Nhịp tim nhanh tư thế đứng là hiện tượng đặc trưng của tình trạng tim đập nhanh khi thay đổi tư thế từ nằm hoặc ngồi sang đứng. Vậy vì sao xảy ra tình trạng này? Những triệu chứng của bệnh là gì? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu qua bài viết sau.
Nhịp tim nhanh tư thế đứng là gì?
Nhịp tim nhanh tư thế đứng (POTS) là hội chứng xảy ra khi thay đổi từ tư thế nằm hoặc ngồi sang đứng tim đập nhanh đột ngột. Nhịp tim có thể tăng đến 30 nhịp/phút hoặc vượt quá 120 nhịp/phút để đáp ứng nhu cầu của máu thiếu hụt. Ngoài ra, tình trạng tim đập nhanh đột ngột khi đứng dậy có thể đi kèm các triệu chứng khác. Thông thường, bệnh xuất hiện trong độ tuổi từ 15-50 tuổi.
Nhịp tim và huyết áp có nhiệm vụ giữ cho lượng máu lưu thông ổn định dù cơ thể đang trong bất kỳ tư thế nào. Khi đứng lên, mạch máu sẽ bóp chặt lại và nhịp tim tăng nhẹ giúp duy trì nguồn cung cấp máu đến tim và não.
Nhịp tim nhanh tư thế đứng xảy ra khi không thể phối hợp giữa hành động thu hẹp mạch máu và phản ứng nhịp tim, khiến huyết áp không giữ ở mức ổn định, nhịp tim tăng quá nhanh, tăng hormone epinephrine trong máu và lượng máu đến não có sự thay đổi.
Nhịp nhanh tư thế đứng có thể gặp phải dưới nhiều hình thức khác nhau, phổ biến nhất bao gồm:
- POTS thần kinh: Do biến tính ngoại biên dẫn đến độ bền mạch máu kém, đặc biệt là chân và thân.
- POTS tăng giải phóng adrenaline: Kết quả từ việc hệ thống thần kinh giao cảm hoạt động quá mức.
- POTS thể tích máu thấp: Lượng máu giảm có thể gây ra tình trạng nhịp tim tăng đột ngột khi thay đổi tư thế.
Người bệnh xuất hiện tình trạng tăng nhịp tim sau khi thay đổi tư thế
Các triệu chứng của nhịp tim nhanh tư thế đứng
Khi mắc hội chứng nhịp nhanh tư thế đứng, người bệnh có thể gặp nhiều biểu hiện khác nhau tùy tình trạng bệnh. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Chóng mặt khi ngồi hoặc đứng lâu
- Mệt mỏi kéo dài
- Tim đập nhanh, mạnh
- Buồn nôn và nôn
- Sương mù não
- Nhức đầu
- Đổ mồ hôi
- Không thể luyện tập hoặc cơ thể mệt mỏi hơn khi hoạt động
- Mặt tái nhợt, chân tay tím tái nếu ở vị trí thấp hơn tim
Các triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn khi:
- Trong môi trường ấm áp (tắm nước nóng, thời tiết nóng,...)
- Khi phải đứng nhiều
- Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước hoặc muối khoáng
- Khi bị cảm lạnh
- Khi cơ thể bị nhiễm trùng
Tim đập nhanh, chóng mặt là một trong những triệu chứng phổ biến
Nguyên nhân gây ra nhịp tim nhanh tư thế đứng
Hiện nay, nguyên nhân gây ra nhịp tim nhanh tư thế đứng vẫn đang được tìm hiểu để xác định chính xác. Tuy nhiên, nếu mắc một số bệnh lý sau sẽ khiến tăng khả năng gặp tình trạng này, bao gồm:
- Thiếu máu
- Các bệnh lý tự miễn
- Hội chứng mệt mỏi kinh niên
- Bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường
- Hội chứng Ehlers-Danlos
- Nhiễm trùng (bệnh bạch cầu đơn nhân, viêm gan C,...)
- Đa xơ cứng
- Hở van tim hai lá
- Yếu tố di truyền
Xem thêm:
Phương pháp chẩn đoán và điều trị nhịp tim nhanh khi thay đổi tư thế
Nhịp tim nhanh tư thế đứng (POTS) gây ra nhiều triệu chứng khác nhau nên người bệnh cần được thăm khám để chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp dựa theo tình trạng bệnh.
Phương pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán POTS, bác sĩ cần chỉ định một số xét nghiệm, chẩn đoán bằng hình ảnh để xác định chính xác nguyên nhân và loại trừ bệnh khác vì bệnh không thể nhận diện thông qua các triệu chứng lâm sàng.
Một số phương pháp thường được áp dụng trong chẩn đoán bệnh bao gồm:
- Điện tâm đồ
- Siêu âm tim
- Thăm dò huyết động học
- Nghiệm pháp bàn nghiêng
- Xét nghiệm máu và nước tiểu.
Điện tâm đồ là phương pháp chẩn đoán phổ biến
Phương pháp điều trị bệnh
Hiện nay, hội chứng POTS vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để, tuy nhiên, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp giúp giảm triệu chứng của bệnh như:
- Uống thuốc: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giúp giảm các triệu chứng cả bệnh như fludrocortisone, midodrine, phenylephrine,... Ngoài ra có thể chỉ định sử dụng thêm Các thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine,...
- Sử dụng vớ nén giúp máu được đẩy từ chân lên tim
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh, nên chia thành nhiều bữa nhỏ,...
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể
- Hoạt động thể chất nhẹ nhàng
- Ngủ đủ giấc
Biện pháp phòng ngừa nhịp tim nhanh tư thế đứng
Để hạn chế nguy cơ mắc POTS, có thể tham khảo và áp dụng một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh sau:
- Uống nhiều nước: Nên uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo huyết áp và nhịp tim ở mức ổn định.
- Hạn chế uống rượu, cà phê và thức uống chứa caffeine
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoa học, nên chia khẩu phần ăn thành các bữa nhỏ.
- Xây dựng thói quen đi ngủ đúng giờ mỗi ngày, nên đặt chân cao hơn ngực.
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp, tránh để cơ thể quá nóng.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên phù hợp với sức khỏe với cường độ vừa phải giúp máu lưu thông tốt hơn
- Tránh căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian dài.
- Thường xuyên tự kiểm tra chỉ số huyết áp và nhịp tim vào cùng một thời điểm.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường.
Thăm khám sức khỏe định kỳ tại BVĐK Phương Đông
Nhịp tim nhanh tư thế đứng (POTS) là tình trạng nhịp tim tăng nhanh đột ngột khi thay đổi tư thế. Hiện tượng này có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và giảm chất lượng cuộc sống. Hơn nữa, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh, do đó cần có biện pháp cải thiện phù hợp.
Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích về nhịp tim nhanh tư thế đứng. Để đảm bảo sức khỏe, cần xây dựng thói quen, lối sống khoa học và lành mạnh, đồng thời thăm khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện những bất thường sớm.
Nếu Quý khách xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua Hotline 1900 1806 hoặc để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ đặt lịch hẹn với bác sĩ.