Ngủ dậy đắng miệng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe như trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược dịch mật, nhiễm trùng, suy giảm chức năng gan,... Bệnh nhân cần chủ động tìm kiếm nguyên nhân, khắc phục sớm lấy lại trạng thái sức khỏe tốt và tự tin giao tiếp.
Ngủ dậy đắng miệng do đâu?
Ngủ dậy đắng miệng hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, một số yếu tố nguy cơ không liên quan đến bệnh lý thường được chẩn đoán bao gồm:
- Vệ sinh răng miệng kém, không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây hại. Bệnh nhân tạo cơ hội cho các bệnh lý về răng phát triển như viêm nướu, nhiễm trùng, sâu răng,...
- Hội chứng miệng bỏng rát khiến người bệnh có cảm giác như ăn ớt cay, hơi thở có mùi, miệng đắng. Tùy vào tình trạng, bệnh có thể phát triển cấp tính hoặc kéo dài thành mạn tính.
- Mang thai trong 3 tháng đầu thường khiến bà bầu bị đắng miệng, miệng luôn có vị kim loại. Nguyên nhân này được xác định do nội tiết tố thay đổi, tác động đến các giác quan khiến bệnh nhân khó chịu với các thực phẩm có mùi.
- Mãn kinh khiến nồng độ estrogen ở nữ giới sụt giảm, hình thành tình trạng miệng bỏng rát, khô miệng hoặc miệng đắng sau khi ngủ dậy.
- Căng thẳng, lo lắng quá mức trong thời gian dài khiến cơ thể sản sinh các phản ứng kích thích. Tình trạng này khiến miệng bạn dễ thay đổi vị giác, khiến miệng khô và đắng hơn.
- Khô miệng xảy ra khi tuyến nước bọt không sản xuất đủ lượng nước bọt cần thiết để làm ẩm khoang miệng, tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây hôi miệng.
- Tác dụng phụ của thuốc điều trị tim mạch, kháng sinh, lithium, vitamin chứa kẽm, sắt, đồng,... có thể làm thay đổi vị giác người bệnh.
- Điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị khiến cơ thể bệnh nhân suy nhược, rối loạn vị giác. Việc ăn uống trở nên khó khăn, thường cảm thấy vị đắng và kim loại trong miệng.
- Cơ thể không được bổ sung đủ vitamin làm giảm chức năng điều hòa hoạt động của các cơ quan, dẫn đến hiện tượng đắng miệng sau khi ngủ dậy.
- Hút thuốc lá từ lâu đã được cảnh báo gây tác động xấu lên sức khỏe, trước tiên ảnh hưởng đến mùi vị, miệng bị đắng, về lâu dài gây hệ quả viêm phổi, ung thư.
- Lão hóa theo tiến trình tự nhiên của con người kéo theo các cơ quan suy yếu chức năng. Đây cũng là lý do người cao tuổi thường bị đắng miệng hơn người trẻ.

Yếu tố nguy cơ khiến ngủ dậy đắng miệng
Sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì?
Ngủ dậy hay bị đắng miệng về hình thành do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, ảnh hưởng tác dụng phụ từ thuốc, hóa hoặc xạ trị ung thư. Song đây cũng có thể là tín hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm, cần chủ động thăm khám y tế trong thời gian sớm.
Cụ thể:
Trào ngược dạ dày thực quản
|
Đây là bệnh lý thường gặp nhất ở người miệng đắng sau khi ngủ dậy. Bệnh xảy ra khi cơ vòng đỉnh dạ dày bị suy yếu, axit dịch vị dễ dàng trào ngược lên thực quản gây các triệu chứng khó chịu như hơi thở có mùi, đắng miệng, bỏng rát bụng,...
|
Tổn thương dây thần kinh
|
Vị giác có sự liên kết chặt chẽ với các dây thần kinh não bộ. Khi cơ quan này bị tổn thương, ảnh hưởng có thể dẫn đến vị giác thay đổi, khiến miệng bị đắng.
|
Trào ngược dịch mật
|
Dịch mật được sản xuất chính bởi gan và túi mật, đảm nhiệm chức năng tiêu hóa lipid, đào thải tế bào hồng cầu đã chết.
Trào ngược dịch mật thường xảy ra khi vách ngăn giữa dạ dày và ruột non bị tổn thương, tạo điều kiện cho dịch mật trào ngược lên thực quản.
Khi này miệng bệnh nhân sẽ có cảm giác đắng kèm tình trạng ợ chua, ợ nóng, nôn ra chất lỏng xanh vàng, ho khan,...
|
Suy giảm chức năng gan
|
Một số bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ,... có thể làm gián đoạn quá trình chuyển hóa dịch mật. Lượng dịch mật tiết ra giảm, không đáp ứng đủ nhu cầu tham gia chuyển hóa thức ăn, dẫn đến cảm giác khó tiêu và đắng miệng.
|
Rối loạn tiêu hóa
|
Rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài có thể khiến bệnh nhân bị đắng miệng sau khi ngủ dậy, miệng luôn có vị kim loại hoặc hơi thở có mùi hôi.
|
Nhiễm trùng
|
Nhiễm trùng, rối loạn hệ miễn dịch, mắc các bệnh mạn tính kích thích cơ thể sản sinh lượng lớn protein TNF gây đắng miệng.
|
Nấm miệng
|
Nhiễm trùng nấm men tương đối dễ nhận biết, người bệnh xuất hiện các đốm, vết trắng ở lưỡi, khoang miệng, cổ họng. Kèm theo đó là cảm giác miệng đắng, khó chịu, ăn uống không còn ngon miệng.
|
Về cơ bản ngủ dậy đắng miệng hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể nguy hiểm hoặc không. Bệnh nhân trong thời gian dài tập trung cải thiện, nếu không thuyên giảm cần thăm khám y tế chuyên khoa sớm.
Điều trị miệng đắng khi ngủ dậy
Bị đắng miệng khi ngủ dậy có thể khắc phục bằng một số phương pháp đơn giản, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây.
Chú ý vệ sinh răng miệng
Bệnh nhân bị đắng miệng chú ý vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày, ít nhất 2 lần/ngày để loại bỏ môi trường sinh sống của vi khuẩn. Bạn có thể kết hợp sử dụng với chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ sạch các mảng bám.

Khắc phục đắng miệng bằng cách vệ sinh răng miệng đều đặn hàng ngày
Một năm khoảng 2 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 6 tháng, bạn nên đến nha khoa kiểm tra sức khỏe răng miệng, lấy cao răng. Thao tác này giúp khoang miệng luôn sạch sẽ, loại bỏ hiệu quả vị đắng sau khi ngủ dậy.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh, tình trạng ngủ dậy đắng miệng cũng không ngoại lệ. Bao gồm:
- Uống đủ nước hàng ngày, trung bình 2L/ngày để hạn chế khô miệng.
- Không ăn thực phẩm cay, nóng ảnh hưởng đến dạ dày.
- Tránh thức khuya, ưu tiên ngủ sớm, ngủ đủ giấc để giúp dạ dày hoạt động khỏe mạnh.
- Nhai kẹo cao su không được để át vị đắng bên trong miệng, song đây chỉ là biện pháp tạm thời để loại bỏ tình trạng đắng miệng.
- Ăn các loại trái cây có vị chua nhẹ như cam, chanh, cóc, bưởi, kích thích vị giác, đẩy lùi vị đắng trong khoang miệng. Tuy nhiên phù hợp với người không mắc bệnh trào ngược dạ dày.

Chú ý chế độ dinh dưỡng bị đắng miệng sau khi ngủ dậy
Ngủ dậy đắng miệng là tình trạng thức dậy vào buổi sáng khoang miệng có cảm giác đắng, khó chịu dù chưa ăn gì. Triệu chứng hình thành bởi nhiều nguyên nhân, do chế độ sinh hoạt hoặc bệnh lý tiềm ẩn, cần thăm khám để xác định phương pháp can thiệp phù hợp.