Áp xe amidan - Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Trường Nguyễn

25-10-2023

goole news
16

Áp xe amidan Có nhiều nguyên nhân gây nênnhư nhiễm khuẩn, viêm amidan mạn tính,... Triệu chứng của bệnh cũng khá rõ ràng như đau họng, sưng viêm amidan,... Tại nội dung bài viết sau đây Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng áp xe quanh amidan đến các bạn.

Áp xe amidan là gì?

Đây là tình trạng amidan bị viêm nhiễm, sưng to chứa đầy dịch mủ bên trong. Tình trạng này xảy ra do viêm amidan kéo dài không điều trị hoặc biến chứng viêm họng do vi khuẩn liên cầu streptococcus gây nên.

Theo thống kê y tế, áp xe quanh amidan phổ biến nhất ở đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên, người có hệ miễn dịch, sức đề kháng suy yếu. Bệnh xảy ra nhiều vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi bất thường như trở lạnh đột ngột.

Để hạn chế tối đa các nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra người bệnh cần phải được phát hiện và điều trị kịp thời áp xe amidan.

 

Áp xe amidan còn được gọi là áp xe quanh amidan
Amidan bị áp xe còn được gọi là áp xe quanh amidan

Nguyên nhân gây ra áp xe amidan 

Nguyên nhân phổ biến hình thành bệnh là do viêm amidan cấp mủ không được điều trị dứt điểm.

Ngoài ra bệnh còn do một số nguyên nhân như: viêm amidan hốc mủ, viêm amidan mạn.

Bên cạnh đó người bị viêm amidan có thêm các yếu tố như bị bệnh bạch cầu đơn nhân, nhiễm trùng răng, nướu,… thì cũng có nguy cơ bị áp xe amidan.

Áp xe quanh amidan còn có thể xuất hiện do:

  • Tình trạng viêm amidan mãn tính tái đi tái lại nhiều lần.
  • Bệnh sỏi amidan.
  • Do bệnh lý về bạch cầu như bệnh bạch cầu Lymphocytic mãn tính, bạch cầu đơn nhân,…
  • Các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, viêm nướu, nhiễm trùng răng,…
  • Do tác nhân không lành mạnh từ môi trường và thói quen sinh hoạt.

Có nhiều nguyên nhân gây nên áp xe amidan
Có nhiều nguyên nhân gây nên amidan bị áp xe

Các triệu chứng của áp xe amidan thường gặp

Tùy theo nguyên nhân và mức độ viêm nhiễm mà các triệu chứng của áp xe amidan có thể thay đổi. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến khi bị áp xe quanh amidan:

  • Mạch nhanh, sốt cao từ 38 – 39 độ C.
  • Nước tiểu có màu sẫm hơn bình thường, tiểu ít.
  • Vùng họng đau, rát.
  • Đau họng lan lên tai.
  • Nổi hạch góc hàm.
  • Hôi miệng, há miệng khó khăn.
  • Lưỡi trắng, môi khô, mệt mỏi.
  • Giọng nói thay đổi do eo họng bị thu hẹp, amidan sưng to.
  • Đau họng, khó nuốt.
  • Kích thích kích thước của hạt amidan, gây ra cảm giác như có vật nằm trong cổ họng và kích thích ho.
  • Thường đi kèm với sự sưng tuyến cổ.
  • Tích tụ mủ hoặc mảng mủ trên bề mặt của hạt amidan.

Các triệu chứng của áp xe quanh amidan thường gặp
Các triệu chứng của áp xe quanh amidan thường gặp

Áp xe amidan có nguy hiểm không?

Người bị bệnh phát hiện kịp thời bệnh vào giai đoạn bị viêm tấy có thể điều trị đơn giản và dễ dàng. Ngược lại nếu áp xe quanh amidan không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mức độ sưng viêm lan rộng dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm tắc xoang hang, áp xe thành bên họng, phù nề thanh quản, tổn thương thành động mạch cảnh trong,... Nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tử vong.

Áp xe quanh amidan không điều trị hiệu quả sau thời gian dài có thể tự vỡ khiến các ổ dịch mủ nằm lại thành họng. Có thể kể đến một số biến chứng nguy hiểm do áp xe quanh amidan như:

Phổi bị nhiễm trùng

Amidan là bộ phận thuộc hệ thống hô hấp, khi amidan bị nhiễm trùng thì khả năng liên đới đến các khu vực khác như họng, thanh quản và lá phổi là rất cao. Phổi nhiễm trùng gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hô hấp của người bệnh. Ngoài phổi, nhiễm trùng từ áp xe quanh amidan có thể lan sang cổ họng, miệng, cổ và ngực.

Các biến chứng nguy hiểm do áp xe amidan
Các biến chứng nguy hiểm do áp xe quanh amidan

Tắc nghẽn cổ họng

Đây là biến chứng khá nghiêm trọng của áp xe quanh amidan. Các khối áp xe có kích thước ngày càng lớn khiến không gian cổ họng chật hẹp hơn. Điều này cản trở quá trình nuốt đồ uống, thức ăn và hô hấp. Hệ quả dẫn đến sức khỏe bệnh nhân giảm sút, mệt mỏi, uể oải.

Vỡ áp xe

Vỡ áp xe hiến lớp niêm mạc amidan bị rách, chảy máu và chảy mủ. Biến chứng này khiến vùng mô tại cổ họng bị ảnh hưởng, việc điều trị trở khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn.

Cách chẩn đoán áp xe amidan chính xác

Để chẩn đoán chính xác người bệnh nên đến thăm khám tại các phòng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng. Tại đây bệnh nhân sẽ được trích mủ ở ổ áp xe, làm xét nghiệm vi sinh chất nhầy họng tìm ra vi khuẩn gây bệnh. Từ kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ lên phác đồ kháng sinh nhằm điều trị áp xe amidan hiệu quả nhất.

Để chẩn đoán tình trạng áp xe quanh amidan, bác sĩ thường tiến hành các biện pháp sau đây:

  • Kiểm tra triệu chứng: Bác sĩ quan sát các dấu hiệu lâm sàng dễ nhận biết là các ổ áp xe sưng tấy.
  • Chụp cắt lớp CT hoặc MRI: Bác sĩ yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm chụp CT hoặc MRI hình ảnh áp xe quanh amidan.
  • Kiểm tra mẫu dịch áp xe hoặc xét nghiệm máu nhằm xác định nguyên nhân gây ra áp xe có liên quan đến nhiễm trùng hay không. Bác sĩ sẽ tiến hành chọc vào ổ áp xe để thu lấy mẫu dịch sau đó chuyển đến phòng thí nghiệm phân tích.

Điều trị áp xe amidan hiệu quả

Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tùy vào tình trạng bệnh lý cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Hiện nay, có các phương pháp điều trị áp xe quanh amidan phổ biến như:

Các bài thuốc dân gian

Các bài thuốc dân gian phù hợp với bệnh nhân mắc áp xe quanh amidan nhẹ. Có thể kể đến như:

  • Dùng lá húng chanh hấp với đường phèn ngậm và nuốt từ từ 2-3 lần trong ngày.
  • Ngâm gừng với mật ong hoặc pha trà vừa ngậm vừa uống hàng ngày.
  • Xay nhuyễn rau diếp cá với nước vo gạo, nấu sôi, uống đều đặn hàng ngày.

Các phương pháp điều trị áp xe quanh amidan hiệu quả
Các phương pháp điều trị áp xe quanh amidan hiệu quả

Tây y trị áp xe amidan

Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp Tây y sau đây:

  • Dùng thuốc kháng sinh: Phần lớn áp xe quanh amidan liên quan đến vi khuẩn nên người bệnh cần điều trị bằng thuốc kháng sinh, dược phẩm kháng sinh như amoxicillin, clarithromycin,...
  • Dùng thuốc giảm đau đường uống: Người bệnh đau nhức và viêm sưng nghiêm trọng có thể sử dụng thuốc giảm đau đường uống như: naproxen, ibuprofen,… 
  • Dẫn lưu dịch mủ bên trong ổ áp xe: Trường hợp áp xe sưng nặng gây tắc nghẽn cổ họng, bác sĩ sẽ dùng biện pháp dẫn lưu dịch mủ. Đầu tiên bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên amidan, sau đó hút các dịch mủ bằng ống xi lanh để hút ra ngoài.
  • Cắt bỏ amidan: Trường hợp bệnh mãn tính, có nguy cơ tái phát cao, bác sĩ sẽ đề xuất phương án cắt bỏ amidan. Người bệnh có thể chọn phương pháp phẫu thuật bằng dao mổ và thiết bị hỗ trợ hoặc cắt amidan bằng sóng cao tần công nghệ cao.

Bài thuốc Đông y

Người bệnh bị áp xe amidan có thể cân nhắc các bài thuốc Đông y dưới đây:

  • Bài thuốc Đông y với ngân hoa, huyền sâm: Dùng bối mẫu, kinh giới, ngân hoa, huyền sâm, bạch cương tằm, cam thảo, liên kiều, tang bì sắc với nước uống hàng ngày.
  • Bài thuốc Đông y từ quất hồng bì: Dùng Quất hồng bì, tân chỉ, phật thủ, kha tử, cương tàm, sơn trà sắc nước uống hàng ngày giúp giảm viêm, giảm nhiễm trùng, viêm họng vi khuẩn liên cầu mãn tính.

Các phương pháp điều trị áp xe quanh amidan hiệu quả
Các phương pháp điều trị áp xe quanh amidan hiệu quả

Áp xe amidan có phòng ngừa được không?

Bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu chúng ta áp dụng lối sống lành mạnh cùng các biện pháp sau đây: 

  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tai mũi họng, nhất là vào lúc thay đổi thời tiết, thời điểm giao mùa. Sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ như: nước muối sinh lý, nước súc miệng,… để bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp tốt hơn.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc khi đến những nơi đông người. Khẩu trang giúp ngăn ngừa khói bụi cũng như các loại vi khuẩn trong không khí. Bạn nên mang theo các loại nước rửa tay, nước sát khuẩn để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn, virus qua đường hô hấp.
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao nhằm nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể. Bổ sung dinh dưỡng, có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, luyện tập, làm việc khoa học.

Kết luận:

Áp xe amidan hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm, đơn giản, dễ dàng, không gây các biến chứng nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì vậy người bệnh và cộng đồng cần chú ý, nắm bắt những biểu hiện, triệu chứng của bệnh nhằm phát hiện và điều trị sớm nhất. Ngoài ra để phòng ngừa áp xe quanh amidan và các bệnh lý khác, các bạn cần áp dụng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, tập luyện và làm việc khoa học, sống lành mạnh nhằm nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng.

1,586

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám