Nạo VA: Quy trình nạo, hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa

Phương Loan

24-04-2025

goole news
16

Nạo VA là kỹ thuật trong điều trị viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần, có nguy cơ diễn biến nguy hiểm. Đây cũng là giải pháp loại bỏ triệt để tình trạng thở bằng miệng, ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ, giảm thính lực, nhiễm trùng tai giữa, viêm đường hô hấp,... giúp bệnh nhân sinh hoạt bình thường trở lại.

Nạo VA là gì?

Nạo VA là một trong những phương pháp được chỉ định trong điều trị viêm amidan. Kỹ thuật này có khả năng làm sạch các tổ chức viêm nhiễm, giảm ngừa viêm tai giữa, viêm họng, viêm xoang và chứng ngưng thở khi ngủ.

Nạo VA là phương pháp được chỉ định trong điều trị viêm amidan

Nạo VA là phương pháp được chỉ định trong điều trị viêm amidan

VA là tập hợp các tổ chức lympho đảm nhiệm chức năng miễn dịch ở họng. VA có thể hình thành các kháng thể tự nhiên, chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại cho hệ hô hấp.

Song có nhiều tác nhân gây hại xâm nhập cùng lúc, khiến VA suy yếu dẫn đến viêm nhiễm. Mức độ viêm VA được chia thành 4 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Viêm VA chiếm dưới 33% diện tích họng.
  • Giai đoạn 2: Viêm VA chiếm 33 - 66% diện tích họng.
  • Giai đoạn 3: Viêm VA chiếm 66 - 90 diện tích họng.
  • Giai đoạn 4: Viêm VA xâm chiếm toàn bộ diện tích họng, lan rộng sang hốc mũi.

Viêm VA gây loạt triệu chứng khó chịu như ngạt mũi lâu ngày không khỏi, khó thở, ngủ ngáy, đau rát họng. Giai đoạn nhẹ bệnh được điều trị bằng thuốc xịt mũi, rửa mũi bằng nước muối, thuốc kháng viêm.

Song chuyển giai đoạn nặng hoặc tái đi tái lại nhiều lần, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ dứt điểm ổ viêm nhiễm. Nạo VA là một trong những phương pháp được ứng dụng.

Khi nào cần nạo VA

Chỉ định nạo VA chỉ thực hiện đối với những trường hợp sau:

  • Viêm VA tái đi tái lại trên 5 lần/năm, không đáp ứng điều trị bằng thuốc.
  • Viêm VA quá phát, bệnh nhân nuốt vướng, ngưng thở khi ngủ, ngủ ngáy.
  • Viêm VA gây biến chứng tại chỗ như tổn thương niêm mạc họng, áp xe quanh amidan.
  • Viêm VA gây biến chứng như viêm phế quản, viêm họng, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm xoang,...
  • Nghi ngờ khối u vòm họng ác tính, tiến hành phẫu thuật sinh thiết.

Những trường hợp viêm VA được chỉ định thủ thuật nạo

Những trường hợp viêm VA được chỉ định thủ thuật nạo

Quy trình phẫu thuật VA

Quy trình nạo VA cần được diễn ra tại cơ sở y tế chuyên môn, thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa. Các bước cơ bản như sau:

  • Trước phẫu thuật bệnh nhân sẽ được thăm khám sức khỏe, kiểm tra tình trạng viêm nhiễm.
  • Quá trình nạo VA thường diễn ra trong vòng 30 phút, bắt đầu từ bước gây mê, phẫu thuật nội soi qua đường miệng, vệ sinh, sát khuẩn họng và theo dõi hậu phẫu.
  • Sau mổ bệnh nhân sẽ được theo dõi tại phòng chăm sóc trong 1 - 2 giờ, theo dõi sát sao các triệu chứng nôn mửa, sốt cao, chảy máu, hôn mê,...

Quy trình phẫu thuật loại bỏ vùng VA bị viêm nhiễm

Quy trình phẫu thuật loại bỏ vùng VA bị viêm nhiễm

Hiện nay phẫu thuật VA sử dụng công nghệ Plasma Plus, sử dụng loại dao thiết kế mỏng, dễ uốn cong trong điều kiện cổ họng hẹp. Kỹ thuật diễn ra tương đối nhẹ nhàng, không gây đau và khó chịu cho người bệnh.

Hướng dẫn chăm sóc mổ nạo VA

Để quá trình nạo VA diễn ra thuận lợi, nhanh chóng bệnh nhân nên chủ động chăm sóc sức khỏe trước phẫu thuật. Đồng thời chú ý chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hậu phẫu, tối ưu thời gian hồi phục.

Trước phẫu thuật

Trước phẫu thuật, bệnh nhân lưu ý các nguyên tắc sau:

  • Trong 7 - 10 ngày trước phẫu thuật, không tự ý sử dụng các loại thuốc chống viêm như ibuprofen, indomethacin, naproxen.
  • Khai báo với bác sĩ về loại thuốc đang sử dụng.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng quá mức trước phẫu thuật.
  • Tuân thủ chế độ dinh dưỡng trước phẫu thuật.
  • Có thể uống nước lọc trước 2 tiếng phẫu thuật.
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Sau phẫu thuật

Thông thường sau khi tan thuốc mê, bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu ở dạ dày, phản ứng nôn. Khi nôn có thể kèm dịch đặc màu nâu do có thể đã nuốt một ít máu trong quá trình phẫu thuật.

Bệnh nhân có thể đi học, đi làm lại sau phẫu thuật VA 2 - 3 ngày. Đồng thời lưu ý:

  • Không bịt miệng khi hắt hơi, không xì mũi trong 1 tuần sau hậu phẫu.
  • Hạn chế các hoạt động mạnh trong 2 tuần sau mổ.
  • Chủ động cách lý với các nguồn bệnh về hô hấp, tránh bị lây nhiễm từ người khác.

Những lưu ý chăm sóc hậu phẫu

Những lưu ý chăm sóc hậu phẫu

Nếu người bệnh khởi phát các triệu chứng sau, cần liên hệ hoặc trở lại bệnh viện ngay:

  • Trẻ sốt cao trên 39 độ C, không đáp ứng thuốc hạ sốt.
  • Buồn nôn, tình trạng nôn ngày một chuyển nặng.
  • Đau tăng nhiều.
  • Chảy máu nghiêm trọng, không cầm được máu.
  • Trẻ mất giọng kéo dài 24 giờ.

Nạo VA ngày càng được chỉ định rộng rãi, tránh tình trạng tái đi tái lại nhiều lần và những biến chứng không mong muốn. Đặc biệt ở nhóm đối tượng trẻ nhỏ, phụ huynh cần hết sức lưu tâm.

Biện pháp phòng ngừa

Phòng ngừa viêm VA và ngăn chặn viêm VA tái phát nhiều lần về cơ bản cần bắt đầu từ lối sống khoa học, có cách bảo vệ tai mũi họng hiệu quả. Dưới đây là một số gợi ý mà bạn nên tham khảo:

  • Luôn sử dụng khẩu trang khi ra đường, đặc biệt những nơi tập trung đông người, giảm các nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp.
  • Thực hiện vệ sinh tay đều đặn sau khi tiếp xúc với môi trường, người xung quanh, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Tạo môi trường sống sạch sẽ, đều đặn vệ sinh, giữ không gian thoáng mát giúp việc nghỉ ngơi thoải mái, an toàn hơn.
  • Vệ sinh mũi họng đều đặn với nước muối pha loãng, nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn, ngăn chặn các đợt tấn công của virus, vi khuẩn hoặc phản ứng dị ứng.
  • Đều đặn vận động thể dục thể thao hàng ngày, tăng cường chức năng trao đổi chất của cơ thể, củng cố sức đề kháng.
  • Định kỳ tiêm phòng, đặc biệt với trẻ nhỏ để xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh, chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Định kỳ khám sức khỏe 1 lần/năm, phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.

Gợi ý biện pháp phòng ngừa tác nhân tấn công VA

Gợi ý biện pháp phòng ngừa tác nhân tấn công VA

Nạo VA là một trong những phương pháp điều trị viêm VA được đánh giá cao, có thể loại bỏ triệt để các ổ viêm nhiễm. Song để an toàn hơn cả, bệnh nhân cần đăng ký tiến hành tại bệnh viện, được trực tiếp chẩn đoán và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

72

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám