Người bị bệnh trĩ nên ăn gì?
Bệnh trĩ có nhiều dạng: trĩ hỗn hợp, trĩ nội, trĩ ngoại. Các dạng trĩ này đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Điều quan trọng nhất để làm giảm các triệu chứng của trĩ là thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống ngủ nghỉ hàng ngày. Dưới đây là một số thực phẩm người bị trĩ nên ăn để tăng cường bổ sung cho cơ thể:
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước là điều cần thiết nhất đối với người bị trĩ, khi bị trĩ cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, phải uống cả khi không thấy khát. Có thể thấy, nước rất quan trọng đối với cơ thể con người, là thành phần chuyển hóa các chất và hóa lỏng thức ăn, khiến thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn. Ngoài ra, nước giúp thải độc cơ thể, tránh được tình trạng táo bón thường xuyên khiến bệnh trĩ trở nặng. Người bị trĩ ngoài uống nước lọc có thể kết hợp uống nước hoa quả để bổ sung thêm cả vitamin và chất xơ cho cơ thể.
Uống nhiều nước là điều cần thiết nhất đối với người bị trĩ
Ăn thức ăn có nhiều chất xơ
Chất xơ tham gia trữ nước trong ruột, đồng thời làm phân dễ bở ra nên có thể cải thiện tình trạng táo bón….Các loại thực phẩm này gồm: rau màu xanh, đậu phụ, các loại bột xay, cam, quýt….
Sử dụng thực phẩm nhuận tràng
Người bị trĩ nên ăn các loại thức ăn này gồm: bột yến mạch, chuối, khoai, hạt điều, mật ong, quả bơ, nho khô không hạt, đậu nành… Các thực phẩm này rất có lợi cho cơ thể thì cụ thể giúp bệnh nhân bị trĩ cải thiện rõ rệt triệu chứng táo bón, nhuận tràng…
Ăn thức ăn nhiều chất sắt
Với những người trĩ thường xuyên đại tiện ra máu từ đó sẽ không tránh khỏi tình trạng thiếu máu. Do vậy, nên lưu ý chế độ ăn hàng ngày, bổ sung các thực phẩm chứa sắt như: hoa quả không, gan gà, cua, cá ngừ, rau chân vịt, mộc nhĩ đen, rau dền đỏ,…
Những món ăn nên có trong thực đơn hàng ngày của người mắc bệnh trĩ
Dùng mộc nhĩ đen nấu táo đỏ
Mộc nhĩ đen nấu táo đỏ được coi là một trong những món ăn rất tốt cho người bị trĩ. Bạn chỉ chỉ chuẩn bị 15g, táo đỏ 20 quả. Sau đó rửa sạch cho táo đen và mộc nhĩ vào nồi đất, nấu chín với lượng nước vừa phải. Mỗi ngày dùng một lần, nên dùng từ 7-10 ngày là một liệu trình.
Dùng hoa hòe nhồi đại tràng heo
Nguyên liệu: Hoa hòe 30g, đại tràng heo 100g
Cách làm: Hoa hòe rửa sạch, đại tràng thái miếng, sau đó cùng hoa hòe cho vào nồi thêm nước, cho thêm gia vị nấu chín. Ngày ăn 1 lần. Dùng liền 1 tuần để tăng hiệu quả điều trị.
Canh rau đay cua đồng
Nguyên liệu: 1 mớ rau đay, cua đồng 500g, hành khô, ớt, tỏi, gia vị các loại
Cách làm:
- Làm cua, cạy lấy gạch và giã cua lấy nước
- Rau đay nhặt sạch cuống, sau đó rửa sạch và ngâm trong chậu nước muối pha loãng.
- Nấu canh cua rau đay: Cho hết phần cua đã làm vào nồi nước đun sôi, khi nào gạch nổi lên trên thì cho rau vào. Cuối cùng cho gia vị, hành, ớt để món ăn thêm ngon
Người bị trĩ có thể sử dụng canh rau đay nấu cua đồng
Canh mướp hương thịt bằm
Nguyên liệu: 2 quả mướp, 1-2 lạng thịt băm
Cách làm: Mướp rửa sạch cạo vỏ, thái lát rồi cho vào nồi xào qua sau đó cho nước và thịt băm vào đun sôi. Nêm nếm gia vị vừa miệng là có thể ăn.
Chè nhân sâm hạt sen
Hạt sen rất giàu magie, kali, protein và phốt pho, đặc biệt hàm lượng mỡ bão hòa, cholesterol và natri lại rất thấp. Hạt sen giúp ngủ ngon, tránh căng thẳng lo âu và chứng sợ sệt, bất an, hay quên…
Còn đối với củ nhân sâm giúp phòng ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ đồng thời giảm tác hại của tân dược và hóa, xạ trị.
Nguyên liệu:
- Hạt sen tươi: 150gr
- Cơm nhãn: 150gr
- Đường phèn: 50gr
Cách chế biến:
- Rửa sạch hạt sen qua nước lạnh sau đó cho vào nước ấm ngâm trong khoảng 10 phút
- Đường phèn có thể giã ra cho nhỏ bớt.
- Nhân sâm 1 - 2 củ rửa sạch sau đó đem cắt riêng phần thân với rễ và núm đầu. Chỉ dùng phần thân để nấu chè sâm hạt sen, thái vát chéo thành những miếng nhỏ vừa ăn.
Cách nấu chè sâm hạt sen: Hạt sen sau khi ngâm được 10 phút đem vớt để ráo sau đó cho vào nồi nấu. Nấu khoảng 10 phút thì để lửa nhỏ, bỏ chút muối vào nồi, tiếp tục nấu đến khi hạt chín nhừ thì dừng lại.
Tiếp theo c ho nhân sâm đã cắt lát, đường phèn đã đập nhỏ vào bát và trộn đều.
Cách chế biến nhân sâm: Để khoảng 15 phút cho đường ngấm vào hạt sen và lát sâm. Sau đó đổ sâm và hạt sen vào nồi nước vừa ninh hạt sen vừa rồi, tiếp tục nấu trong vòng 10 đến 15 phút. Cuối cùng bạn có thể múc chè sâm hạt sen ra bát và thưởng thức rồi.
Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật mổ trĩ vào những ngày đầu tiên
Ngày thứ nhất sau phẫu thuật
Vào ngày đầu tiên khi mổ trĩ, người bệnh nên ăn thực phẩm loãng, dễ tiêu như các món súp, cháo và uống đủ từ 2 lít nước/ngày. Ngoài ra, không nên ăn đồ uống có gas, đầy hơi vì có thế gây tác dụng phụ của thuốc, dễ gây chướng bụng, đầy hơi...
Vào ngày đầu tiên khi mổ trĩ, người bệnh nên ăn thực phẩm loãng, dễ tiêu như các món súp, cháo và uống đủ từ 2 lít nước/ngày
Ngày thứ 2 – 5 sau phẫu thuật
Từ ngày thứ 2- 5 sau phẫu thuật người bệnh có thể ăn cơm bình thường, đồng thời bổ sung thêm nhiều chất xơ như hoa quả, trái cây để giúp lưu thông đường ruột.
Ngày thứ 6 sau khi phẫu thuật
Sau 1 tuần phẫu thuật chế độ sinh hoạt, ăn uống đã trở lại bình thường, cũng giống như ngày thứ 2-5 sau phẫu thuật trĩ, người bệnh vẫn duy trì ăn nhiều chất xơ với liều lượng phù hợp.
Người mắc bệnh trĩ nên kiêng ăn uống gì?
Đồ ăn mặn, nhiều muối
Muối làm giảm trữ nước trong ruột, khó tiêu hóa, phân bị cứng vón cục, làm cho các mạch máu căng lên, tình trạng bệnh trĩ nặng hơn. Chính vì vậy, người bệnh trĩ cần hạn chế lượng muối trong các bữa ăn, hạn chế ăn mặn.
Đồ ăn cay nóng
Đồ cay nóng chính là một trong những thực phẩm cần tránh nếu bạn không muốn tình trạng trĩ thêm nặng. Thực phẩm cay như tiêu, ớt, mù tạt, gừng… có tính nóng, khi hấp thụ vào cơ thể dễ đổ mồ hôi, tăng huyết áp, nóng trong người, gây táo bón, đau rát khi đi ngoài, dẫn đến trĩ.
Các chất kích thích
Các loại đồ uống có cồn dễ làm cho nội tạng tích nhiệt, thời gian lâu sẽ xuống phần hậu môn gây trĩ. Ngoài ra, cà phê sẽ làm cơ thể mất nước khiến phân bị khô, gây táo bón từ đó khiến niêm mạc trực tràng, làm sung huyết, cản trở quá trình lưu thông máu.
Ăn quá nhiều đường và tinh bột
Ăn quá nhiều tinh bột và đường sẽ tạo áp lực lên thành ruột dễ khiến bạn bị ngứa hậu môn, táo bón, làm bệnh trĩ trở nên nặng hơn.
Đồ ăn quá nhiều dầu mỡ, chất béo
Những thực phẩm chứa nhiều dầu khiến người bị trĩ dễ gây đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa làm tăng nguy cơ táo bón. Khi táo bón kéo dài gây áp lực lên hậu môn, từ đó làm các búi trĩ phát triển.
Những thực phẩm chứa nhiều dầu khiến người bị trĩ dễ gây đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa làm tăng nguy cơ táo bón
Chế độ sinh hoạt khoa học cho bệnh nhân trĩ
Tránh ngồi, đứng quá lâu
Hậu môn chịu nhiều áp lực hơn khi trọng lượng cơ thể đổ dồn về nó trong thời gian dài. Lúc này, máu huyết không lưu thông được tốt, khiến cho búi trĩ có điều kiện hình thành. Tình trạng này khá phổ biến ở người có tính chất công việc không cần vận động, điển hình là nhân viên văn phòng, lái xe, thợ may,…
Không nên ngồi hay đứng quá lâu
Để tránh tình trạng bệnh trĩ dần to gây khó khăn khi ngồi, đi lại, người bệnh nên tránh ngồi làm việc xuyên suốt, nên dành một chút thời gian vận động. Có thể đứng dậy, vận động nhẹ nhàng, cách 1 tiếng nên thực hiện 3 – 4 phút để giảm áp lực cho hậu môn.
Đi vệ sinh đúng cách
Người bệnh nên tạo thói quen đi đại tiện trong cùng một khung giờ mỗi ngày, việc làm này tạo thói quen giúp hậu môn hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, người bệnh không nên nhịn đại tiện, tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến hậu môn chịu nhiều áp lực, làm cho quá trình tống chất thải ra ngoài gặp khó khăn. Ngoài ra, người bệnh nên thay đổi thói đi vệ sinh quá lâu, điều này có thể khiến các búi trĩ tăng áp lực hoặc dẫn đến viêm nhiễm nguy hiểm.
Vệ sinh hậu môn sạch sẽ
Việc vệ sinh hậu môn sạch sẽ là cách phòng tránh viêm nhiễm tốt nhất đồng thời tiêu diệt một số vi khuẩn có hại ở hậu môn.
Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc
Bệnh trĩ với các triệu chứng khó chịu nếu cộng thêm cơ thể áp lực, stress, căng thẳng kéo dài, bệnh có thể biến chứng nguy hại. Do đó, người bệnh có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hàng ngày hợp lý, tránh tình trạng mệt mỏi, lo âu, chán ăn dẫn đến táo bón. Điều này là yếu tố khiến cho bệnh trĩ có điều kiện bùng phát, nhất là nguy cơ sa búi trĩ tăng cao.
Luyện tập thể dục thể thao
Luyện tập thể dục thể thao giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Người bệnh trĩ có thể lựa chọn những bộ môn thể thao vừa sức để mau chóng cải thiện bệnh. Khi cơ thể hoạt động, hệ tiêu hóa cũng hoạt động ổn định, máu huyết sẽ lưu thông tốt hơn từ đó hạn chế tình trạng táo bón hoành hành.
Mắc bệnh trĩ khám ở đâu tốt?
Hiện nay, Khoa Ngoại - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ uy tín đã và đang áp dụng rất thành công các phương pháp cắt trĩ bằng công nghệ mới. Ưu điểm vượt trội khi khám và điều trị bệnh trĩ tại Phương Đông gồm:
- Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm trong điều trị bệnh
- Đội ngũ y tá, điều dưỡng, nhân viên chăm sóc tận tâm, nhiệt tình
- Cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại
- Phòng phẫu thuật vô trùng tuyệt đối p
- Ứng dụng các giải pháp cắt trĩ hiện đại như: cắt trĩ bằng Longo, không đau, không sưng, an toàn nhanh chóng… đem đến giải pháp điều trị trĩ hiệu quả cho người bệnh.
- Quy trình chăm sóc đảm bảo mang đến sự hài lòng cho người bệnh
Hy vọng qua bài viết trên, Bệnh viện Phương Đông đã giúp người bệnh hiểu rõ người bị bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng gì? Đặc biệt, khi có những dấu hiệu bất thường cần khám và điều trị kịp thời tránh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nếu cần tư vấn phương pháp điều trị bệnh trĩ, hãy liên hệ ngay đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo số Hotline 1900 1806 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông - Nâng niu từng sự sống!