Nhạt miệng không phải biểu hiện quá hiếm gặp, bất kỳ ai cũng có thể gặp phải từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi. Bệnh nhân nên theo dõi sức khỏe trong một khoảng thời gian ngắn, nếu tiếp tục ăn uống không ngon miệng cần thăm khám sớm để được điều trị y tế tích cực.
Nhạt miệng là bệnh gì?
Nhạt miệng (Xerostomia) là thuật ngữ chỉ trạng thái miệng mất sự ẩm ướt, độ ẩm tự nhiên do không sản xuất đủ lượng nước bọt. Nước bọt có nhiệm vụ duy trì sự thoải mái bên trong khoang miệng, giúp việc nhai, nuốt thức ăn và tránh khỏi những tác động gây hại của vi khuẩn.
Cơ thể giảm tiết nước bọt vì nguyên nhân bệnh lý nào đó dễ gây những triệu chứng khó chịu, liên quan trực tiếp đến vấn đề miệng mất vị giác. Khi này bệnh nhân có thể đối diện với tình trạng khô khan miệng, ăn uống khó nuốt, hôi miệng, khát nước kéo dài,...

Nhạt miệng là tình trạng miệng thay đổi vị giác, mất độ ẩm ướt tự nhiên
Bệnh nhân mắc các bệnh lý sau đây có thể đối diện tình trạng nhạt miệng:
- Bệnh tưa miệng, còn gọi nhiễm trùng nấm men với biểu hiện chính là các mảng bám trắng trên bề mặt lưỡi, khiến màu sắc lưỡi trở nên nhợt nhạt hơn bình thường.
- Bệnh bạch cầu phổ biến ở nhóm người lạm dụng thuốc lá, sử dụng chất kích thích.
- Bệnh tiểu đường thường khiến người bệnh cảm nhận vị ngọt lạ trong miệng, giảm khả năng hấp thụ kẽm, dẫn đến đắng miệng.
- Cảm cúm, cảm lạnh: Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc thay đổi vị giác, do cơ thể đang tập trung sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Nguyên nhân gây khiến miệng lưỡi mất vị giác
Ngoài tác nhân do bệnh lý, một số yếu tố từ chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng thiếu khoa học có thể dẫn đến tình trạng nhạt miệng. Cụ thể:
- Vệ sinh răng miệng kém: Chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân cần vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng bằng chỉ nha khoa, bàn chải đánh răng và dung dịch vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần/ngày.
- Uống ít nước: Nhạt miệng xuất phát từ tình trạng khô miệng nên cần chú ý đến liều lượng nước uống bổ sung hàng ngày, dao động trung bình 1.5 - 2L/ngày.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị có khả năng khiến bệnh nhân thay đổi vị giác như bị nhạt, đắng hoặc vị kim loại trong miệng. Phần lớn xảy ra ở nhóm thuốc kháng sinh, điều trị thần kinh, ung thư,...
- Phụ nữ mang thai: Nội tiết tố trong thai kỳ có thể thay đổi, ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác mẹ bầu. Các mẹ có thể phản ứng quá mẫn với mùi nước hoa, đồ ăn, đồ uống từng yêu thích trước đó.
- Tinh thần căng thẳng kéo dài: Cơ thể ở trạng thái stress, căng thẳng kéo dài không sản sinh đủ nước bọt khiến khoang miệng mất vị giác thông thường.

Nguyên nhân khiến lưỡi mất vị giác
Triệu chứng hiện tượng nhạt miệng
Để nhận thức rõ hơn về trạng thái nhạt mồm của cơ thể, bạn có thể căn cứ vào các biểu hiện cụ thể hơn dưới đây:
- Miệng khô khan là triệu chứng phổ biến nhất, bệnh nhân nhận thức rõ miệng không còn ẩm ướt, không đủ nước bọt.
- Mất vị giác với đồ ăn, thức uống, không còn cảm nhận được mùi vị của thực phẩm như bình thường.
- Nuốt khó do quá trình nhai thức ăn không có đủ nước bọt hỗ trợ chuyển hóa thức ăn.
- Khó chịu trong miệng, thiếu sự thoải mái do khoang miệng quá khô.
- Khởi phát các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm loét miệng và nhiễm trùng.

Biểu hiện chi tiết, cụ thể hơn về nhạt mồm
Cách khắc phục nhạt miệng người mệt mỏi
Nhạt miệng về cơ bản có thể khắc phục từ chế độ sinh hoạt, luôn giữ răng miệng sạch sẽ ngừa vi khuẩn phát triển. Dưới đây là một số gợi ý theo chuyên gia y tế:
- Đều đặn vệ sinh răng miệng trung bình 2 lần/ngày vào sáng và tối.
- Bổ sung nước hàng ngày cho cơ thể, trung bình từ 1.5 - 2 lít nước.
- Sát khuẩn họng mỗi ngày bằng nước muối sinh lý ấm hoặc dung dịch vệ sinh răng miệng.
Xem thêm: Vệ sinh họng sao cho đúng cách? Lưu ý gì khi làm sạch cổ họng?

Cách khắc phục khi vị giác thay đổi, ăn uống không còn ngon miệng
Trường hợp các triệu chứng liên quan đến nhạt miệng không thuyên giảm, bệnh nhân cần chủ động thăm khám y tế chuyên khoa. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng khuẩn để điều trị.
Lưu ý khác về sự thay đổi vị giác
Ngoài trạng thái nhạt miệng của cơ thể, bệnh nhân cũng cần lưu ý đến một số thay đổi vị giác khác dưới đây:
- Miệng đắng: Cảnh báo bệnh lý gan, mật hoặc ung thư. Các biểu hiện khác kèm theo có thể bao gồm mắt đỏ, chóng mặt, táo bón, dễ cáu giận, nước tiểu sẫm màu,...
- Miệng ngọt: Thường gặp ở nhóm bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, rối loạn tiêu hóa.
- Miệng mặn: Đây là biểu hiện đặc trưng của bệnh nhân viêm thận, viêm họng hạt, lở loét miệng, mắc bệnh về chức năng cơ quan thần kinh,...
- Miệng chua: Phổ biến nhất ở nhóm bệnh nhân mắc các bệnh lý về dạ dày, đặc biệt viêm loét dạ dày.
- Miệng cay: Tập trung ở đầu lưỡi, bên trong khoang miệng có thể cho biết tình trạng cao huyết áp.
- Miệng chát: Phần lớn do nguyên nhân mất ngủ, bệnh lý thần kinh gây ra.
- Miệng thơm: Thường gặp nhất ở nhóm đối tượng bệnh nhân tiểu đường.

Một số lưu ý khác về sự thay đổi vị giác cần quan tâm
Nhạt miệng xuất hiện do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể do bệnh lý, chế độ sinh hoạt thiếu khoa học hoặc tâm trạng khó chịu,... Tình trạng này thường không kéo dài, nếu diễn tiến không thuyên giảm bạn cần sớm thăm khám bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.