Bí kíp trị nhiệt miệng ở trẻ em hiệu quả mà cha mẹ cần biết

Nguyễn Thị Vân Anh

05-08-2022

goole news
16

Trẻ bị nhiệt miệng có thể bỏ ăn, quấy khóc vì đau đớn và khó chịu. Vì thế, làm thế nào để chữa nhiệt miệng ở trẻ em là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp cha mẹ dễ dàng trả lời câu hỏi này.

Nguyên nhân và triệu chứng nhiệt miệng ở trẻ em

Trước khi giải đáp làm thế nào để điều trị nhiệt miệng ở trẻ em, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của hiện tượng này.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ 

Nhiệt miệng ở trẻ em hay còn gọi là loét áp tơ là tình trạng ở các vị trí xung quanh miệng như lưới, nướu, môi, má xuất hiện các vết lở loét gây khó chịu và đau rát. Nhiệt miệng gây khó khăn trong việc ăn uống của trẻ, dẫn tới chán ăn, biếng ăn. Ngoài ra, khi bị nhiệt miệng các bé có thể bị sốt cao.

Hiện nay, chưa thể khẳng định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng nhiệt miệng do đâu. Tuy nhiên theo nhiều nhà khoa học suy đoán nhiệt miệng có thể do yếu tố sau gây nên:

  • Thường xuyên không uống nước, ăn đồ cay nóng.
  • Trẻ bị thiếu các chất dinh dưỡng như: sắt, kẽm, vitamin B,...
  • Cơ thể trẻ rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng.
  • Trẻ vê sinh răng miệng chưa đúng cách, khoang miệng bị nhiễm khuẩn.
  • Trong quá trình niềng răng.
  • Mắc các bệnh lý liên quan đến răng lợi, miệng.

Trẻ bị nhiệt miệng có những triệu chứng nào?

Không khó để nhận biết trẻ đang bị nhiệt miệng bởi các triệu chứng rất rõ ràng, bao gồm:

  • Xuất hiện một hoặc một vài đốm trắng trong miệng hoặc môi, bề mặt lưỡi, nướu.
  • Ban đầu, kích thước những đốm trắng từ 1 - 2mm, sau đó sẽ to lên khoảng 8 - 10mm. Khoảng vài ngày sau, các đốm trắng vỡ ra, hình thành vết loét ở trẻ.
  • Vết loét trở nên rát và đau  khi trẻ nói chuyện, đặc biệt là ăn uống. Một số trẻ cảm thấy khó khăn trong việc ăn uống, thậm chí là không thể ăn được.
  • Trường hợp nhiệt miệng nặng, ngoài khó chịu, đau rát và quấy khóc có thể bị sốt kèm theo nổi hạch ở cổ. 

Trẻ bị nhiệt miệng có thể quấy khóc, biếng ăn, lười bú, nóng sốt  do vết loét niêm mạc gây raTrẻ bị nhiệt miệng có thể quấy khóc, biếng ăn, lười bú, nóng sốt  do vết loét niêm mạc gây ra

Bí kíp chữa nhiệt miệng ở trẻ hiệu quả

Thực tế, nhiệt miệng ở trẻ em không quá nguy hiểm, có thể thuyên giảm và tự khỏi. Tuy nhiên, nhiệt khiến trẻ cảm thấy khó chịu, đau đớn, quấy khóc, thậm chí là “mất ăn mất ngủ”. Cha mẹ cùng tham khảo bí kíp dưới đây để chữa trị cho trẻ:

Vệ sinh răng miệng 

Đối với trẻ sơ sinh hoăc dưới 1 tuổi, cha mẹ nên vệ sinh răng miệng bằng dụng cụ rơ lưỡi chuyên dụng cho trẻ, thực hiện 2 - 3 lần/ngày với nước muối sinh lý. Còn trẻ trên 1 tuổi thì có thể súc miệng với nước muối hoặc nước ấm pha loãng và thực hiện 4 lần/ngày. Bằng cách này, có thể sát khuẩn và giúp vết loét nhanh lành hơn.

Uống nhiều nước

Nếu cơ thể thiếu nước, miệng và môi sẽ khô khiến tình trạng nhiệt miệng càng nghiêm trọng. Do đó, đối với trẻ dưới 1 tuổi nên tăng cường cho bú mẹ. Còn trẻ trên 1 tuổi, khuyến khích cho trẻ uống nhiều nước. Việc này sẽ giúp giảm cảm giác sưng đau ở trẻ và nhiệt miệng sẽ mau khỏi.

Hãy tăng cường bú mẹ và uống nước ở trẻHãy tăng cường bú mẹ và uống nước ở trẻ

Ăn thức ăn dạng lỏng

Nhiệt miệng sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và  đau đớn mỗi khi ăn. Lúc này, mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng như súp, cháo, canh. Với bé nhỏ, có thể xay nhuyễn thức ăn để trẻ dễ nuốt. Cha mẹ nên nấu nhạt, không nêm quá nhiều gia vị. Đặc biệt tránh xa những thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay, nóng nếu không, tình hình nhiệt miệng ở trẻ sẽ càng nghiêm trọng.

Sử dụng mật ong nguyên chất

Mật ong lành tính và có tính sát khuẩn cao, chống viêm nhiễm hiệu quả. Do đó, có thể dùng mật ong nguyên chất để chữa nhiệt miệng ở trẻ em bằng cách dùng tăm bông thấm mật ong và thoa trực tiếp lên vết nhiệt, thực hiện 1 - 2 lần/ngày sẽ giúp vết nhiệt nhanh lành hơn. 

Bổ sung nước cam, nước chanh

Như đã nói, nhiệt miệng có thể xảy ra khi trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất, đặc biệt là kẽm, sắt,  vitamin A, B và C. Vậy nên việc bổ sung nước cam, nước chanh hàng ngày cho trẻ là cần thiết. 

Bổ sung nước cam, chanh không chỉ cung cấp vitamin cho cơ thể mà còn gia tăng sức đề kháng, giúp trẻ phòng chống bệnh tật. Lưu ý, cha mẹ không nên cho bé uống nước cam, chanh khi bụng đói hoặc trước khi đi ngủ. 

Uống nước cam, chanh tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quảUống nước cam, chanh tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả

Uống nước sắn dây

Bột củ sắn dây pha với nước là thức uống lành tính có tác dụng giải nhiệt, nhờ đó, giúp trẻ giảm được cảm giác sưng đau, rát khi bị nhiệt miệng. Do đó, có thể cho bé uống 1- 2 cốc nước sắn mỗi ngày trong quá trình chữa nhiệt miệng.

Uống nước củ cải

Củ cải vừa chứa hàm lượng vitamin A và C cao, vừa có tính chất giải nhiệt. Vì vậy, nước củ cải ngoài giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, còn có thể làm giảm triệu chứng nhiệt miệng giúp bệnh mau khỏi. Do đó, bố mẹ có thể cho bé súc miệng bằng nước củ cải 3 lần/ngày hoặc uống nước củ cải để cải thiện tình hình. 

Thực phẩm trẻ bị nhiệt miệng không nên sử dụng

Ngoài sử dụng các thực phẩm giúp nhiệt miệng nhanh lành, cha mẹ cũng nên kiêng dùng các thực phẩm sau cho trẻ, tránh tình trạng tái phát.

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Đối với trẻ nhỏ, đồ ăn chiên rán là món mà tất cả các bạn đều yêu thích. Đồ ăn chiên rán thường giòn và cứng  khi ăn rất dễ va vào các vết loét và khiến nó càng nghiêm trọng. Hơn nữa, các món ăn này gây háo nước khiến tình trạng khô miệng cũng làm nhiệt miệng nặng hơn, lâu lành.

Thực phẩm nhiều đường

Khi bị nhiệt miệng, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các loại bánh kẹo, đồ ăn chứa quá nhiều đường. Việc này sẽ gây ra tình trạng sâu răng giúp vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển khiến cho các vết loét nhiễm khuẩn, lâu lành. Ngoài ra, việc ăn nhiều đồ ngọt sẽ khiến cơ thể bị nóng khiến vết thương nghiêm trọng hơn.

Thực phẩm cay nóng

Nhiệt miệng ở trẻ em, cha mẹ cần chú ý, khi chế biến thức ăn không nên bỏ các loại gia vị cay nóng như tiêu, gừng, ớt, tỏi vào món ăn của trẻ. Điều này thực sự không tốt cho quá trình hồi phục vết thương, đồng thời cũng khiến bé có cảm giác xót, khó chịu khi ăn.

Hạn chế cho trẻ ăn đồ cay nóng Hạn chế cho trẻ ăn đồ cay nóng 

Đồ ăn mặn

Kể cả trẻ không bị nhiệt miệng thì cha mẹ cũng không nên cho trẻ ăn mặn vì rất có hại cho sức khỏe. Khi bị nhiệt miệng, muối trong đồ ăn sẽ khiến bé cảm thấy xót, khó khăn hơn trong ăn uống, vết thương nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà cha mẹ hạn chế muối vào trong bữa ăn mà nên nêm nếm vừa phải.

Đồ ăn chua

Trong các loại đồ chua có chứa nhiều axit citric, đây là loại axit làm cho các vết thương bị viêm loét trở nặng và lây lan ra rộng hơn. Hơn nữa, đồ ăn chua cũng làm tăng cảm giác xót, đau tại vết thương hơn cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm hoặc trái cây chua.

Có thể thấy rằng, nhiệt miệng là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, điều này khiến trẻ đau đớn, khó chịu, chán ăn, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì, kiêng gì là quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Cha mẹ nên cho trẻ ăn các thực phẩm có tính thanh nhiệt, hạn chế ăn các đồ ăn nóng, cay... Có như vậy thì tình trạng nhiệt miệng mới thuyên giảm và hạn chế nguy cơ tái phát.

Nếu nhiệt miệng ở trẻ còn nhiều điều khiến cha mẹ thắc mắc, phụ huynh có thể đưa trẻ đến chuyên khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được các bác sĩ tại đây kiểm tra và chữa trị. Tổng đài đặt lịch khám nhanh nhất: 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,467

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám