Phẫu thuật nâng ngực bị biến chứng không?
Có. Mọi can thiệp ngoại khoa đều tồn tại tỷ lệ biến chứng nhất định, bao gồm cả phẫu thuật nâng ngực. Hiện nay với sự phát triển của công nghệ và các kỹ thuật y tế hiện đại, tỷ lệ bệnh nhân nâng ngực bị biến chứng ngày càng giảm, trung bình chỉ khoảng 1%.
Các vấn đề sức khỏe người bệnh có thể gặp sau phẫu thuật có thể kể đến như sua:
- Sẹo nâng ngực dày, gây mất thẩm mỹ như sẹo lồi, sẹo phì đại,....
- Mô sẹo co lại xung quanh túi ngực khiến mô vú cứng gây đau mãn tính và biến dạng đầu vú (bao xơ)
- Rò rỉ túi ngực hình thành các u hạt silicone
- Phát hiện các nếp nhăn hoặc nếp gấp trong túi ngực
- Túi độn bị xô lệch
- Nhiễm trùng vết mổ
- Gặp khó khăn khi cho con bú, giảm tiết sữa
- Không hài lòng với dáng ngực sau khi phẫu thuật
- Mất cảm giác ở núm vú
Mặc dù hiếm gặp nhưng vẫn không thể loại trừ hoàn toàn các biến chứng nâng ngực
Các trường hợp biến chứng sau nâng ngực thường gặp
Mặc dù tỷ lệ các chị em gặp phải các biến chứng sau khi “đại tu vòng 1” tại các Bệnh viện lớn là rất thấp nhưng không phải không có. Dưới đây là các biến chứng có thể xảy ra sau khi bạn quyết định phẫu thuật để có được vòng 1 ưng ý:
Bao xơ
Hầu hết mọi bệnh nhân đều gặp biến chứng bao xơ sau khi phẫu thuật nâng ngực. Điểm khác biệt chỉ nằm ở chỗ bạn bị co thắt bao xơ mức độ nào. Khi túi ngực được đặt vào cơ thể, các mô sẹo dạng sợi sẽ bao quanh túi độn tạo thành các bao xơ. Theo các chuyên gia tạo hình thẩm mỹ, co thắt bao xơ là một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vật thể lạ. Đồng thời, chúng có tác dụng cố định vị trí túi ngực trong tuyến vú.
Như vậy, ở góc độ nào đó, co thắt bao xơ được coi như là một trong những phản ứng tự nhiên của cơ thể. Nếu bạn bị co thắt bao xơ mức độ nhẹ thì bầu ngực vẫn mềm mại khi chạm vào. Tuy nhiên, ở một số chị em, tình trạng nâng ngực bị biến chứng này có thể khiến ngực bị cứng, núm vú biến dạng, dễ đau và đau nhiều khi sờ tay vào.
Trung bình cứ 1 - 2 năm sau khi nâng ngực, bạn sẽ phải đối mặt với vấn đề sức khoẻ này.
Bao xơ không phải bất thường hiếm gặp sau nâng ngực
Vỡ túi ngực
Đây được coi như một trong các biến chứng nâng ngực gây “ám ảnh” nhất đối với các phái đẹp. Có rất nhiều lý do có thể gặp tình trạng này, bao gồm chất lượng túi ngực, thời gian làm ngực,... Chỉ trừ trường hợp nâng ngực tự thân thì dù nâng ngực bằng túi silicon hay túi nước muối thì rủi ro này vẫn có thể xảy ra.
- Nếu túi ngực chứa nước muối bị vỡ thì dung dịch nước muối sẽ chảy ra từ từ. Chất dịch này khá lành tính nên không gây hại cho sức khoẻ. Chúng chỉ khiến túi độn bị xẹp xuống, bầu ngực hai bên không đều, ảnh hưởng đến ngoại hình của bạn. Đồng thời, bạn có thể dễ dàng nhận biết biến chứng sau nâng ngực này.
- Ngược lại, đối với rách túi ngực silicon thì gần như không có triệu chứng gì. Bạn buộc phải dùng đến các phương pháp hỗ trợ chẩn đoán như chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan),... để phát hiện. Khi túi chứa silicone bị vỡ, gel bên trong sẽ tràn ra ngoài mô xung quanh túi và gây kích ứng, hình thành sẹo,...
Nếu túi ngực bị vỡ, silicon sẽ từ từ chảy vào khoang ngực
Chảy máu trong
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể gặp phải biểu hiện này. Đôi khi. một số bệnh nhân đang nâng ngực cũng bị chảy máu rất nhiều hoặc chảy máu khó cầm. Hiện tượng này không cần quá lo lắng nếu máu ngừng chảy sau thời gian ngắn. Nhưng nếu vết thương cứ rỉ máu liên tục thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay.
Nhiễm trùng vú
Có 3 yếu tố mà nếu không kiểm soát tốt sẽ dẫn đến trường hợp nâng ngực bị biến chứng. Đó là tay nghề bác sĩ, điều kiện cơ sở vật chất và chăm sóc sau mổ. Ví dụ, nếu phòng mổ không đảm bảo điều kiện vô khuẩn hoặc bệnh nhân không chăm sóc đủ kỹ thì vết thương dễ bị các vi khuẩn, virus tấn công.
Đôi khi. chúng ta có thể phát hiện ra các biểu hiện nhiễm trùng sau 1 tuần hậu phẫu hoặc lâu hơn. Nếu tình trạng nhiễm trùng quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc lấy túi ngực ra.
Các mô bị nhiễm trùng sẽ từ từ sưng đỏ lên
Hoại tử da vú
Tình trạng này xảy ra khi da vú không được cung cấp đủ lượng máu vì có quá nhiều mô vú bị cắt bỏ. Đến khi da vú bị thiếu máu trong giai đoạn nhất định thì chúng sẽ khô lại, đóng vảy và xảy ra tình trạng hoại tử.
Bạn có thể quan sát và đến Bệnh viện ngay nếu nhận thấy:
- Lớp da chuyển sang màu xanh đậm hoặc đen
- Da đóng vảy, khô và có vết hở trên da
- Sốt cao
Sưng, đau nhức đầu ngực
Bạn có thể thường xuyên cảm thấy đau quanh khu vực phẫu thuật và quầng vú. Tình trạng này đi kèm với biểu hiện máu tụ, sưng tấy, bầm tím,... sẽ thuyên giảm sau vài ngày,
Bạn có thể cảm thấy sưng và đau nhức ở bầu ngực
Hai bầu ngực mất cân xứng
Nếu bạn chọn túi ngực quá to trong khi hai vú tự nhiên đã không đều nhau thì tỷ lệ cơ thể bạn có thể bị mất cân đối.
Bầm tím vết mổ
Trong khoảng 1 tuần sau khi đại phẫu, có thể bạn sẽ gặp tình trạng các nốt bầm, tím hiện lên quanh vết mổ. Điều này không được xem là biểu hiện của nâng ngực bị biến chứng vì nó sẽ tự hết sau vài ngày.
Sẹo nâng ngực
Đây là một trong số những điều không thể tránh khỏi . Chúng ta có thể bị sẹo dọc, sẹo lồi, sẹo phì đại sau can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên, với kỹ thuật y tế hiện đại ngày nay thì các bác sĩ luôn cố gắng giấu sẹo ở những dưới nách với kỹ thuật nâng ngực đường nách hay dưới bầu ngực với kỹ thuật nâng đường chân ngực. Đồng thời, nếu sau phẫu thuật, vết sẹo quá xấu thì chúng ta có thể sử dụng đến các phương pháp laser,... để điều trị kịp thời.
Các vết sẹo sẽ hình thành trên cơ thể sau nâng ngực
Bệnh mô liên kết
Nếu các mô liên kết, cấu tại từ collagen và elastin bị viêm thì bệnh nhân sẽ mắc bệnh này. Nguyên nhân gây bệnh đến từ túi ngực silicon và túi ngực nước muối.
U hạt silicon
Đây là hệ quả của tình trạng nâng ngực bị biến chứng, cụ thể là túi độn silicon bị vỡ. Lúc này, silicone từ túi ngực bị rò rỉ ra, bao quanh các mô vú tạo thành các cục u cứng bao quanh túi ngực.
Mô vú cứng
Đôi khi các mô sẹo hình thành xung quanh khu vực đặt túi khiến các mô vú khu vực này cứng lại.
Nếp nhăn hoặc gợn sóng ở túi ngực
Nếu bạn đặt túi ngực lần đầu thì rất dễ gặp tình trạng này. Theo thống kê có khoảng 10% bệnh nhân gặp tình trạng này. Lý giải là do các mô tuyến vú bao vọc và dính chặt lấy bề mặt túi ngực khiến hình thành các nếp gấp giống gợn sóng có thể nhìn thấy và cảm nhận được.
Các nếp nhăn xuất hiện sau khi nâng ngực (trái)
Túi ngực di chuyển
Đây không phải bất thường diễn ra ngay sau quá trình nâng ngực mà nó sẽ tiến triển theo thời gian. Túi độn sẽ dần rời khỏi vị trí ban đầu, lật ngược hoặc xoay xung quanh bánh xe làm biến dạng khuôn ngực. Nguyên nhân chủ yếu là do sai sót trong quá trình đặt túi ngực, chấn thương, va đập,...
Ảnh hưởng đến quá trình cho con bú
Tuy không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ nhưng những người mẹ đã trải qua nâng ngực có thể bị giảm lượng sữa đi đáng kể. Do đó, các bác sĩ thẩm mỹ khuyến cáo các chị em nên thực hiện phẫu thuật nâng ngực sau khi sinh hoặc đã cho con cai sữa.
Bạn có thể có ít sữa hơn để cho con bú
Ung thư hạch tế bào
Đây là bệnh K có liên quan đến cấy ghép vú (BIA - ALCL), không phải ung thư vú, chủ yếu liên quan đến mô sẹo và dịch bao quanh túi ngực, có thể di căn khắp cơ thể. Mặc dù đây là biến chứng sau nâng ngực hiếm xảy ra nhưng nó vẫn có thể di căn khắp cơ thể và đe dọa đến sức khoẻ tổng thể của người bệnh.
Các triệu chứng của bệnh ung thư BIA - ALCL là sưng tấy dai dẳng, có khối u hoặc đau ở vùng cấy ghép. Bệnh có thể xuất hiện nhiều năm sau khi đặt túi ngực, âm thầm và có biểu hiện hoặc không.
Bệnh cấy ghép vú (BII)
Có thể xảy ra với bất cứ bệnh nhân nào sau phẫu thuật. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, phát ban toàn thân, suy giảm trí nhớ, đau nhức xương khớp,.... Nếu có các triệu chứng kể trên, bạn nên nhanh chóng đến các Bệnh viện uy tín để được bác sĩ thăm khám và hỗ trợ y tế kịp thời.
Các biến chứng khi nâng ngực có thể gặp phải
Khi tìm hiểu để ra quyết định có đặt túi ngực hay không, bạn nên nắm chắc mọi trường hợp nâng ngực bị biến chứng để ra quyết định lựa chọn Bệnh viện uy tín.
Chảy máu nhiều khi phẫu thuật
Như đã dự đoán ở trên, đại phẫu nâng ngực là phương pháp ngoại khoa nên việc chảy máu, để lại sẹo là chắc chắn sẽ xảy ra. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ dự đoán trước bệnh nhân sẽ mất khối lượng máu nhất định và có phương pháp cầm máu phù hợp.
Nếu chảy quá nhiều máu, đây cũng được xếp vào biến chứng khi nâng ngực
Dị ứng thuốc gây mê
Mặc dù chỉ có 1 trên khoảng 1000 - 100.000 ca đặt túi ngực xảy ra nhưng trường hợp này không phải là không có. Bạn có thể phát hiện các triệu chứng bất thường như:
- Phát ban da
- Ngứa
- Sưng phù mặt, môi. lưỡi
- Sốc phản vệ….
Cục máu đông trong tĩnh mạch
Tụ máu hay xuất hiện các cục máu bầm được xếp vào một trong các biến chứng sau khi nâng ngực. Chúng có thể xuất hiện ngay sau phẫu thuật hoặc sau khi va chạm, xô xát để lại vết thương trên vú.
