Đường kính lưỡng đỉnh là chỉ số rất quan trọng khi siêu âm thai. Thông qua chỉ số này, các bác sĩ có thể xác định được sự phát triển của thai nhi cũng như chẩn đoán trước cân nặng, kích thước của em bé lúc chào đời.
Đường kính lưỡng đỉnh là đường kính được đo từ trán ra sau gáy của hộp sọ thai nhi. Đây là chỉ số quan trọng giúp đánh giá được tuổi thai cũng như tốc độ phát triển em bé. Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định đo đường kính lưỡng đỉnh qua siêu âm bất đầu từ tuần 13 đến tuần 20 của thai kỳ.
Siêu âm kiểm chỉ kính lưỡng đỉnh từ tuần 13 đến tuần 20 của thai kỳ
Tuần thứ 13 - 40 của thai kỳ đường kính lưỡng đỉnh rơi vào khoảng từ 21mm - 94mm
Nếu chỉ số đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn mức bình thường, rất có khả năng thai nhi đang chậm phát triển. Ngược lại, nếu đường kính lưỡng đỉnh quá lớn đồng nghĩa với việc thai nhi khả năng có phần đầu lớn gây khó khăn trong việc sinh thường.
Với những chỉ số khác đều vượt so với mức thông thường và em bé có chỉ số lưỡng đỉnh lớn là kết quả của tình trạng tiểu đường thai kỳ của người mẹ. Khi thai to, để đảm bảo cho mẹ và con các bác sĩ sẽ khuyến khích mẹ sinh mổ.
Khi siêu âm bác sĩ phát hiện chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi không nằm trong mức chuẩn, lúc này mẹ cần tiến hành thực hiện các xét nghiệm khác để chắc chắn tình trạng sức khỏe của thai nhi. Ngoài chỉ chỉ số đường kính lưỡng đỉnh, bác sĩ kết hợp với các chỉ số khác như: chu vi vòng bụng, chu vi vòng đầu, chiều dài xương đùi... để đưa ra đánh giá về mức độ phát triển của thai nhi, đặc biệt là sự phát triển của não bộ một cách chính xác.
Nếu chỉ số đường kính lưỡng đỉnh nhỏ hơn mức bình thường, rất có khả năng thai nhi đang chậm phát triển
Dưới đây là chỉ số đường kính theo từng tuổi thai, mẹ có thể tham khảo:
Một chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ có vai trò vô cùng quan trọng giúp trẻ có đường kính lưỡng đỉnh đạt chuẩn hay phát triển bình thường trong đó gồm có:
Chế độ dinh dưỡng: Mẹ cần đảm bảo 4 nhóm chất cân đối: protein, chất béo, đường bột, vitamin và các khoáng chất. Ngoài ra, mẹ cần chú ý bổ sung canxi, sắt, kẽm, các vitamin.... một cách hợp lý để thai nhi được cung cấp đầy đủ các chất cần thiết để phát triển và hoàn thiện.
Nghỉ ngơi hợp lý: Mẹ bầu cần nghỉ ngơi đầy đủ để giảm đáng kể tình trạng stress, căng thẳng. Ngoài ra, mỗi ngày mẹ có thể tập các bài thể dục nhẹ nhàng từ 15 - 30 phút để cải thiện đáng kể tình trạng phù chân, táo bón,....
Mẹ bầu cần nghỉ ngơi đầy đủ để giảm đáng kể tình trạng stress, căng thẳng
Tiêm phòng uốn ván: Để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn khi sinh cho cả mẹ và con, tiêm phòng uốn ván là rất cần thiết. Khi thai từ 20 tuần tuổi trở lên: cần tiêm 2 mũi, mũi tiêm thứ 2 cách mũi tiêm thứ 1 tối thiểu 1 tháng và mũi tiêm thứ 2 phải tiêm trước thời điểm sinh tối thiểu là 1 tháng.
Thăm khám định kỳ: Để theo sõi sức khỏe của mẹ và bé việc thăm khám thai định kỳ là vô cùng quan trọng. Các mốc khám thai mẹ không được quên đó là: từ tuần 11 đến 13, tuần 20 - 24, tuân 30 đến 32.
Siêu âm thai giúp kiểm tra được đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi
Như vậy, đường kính lưỡng đỉnh có vai trò rất quan trọng để xác định được trọng lượng thai, sự phát triển của hệ thần kinh, tuổi thai, sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ đừng bỏ qua các mốc khám thai quan trọng để cập nhật chỉ số đường kính lưỡng đỉnh để sớm phát hiện các bất thường của em bé. Mọi thắc mắc về chủ đề đường kính lưỡng đỉnh cũng như các vấn đề sức khỏe trong thai kỳ vui lòng gọi 1900 1806 để được tư vấn miễn phí.