Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất của trẻ trong giai đoạn 6 tháng đầu đời. Vì vậy nhiều mẹ thường dự trữ nguồn sữa quý giá này cho bé trong ngăn đá tủ lạnh để dùng dần. Vậy để biết có nên trữ đông sữa mẹ không cùng theo dõi trong bài viết này tìm được đáp án các mẹ nhé.
Có nên trữ đông sữa mẹ không?
Hiện nay, có rất nhiều bà mẹ thường vắt sữa ra để vào bình hoặc túi trữ sữa , để dành cho con bú. Việc trữ đông là một phương pháp cứu cánh đối với các mẹ khi hết thời gian nghỉ thai sản không có thời gian cho con bú trực tiếp thường xuyên.
Ở phương pháp này có ưu điểm góp phần kích thích tiết sữa nhiều hơn và thuận tiện cho bé bú ngay cả khi mẹ không ở gần. Bên cạnh những ưu điểm, việc trữ đông sữa mẹ có thể tổn hại cho sức khỏe của con nếu mẹ không biết cách bảo quản sữa mẹ đã vắt ra.
Tủ đông trữ sữa mẹ với các túi bảo quản sữa mẹ
Cách trữ đông sữa mẹ và thời gian bảo quản
Trước khi vắt sữa để trữ đông, cần đảm bảo tay được rửa sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Bạn có thể vắt sữa bằng tay, sử dụng máy bơm tay hoặc máy vắt sữa điện. Hãy chọn bình hoặc túi chuyên dụng để trữ đông sữa mẹ, tránh sử dụng các chai dùng một lần hoặc túi nhựa thông thường.
Thời gian bảo quản sữa mẹ:
- Ở nhiệt độ phòng: Có thể bảo quản sữa mẹ trong tối đa 4 giờ.
- Trong tủ lạnh: Bảo quản sữa mẹ tối đa 4 ngày.
- Trong tủ đông: Tốt nhất là bảo quản trong vòng 6 tháng, nhưng có thể kéo dài đến 12 tháng nếu cần.
Sau khi vắt sữa, hãy dán nhãn lên mỗi bình hoặc túi đựng, ghi rõ ngày vắt sữa. Nếu ở cơ sở y tế, cần ghi thêm tên bé vào nhãn. Sữa nên được đặt ở vị trí mát nhất trong tủ lạnh, thường là phía sau cùng, hoặc trong tủ đông. Nếu không có sẵn tủ lạnh hoặc tủ đông, có thể sử dụng các vật dụng cách nhiệt để trữ đông sữa mẹ tạm thời khi đi du lịch. Mỗi bình trữ nên chứa lượng sữa đủ cho một lần bú, khoảng 59-118ml, và điều chỉnh tùy theo nhu cầu của bé để tránh lãng phí. Sữa mới vắt có thể được thêm vào sữa đã làm lạnh hoặc đông trước đó trong cùng ngày, nhưng phải đảm bảo sữa mới vắt được làm lạnh hoàn toàn trước khi thêm.
Việc bảo quản sữa mẹ an toàn phụ thuộc vào phương pháp bảo quản, thể tích sữa, nhiệt độ môi trường, và độ sạch của dụng cụ. Đông lạnh có thể giữ sữa mẹ an toàn trong thời gian dài, nhưng tuân thủ các hướng dẫn về thời hạn và cách trữ đông là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng sữa tốt nhất cho bé yêu.
Bình trữ sữa Fatz dung tích 150ml
Phương pháp rã đông và hâm nóng sữa mẹ
Tương tự như việc bảo quản sữa mẹ, cách hâm nóng sữa mẹ sau khi rã đông hoặc cũng có nhiều điều cần lưu ý để đảm bảo chất lượng sữa cho bé bú. Sau đây là các phương pháp hâm sữa mẹ để tủ lạnh an toàn mà bạn có thể tham khảo:
Hâm sữa mẹ bằng nước ấm
Mặc dù hâm nóng sữa mẹ không phải là bắt buộc vì bạn vẫn có thể cho con bú sữa mẹ ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, một số trẻ thường có xu hướng thích bú sữa ấm nên bạn vẫn cần phải biết cách hâm sữa như thế nào là an toàn và đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Hơn nữa, khi sữa mẹ được bảo quản trong tủ lạnh hoặc đông lạnh, các chất béo trong sữa thường có bị tách ra. Do đó, việc hâm nóng chính là cách giúp sữa mẹ được hòa trộn và trở lại kết cấu như ban đầu.
Bước 1: Lắc đều sữa mẹ:
- Trước khi hâm nóng, hãy lắc đều túi hoặc hộp sữa mẹ để lớp váng dầu và lớp sữa béo hoà trộn với nhau. Điều này giúp đảm bảo sữa có hỗn hợp đồng đều và dinh dưỡng.
Bước 2: Hâm nóng sữa mẹ:
- Đặt bình sữa vào một tô chứa nước ấm, với nhiệt độ từ 37 độ C đến dưới 40 độ C.
- Lưu ý không sử dụng nước quá nóng vì có thể làm mất chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Tương tự, nước quá lạnh sẽ làm sữa lâu tan và không đủ ấm cho bé bú.
Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ:
- Sau khi hâm nóng, hãy kiểm tra nhiệt độ sữa bằng cách nhỏ vài giọt lên cổ tay hoặc mu bàn tay. Nếu sữa đã đủ ấm, bạn có thể cho bé sử dụng mà không cần đợi thêm.
Ngâm sữa mẹ trong nước ấm là cách làm quen thuộc
Sử dụng máy hâm sữa
Nếu bạn muốn sử dụng công nghệ hiện đại để hâm nóng sữa mẹ, máy hâm sữa là sự lựa chọn tuyệt vời. Dưới đây là cách sử dụng máy hâm sữa Fatzbaby, một trong những sản phẩm được ưa chuộng hiện nay:
Bước 1: Chuẩn bị bình sữa:
- Kiểm tra bình chứa, khay chứa của máy hâm sữa có sạch sẽ không, đảm bảo chưa cắm điện. Đặt bình sữa vào khay chứa của máy hâm sữa Fatzbaby.
Bước 2: Đổ nước:
- Đổ nước sạch vào khay chứa đến mức quy định theo yêu cầu của máy để có thể làm nóng bình sữa một cách nhanh chóng.
Bước 3: Chọn chế độ:
- Chọn chế độ hâm nóng phù hợp trên máy: 35 – 45 độ C đối với sữa cho bé uống luôn, 45 - 75 độ C khi sữa hay thức ăn đã được để trong ngăn mát của tủ và 75 - 85 độ C khi hâm đồ ăn ở ngăn đá, ngăn lạnh.
Bước 4: Hâm nóng và sử dụng:
- Máy thường có chế độ tự ngắt điện sau khi hoàn thành quá trình hâm nóng. Bạn có thể nhanh chóng lấy sữa ra và cho bé sử dụng ngay tại thời điểm đó mà không lo bị bỏng.
Dòng máy hâm sữa & tiệt trùng Mono 7 nhà Fatzbaby
Với các dòng sản phẩm đa dạng và giá cả phải chăng, máy hâm sữa Fatzbaby là lựa chọn phù hợp cho các bậc phụ huynh. Đảm bảo bạn tuân thủ các hướng dẫn và lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của gia đình mình. Đặc biệt, tại hội thảo thai sản tháng 5 này của BVĐK Phương Đông, Fatzbaby hân hạnh tài trợ Nhiệt kế hồng ngoại không tiếp xúc Prompt 4, máy hút sữa điện đôi rảnh tay TwinFree, máy đun nước và hâm nước pha sữa điện tử Quick 12,….
Xin chân thành cảm ơn nhãn hàng Fatzbaby đã đồng hành cùng Phương Đông trong các sự kiện hội thảo thai sản. Hy vọng, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ có nhiều cơ hội đồng hành cùng Quý nhà tài trợ trong chặng đường sắp tới! Tham khảo thêm các sản phẩm khác của tại website: https://fatzbaby.vn/
Như vậy, với những thông tin chia sẻ ở trên, ba mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi “Có nên trữ đông sữa mẹ hay không?”. Sữa ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ, do đó, ba mẹ cần chú ý hâm sữa đúng cách và phù hợp để đảm bảo an toàn và dinh dưỡng cho bé yêu của mình.
Để nhận thêm tư vấn và các kiến thức nuôi con khoa học theo độ tuổi, ba mẹ theo dõi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hoặc liên hệ 19001806 (miễn phí).