường chứa mô tuyến giáp hoạt động, hiếm khi xuất hiện dưới dạng nang
|
Triệu chứng
|
Nang giáp lưỡi thường biểu hiện là khối u
|
Nang giáp móng có thể không có triệu chứng hoặc gây rối loạn tuyến giáp
|
Điều trị
|
Thường cần phẫu thuật cắt bỏ
|
Có thể cần bảo tồn nếu là mô tuyến giáp duy nhất
|
Nguy cơ ác tính
|
Thấp, nhưng nguy cơ cao hơn ở nang giáp lưỡi
|
Thấp
|
Chẩn đoán nang giáp lưỡi như thế nào?
Có nhiều phương pháp chẩn đoán bất thường về tuyến giáp - lưỡi khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung để chẩn đoán, bệnh nhân đều phải thăm khám lâm sàng để các bác sĩ khai thác các biểu hiện bất thường, khám họng, hỏi tiền sử bệnh lý và thực hiện các chỉ định như sau:
- Siêu âm cổ: Đây là phương pháp chẩn đoán đầu tiên để tìm kiếm hình ảnh nang giáp lưỡi, xác định tính chất nang, vị trí, kích thước,...
- CT scan: Nếu phát hiện hình ảnh nang giáp lưỡi bất thường, bệnh nhân có thể được gợi ý chụp CT để đánh giá mức độ lan rộng, vị trí và kích thước chính xác của nang.

Hình ảnh nang giáp lưỡi trên siêu âm
Tuỳ theo diễn biến của từng ca bệnh, các chỉ định tiếp theo có thể được đưa ra như:
- Chụp MRI cổ: Cung cấp hình ảnh chi tiết mô mềm ở tuyến giáp và lưỡi
- Xạ hình tuyến giáp: Xác định có hay không sự hiện diện của mô tuyến giáp trong nang và phát hiện các bất thường
- Chọc hút kim nhỏ (FNA): Lấy dịch để xét nghiệm tế bào học và sinh hóa để loại trừ nguy cơ ác tính của tế bào
Cách điều trị nang giáp lưỡi
Tùy theo tình trạng sức khỏe và diễn biến bệnh lý, các bác sĩ có thể điều trị nang giáp lưỡi cho bệnh nhân bằng các phương pháp sau:
Phẫu thuật/ Can thiệp ngoại khoa
- Phẫu thuật Sistrunk: Tiêu chuẩn vàng trong điều trị các nang ở khu vực này, phù hợp cho đa số các bệnh nhân. Bác sĩ sẽ cắt bỏ nang, ống giáp lưỡi và phần giữa của xương móng
- Tỷ lệ thành công: 90-95%
- Tỷ lệ tái phát: 2-5%
- Phẫu thuật nội soi: Áp dụng cho một số trường hợp
- Phẫu thuật nội soi qua miệng (TORS): Cho nang ở gốc lưỡi
- Phẫu thuật nội soi vùng cổ: Cho nang ở vị trí thấp
- Ưu điểm: Sẹo nhỏ hơn, thời gian hồi phục nhanh hơn
- Các đường tiếp cận phẫu thuật khác:
- Đường cổ: Thông thường cho nang ở vùng cổ
- Đường miệng: Cho nang ở gốc lưỡi
- Kết hợp: Cho nang lớn hoặc phức tạp

Phẫu thuật Sistrunk là cách hiệu quả nhất để điều trị loại nang này
Điều trị bảo tồn
Được chỉ định chủ yếu cho các trường hợp không thể phẫu thuật, chủ yếu là uống thuốc kháng sinh hoặc tiêm trực tiếp vào cơ thể bệnh nhân. Nó thường được chỉ định cho các ca nhiễm trùng cấp tính.
Ngoài ra, để hạn chế nguy cơ tái phát và kiểm soát tốt các nguy cơ liên quan, bệnh nhân cần thực hiện theo hướng dẫn sau sau khi phẫu thuật:
- Tái khám định kỳ: 3-6 tháng trong năm đầu, sau đó hàng năm
- Siêu âm kiểm tra để đánh giá bất thường nếu có
- Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
Có thể nói, nang giáp lưỡi tuy phổ biến và đa số là lành tính nhưng vẫn tiềm ẩn các biến chứng nghiêm trọng về mặt sức khỏe. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân có nang giáp ở tuyến giáp cổ nên đi khám để điều trị càng sớm càng tốt. Tuy nhiên bệnh không có biểu hiện rõ ràng, do đó hãy chủ động thăm khám để được nắm được các tình hình sức khoẻ.