Triệu chứng bất thường báo hiệu tình trạng nâng ngực bị biến chứng
Trên thực tế, các chị em hoàn toàn có thể nhận biết tình trạng nâng ngực bị biến chứng qua những dấu hiệu dưới đây:
Vùng da quanh đầu vú sưng đỏ
Tất nhiên, hiện tượng sưng đỏ ở đầu vú sau phẫu thuật là bình thường. Nhưng nếu chúng không giảm nhẹ sau vài ngày mà có xu hướng trầm trọng hơn thì bạn nên đến Bệnh viện uy tín thăm khám để đề phòng rủi ro.
Bạn không nên chủ quan nếu đầu vú của mình bị sưng đỏ
Sưng tấy ở vú kéo dài không giảm
Trung bình, mọi cuộc phẫu thuật đều sẽ để lại tình trạng sưng tấy ở vết mổ. Tuy nhiên, bạn nên cảnh giác nếu sau 1 tuần tình trạng này không chấm dứt.
Cảm giác nóng ran ở vú
Điều này là do các dây thần kinh ở vú bị căng quá mức hậu phẫu. Bạn sẽ không cảm thấy nóng rát nữa sau 6 tháng. Nhưng lưu ý, đây cũng là một trong các dấu hiệu cảnh báo biến chứng rủi ro sau khi đặt túi ngực.
Làm thế nào để phòng tránh các biến chứng nâng ngực
Để phòng tránh các biến chứng sau khi nâng ngực, bạn cần lưu ý những điều sau:
Trước khi phẫu thuật:
- Chọn bác sĩ và cơ sở y tế uy tín: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu. Hãy tìm hiểu kỹ về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của bác sĩ, cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện.
- Khám sức khỏe tổng quát: Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm mà bác sĩ yêu cầu để đảm bảo sức khỏe ổn định trước khi phẫu thuật.
- Thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe: Chia sẻ với bác sĩ về các bệnh lý đang mắc phải, tiền sử dị ứng thuốc, các loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ có đánh giá toàn diện và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Tìm hiểu về các loại túi ngực: Có nhiều loại túi ngực khác nhau với các ưu nhược điểm riêng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại túi phù hợp nhất với cơ địa và mong muốn của bạn.
Hãy tìm hiểu kỹ càng trước khi nâng ngực
Trong và sau phẫu thuật:
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
- Chăm sóc vết mổ: Vệ sinh vết mổ sạch sẽ, đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Sử dụng thuốc theo đơn: Uống thuốc giảm đau, kháng sinh đúng liều, đúng thời gian theo đơn của bác sĩ.
- Tránh các hoạt động mạnh: Không nâng vật nặng, không tập thể dục quá sức trong thời gian đầu sau phẫu thuật.
- Đi khám kiểm tra định kỳ: Thực hiện khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình hình hồi phục và phát hiện sớm các bất thường nếu có.
Thấu hiểu về những lo lắng của các chị em khi làm đẹp, Trung tâm Thẩm mỹ Phương Đông cung cấp dịch vụ Nâng ngực All Inside với những ưu điểm nổi trội như:
- Trực tiếp thực hiện là đội ngũ BS đã có kinh nghiệm làm việc tại các Bệnh viện lớn và nhiều năm tu nghiệp tại nước ngoài như Ths.BS Nguyễn Thái Sơn với hơn 10 năm kinh nghiệm tạo hình thẩm mỹ, Ths, BS Trần Văn Sứng có hơn 15 năm kinh nghiệm, đã thực hiện hàng ngàn ca tạo hình thẩm mỹ,....
- Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại với máy nội soi Karl Stortz có chức năng phóng đại lên gấp hàng trăm lần, máy hút mỡ Vaser Lipo, hệ thống phòng mổ vô khuẩn một chiều,...
- Ứng dụng công nghệ không chạm, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với túi độn và khoang ngực, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu, để lại sẹo xấu
Ths. BS Nguyễn Thái Sơn tư vấn nâng ngực cho bệnh nhân
Có thể nói, nâng ngực bị biến chứng là một trong số những vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của chị em. Các vấn đề sức khoẻ có thể kể đến như nhiễm trùng, chảy máu, túi ngực bị rò rỉ, co thắt bao xơ, sẹo lồi, thậm chí là biến dạng ngực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thẩm mỹ của người thực hiện. Tuy nhiên, nếu quá trình này được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao và tại cơ sở y tế uy tín thì tỷ lệ gặp biến chứng có thể giảm xuống đáng kể.