Viêm VA là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm mũi xoang, biến dạng khuôn mặt,... Bệnh có thể tự khỏi trong 7 - 10 ngày nhưng nếu kéo dài lâu hơn hoặc bệnh tái đi tái lại nhiều lần trong năm, bé có thể được chỉ định nạo VA để chữa trị dứt điểm. Trong trường hợp được chỉ định thực hiện, vậy nạo VA cho bé ở đâu tốt nhất?
Khi nào bệnh nhân được chỉ định nạo VA?
Trước khi giải đáp chi tiết về “nạo VA cho bé ở đâu tốt nhất”, các bậc phụ huynh phải nắm được các thông tin quan trọng về nạo VA. Không phải bệnh nhân nào bị viêm VA cũng phải nạo VA. Người mắc bệnh viêm VA cấp tính thường sẽ được điều trị bằng thuốc kháng viêm, kháng sinh toàn thân và dùng nước muối sinh lý đều đặn trước.
Chỉ định nạo VA chỉ được đưa ra khi tình trạng bệnh viêm VA của bệnh nhân đã diễn biến đến giai đoạn mạn tính, tức tái phát trên 5 lần/ nằm hoặc thuộc trong một số các trường hợp như sau:
- Điều trị bằng thuốc nhưng không hiệu quả
- Gặp biến chứng do viêm VA như viêm tai giữa, viêm đường hô hấp, viêm sưng hạch,... và biến chứng xa như viêm khớp hay viêm cầu thận cấp
- VA phì đại khiến bệnh nhân ngạt mũi lâu ngày, khó nuốt, khó nói, ngưng thở khi ngủ,...
Nạo VA cho bé ở đâu tốt nhất?
Dưới đây là những bệnh viện uy tín, chuyên sâu trong điều trị viêm VA và thực hiện nạo VA an toàn cho bé:
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Nếu bạn đang tự hỏi “nạo VA cho bé ở đâu tốt nhất” thì có thể tham khảo Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Đây là bệnh viện 5 sao sở hữu cơ sở khang trang, đạt chuẩn quốc tế. Bệnh viện xanh sạch, phòng bệnh hiện đại, tiện nghi tạo cảm giác thoải mái cho bệnh nhân và gia đình.
Về kỹ thuật, bệnh viện áp dụng kỹ thuật nạo VA bằng dao plasma với nhiều điểm cộng như:
- Hạn chế đáng kể tổn thương mô xung quanh, chảy máu do dao plasma có năng lượng thấp chỉ từ 70 - 140 độ C thay vì 200 - 300 độ C như dao điện thông thường
- Tiết kiệm thời gian và công sức cho bệnh nhân và gia đình, phẫu thuật chỉ mất 15 - 20 phút
- Độ an toàn cao, tỷ lệ xảy ra biến chứng rất thấp
- Hạn chế tối đa xâm lấn, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường sau thủ thuật
- Rút ngắn thời gian hồi phục
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Xem thêm: Cắt Amidan/VA tặng dao Plasma tại Bệnh viện Phương Đông

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Bệnh viện Tai mũi họng TW
Đây là bệnh viện chuyên khoa hàng đầu về Tai - Mũi - Họng tại Việt Nam. Ở đây quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao trong lĩnh vực điều trị và phẫu thuật VA cho cả người lớn và trẻ em. Hệ thống trang thiết bị hiện đại đầy đủ, đáp ứng nhiều nhu cầu khám chữa bệnh và thực hiện cả các kỹ thuật mới trong nạo VA như nạo VA bằng Coblation, nạo VA bằng plasma,... giúp người bệnh an tâm, thoải mái và nâng cao hiệu quả điều trị khi đi thăm khám.
Tuy nhiên, đây là một trong số các bệnh viện tuyến TW nên sẽ rất đông bệnh nhân. Nếu có ý định đến thăm khám, bạn nên đến sớm để xếp hàng đặt sổ và nên đi taxi để tiết kiệm thời gian.
Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Tai mũi họng TW
Bệnh viện Nhi TW
Đây là địa chỉ được khá nhiều cha mẹ quan tâm khi tìm hiểu về “nạo VA cho bé ở đâu tốt nhất”. Bệnh viện Nhi TW là bệnh viện chuyên khoa nhi lớn nhất cả nước, có đội ngũ bác sĩ chuyên sâu về Tai - Mũi - Họng nhi.
Kết hợp với cơ sở vật chất của bệnh viện tuyến đầu, bệnh nhi sau thăm khám sẽ không còn gặp phải các triệu chứng bất tiện trong sinh hoạt như nghẹt mũi, ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, ngừng thở khi ngủ,...
Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội

Bệnh viện Nhi TW
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng là một trong số các địa chỉ nạo VA cho bé đáng tin cậy. Bệnh viện có trang bị các thiết bị y tế hiện đại, đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn và hiệu quả. Phòng mổ vô trùng, phòng hồi sức được trang bị đầy đủ để đáp ứng mọi tình huống.
Ngoài ra, quy trình khám chữa bệnh rõ ràng, khoa học, giúp bệnh nhân và người nhà dễ dàng tiếp cận và an tâm trong quá trình khám, chữa bệnh.
Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Bệnh viện TW Quân đội 108
Ngoài các địa chỉ kể trên, cha mẹ cũng có thể đưa con bị viêm VA đến điều trị tại Bệnh viện TW Quân đội 108. Khoa có hệ thống trang thiết bị thăm khám hiện đại và đã áp dụng thành công các cuộc phẫu thuật có độ khó cao như nạo VA bằng Microdebrider, cắt amidan và nạo VA bằng Coblator, phẫu thuật chỉnh hình màn hầu lưỡi gà (UPPP),.....
Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bệnh viện TW quân đội 108
Lưu ý dành cho cha mẹ trước và sau khi đưa con đi nạo VA
Nạo VA là một tiểu phẫu phổ biến nhưng cha mẹ vẫn cần chuẩn bị kỹ lưỡng theo hướng dẫn sau để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Trước khi nạo VA
Bạn phải đảm bảo bé có trạng thái tốt nhất khi phẫu thuật. Hãy chăm sóc bé cẩn thận, hajn chế để trẻ bị sốt, viêm nhiễm cấp tính (cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản...) trong ít nhất 1-2 tuần trước nạo VA. Nếu trẻ đang mắc bệnh, cần điều trị khỏi hẳn trước khi tiến hành. Nếu bé có các bệnh lý nền như tim mạch, dị ứng thuốc,... thì cha mẹ cần chủ động báo trước với bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp.
Ngoài ra, bạn nên trao đổi trước với con về thủ thuật, động viên tinh thần để con không quá lo lắng hoặc căng thẳng trước phẫu thuật. Đặc biệt, về chế độ ăn uống vào trước ngày phẫu thuật, cha mẹ phải chú ý:
- Trước 6 giờ: Không cho trẻ ăn uống bất kỳ thứ gì (nhịn ăn để tránh trào ngược khi gây mê).
- Trước 2 giờ: Không cho trẻ uống nước, sữa hoặc bất kỳ loại đồ uống nào.
Xem thêm: Chăm sóc trẻ sau khi cắt Amidan và nạo VA như thế nào?

Bạn hãy cho bé đi khám trước khi thục hiện nạo VA để được bác sĩ hướng dẫn chuẩn bị trước phẫu thuật đúng cách
Sau khi nạo VA
Bạn cần theo sát bé trong 1 ngày đầu. Mặc dù trẻ có thể tỉnh ngay sau phẫu thuật nhưng vẫn cần ở lại bệnh viện ít nhất 6-12 giờ để theo dõi. Các triệu chứng bình thường sau khi thực hiện thủ thuật bao gòm:
- Ho nhẹ, đau họng, khàn tiếng.
- Khạc ra ít dịch lẫn máu hồng nhạt (không chảy máu ồ ạt).
- Sốt nhẹ dưới 38,5°C trong 1-2 ngày đầu.
Về chế độ ăn uống sau khi thực hiện thủ thuật, cha mẹ cần chú ý các điểm quan trọng như sau:
- 3 ngày đầu: Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, nguội như cháo, súp, sữa, sinh tố…
- Hạn chế: Đồ cứng, nóng, cay, chua, nước có ga vì có thể gây kích ứng vết thương.
- Tăng cường: Uống nhiều nước, ăn thực phẩm giàu vitamin (rau xanh, trái cây mềm) giúp nhanh lành vết thương.
Bên cạnh đó, gia đình không nên cho bé súc miệng bằng nước muối ngay lập tức vì có thể kích thích chảy máu. Kể từ ngày thứ 3 sau phẫu thuật trở đi, bạn có thể cho bé súc miệng nhẹ nhàng bình thường. Đồng thời, tuyệt đối không cho con chạy nhảy, la hét hoặc để bé khóc quá nhiều trong ít nhất 1 tuần đầu để tránh chảy máu vết thương. Bất cứ các triệu chứng nào bất thường bạn nên đưa bé đến tái khám theo lịch hẹn với bác sĩ ngay để kiểm tra tiến độ hồi phục.
Có thể nói, bài viết trên đã giải đáp chi tiết “nạo VA cho bé ở đâu tốt nhất”. Mặc dù nạo VA là phương pháp điều trị hiệu quả giúp trẻ cải thiện tình trạng viêm VA tái phát, giảm nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên, cha mẹ cần chuẩn bị tốt trước khi phẫu thuật và chăm sóc cẩn thận sau khi nạo VA để giúp trẻ phục hồi nhanh chóng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và xử lý kịp thời.