Chỉ số BPD trong siêu âm thai là gì? Hướng dẫn theo dõi cho mẹ bầu

Ngọc Anh

04-03-2024

goole news
16

Để xác định cân nặng, kích thước và lập kế hoạch “vượt cạn” cho mẹ bầu, bác sĩ sẽ đánh giá chỉ số BPD trong siêu âm thai. BPD là đường kính mặt cắt ngang hộp sọ thai nhi, giúp bác sĩ đánh giá cân nặng, kích thước của thai nhi. Bên cạnh đó, chỉ số này cũng hỗ trợ bác sĩ lên kế hoạch sinh mổ/ sinh đẻ cho mẹ bầu.

Chỉ số BPD trong siêu âm thai là gì? 

Chỉ số BPD trong siêu âm (Biparietal diameter) là đường kính lưỡng đỉnh, được đo từ mặt cắt lớn của trán ra sau gáy hộp sọ của thai nhi. 

(Hình 1 - Đo đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi ở tuần thứ 24 trong thai kỳ qua siêu âm)

(Hình 1 - Đo đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi ở tuần thứ 24 trong thai kỳ qua siêu âm)

Có thể hình dung chỉ số BPD giống như đường kính đầu của em bé. Nhiều người nhầm lẫn chỉ số BPD của thai nhi với chỉ số HC, tuy nhiên hai chỉ số này hoàn toàn khác nhau. Ký hiệu BPD là đường kính đầu, còn HC là chu vi đầu của em bé.

Đo đường kính lưỡng đỉnh (chỉ số BPD trong siêu âm) để làm gì?

Ứng dụng phổ biến nhất của chỉ số BPD là:

  • Tính toán tuổi thai
  • Ước đoán trọng lượng 
  • Đánh giá tốc độ phát triển của thai nhi 
  • Theo dõi sự hoàn thiện của vùng đầu - não bộ của thai nhi

Đồng thời, chỉ số BPD của thai nhi còn có mối quan hệ mật thiết của kích thước đầu của em bé - kích thước xương chậu của mẹ. Bác sĩ sẽ dựa vào dữ liệu này để đánh giá kích thước thai nhi và tư vấn phương thức chuyển dạ cho bà bầu. Nếu thai nhi >4kg, mẹ bầu sẽ được chỉ định sinh mổ. 

Khi nào đo chỉ số BPD trong siêu âm của thai nhi?

Bác sĩ có thể thực hiện đo đường kính lưỡng đỉnh BPD trong siêu âm thai vào tuần thứ 13 của thai kỳ. Số liệu này sẽ được ghi nhận liên tục trong các lần khám thai tiếp theo.

(Hình 2 - Chỉ số BPD trong siêu âm thai nhi 22 tuần được ghi nhận cùng các chỉ số khác có ý nghĩa quan trọng trong siêu âm)

(Hình 2 - Chỉ số BPD của thai nhi 22 tuần được ghi nhận cùng các chỉ số khác có ý nghĩa quan trọng trong siêu âm)

Một số nghiên cứu cho rằng chỉ số đường kính lưỡng đỉnh chính xác nhất khi ghi nhận vào tuần thứ 13 - 20 của thai kỳ. Vì khi đó, phần đầu của trẻ đang phát triển tốt, thích hợp để đánh giá. Ngược lại, nếu để thai lớn hơn mới tiến hành đo thì độ chính xác sẽ thấp hơn.

Cách tính cân nặng dựa vào đường kính lưỡng đỉnh BPD trong siêu âm

Trọng lượng thai nhi có thể tính dựa trên chỉ số BPD trong siêu âm thai như sau:

  • Cân nặng (kg) = (BPD - 60)  x 100
  • Cân nặng (g)= 88.69 x BPD - 5062 

Trong đó, BPD là đường kính lưỡng đỉnh (mm).

VD: Với BPD= 85mm thì cân nặng thai nhi = (85 - 60) x100 = 2.5 (kg). 

Hoặc cân nặng thai nhi = 88.69 x 85 - 5062 = 2.476,65 (g)

Cách tính tuổi thai dựa vào chỉ số BPD trong siêu âm thai

Mẹ có thể tính tuổi thai nếu biết chỉ số BPD theo công thức sau:

  • BPD = 2x => Tuổi thai kỳ = 2 x 4 + 5
  • BPD = 3x => Tuổi thai kỳ = 4 x 3 + 3
  • BPD = 4x => Tuổi thai kỳ = 2 x 4 + 2
  • BPD = 5x => Tuổi thai kỳ = 4 x 1 + 1
  • BPD = ( 6 - 9x ) => Tuổi thai kỳ = 4 x ( 6 - 9 )

(Hình 3 - Dựa vào chỉ số BPD trong siêu âm thai, mẹ có thể tự tính được tuổi của thai nhi)

(Hình 3 - Dựa vào chỉ số BPD, mẹ có thể tự tính được tuổi của thai nhi)

Bảng theo dõi chỉ số BPD trong thai nhi theo tuần: Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số BPD trong siêu âm thai sau tuần thứ 12 cho đến hết thai kỳ rơi vào khoảng 88 - 100mm, trung bình là 94mm thì được cho là bình thường. 

Bảng theo dõi chỉ số BPD của thai nhi theo tuần tuổi

Mẹ có thể quan sát đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi qua mỗi lần siêu âm theo số liệu tiêu chuẩn dưới đây (*):

(Hình 4 - Bảng theo dõi chỉ số BPD trong siêu âm thai theo tuần)

(Hình 4 - Bảng theo dõi chỉ số BPD trong siêu âm thai theo tuần)

(*) Trích từ bảng các chỉ số thai nhi theo tuần của WHO

Câu hỏi liên quan

Chỉ số BPD trong siêu âm thai nhi bất thường thì sao? 

Có hai trường hợp chỉ số BPD của thai nhi được cho là bất thường:

  • Chỉ số BPD cao hơn bình thường tức thai nhi có phần đầu lớn. Để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé, chỉ định sinh mổ có thể được đưa ra, nhất là với mẹ lần đầu sinh con. Nếu các chỉ như AC, HC,... trong siêu âm đều cao hơn tiêu chuẩn có thể là dấu hiệu của hiện tượng tiểu đường thai kỳ.
  • Chỉ số BPD nhỏ hơn bình thường thì thai nhi có nguy cơ bị chậm phát triển hoặc phần đầu thai nhi phẳng hơn các bạn cùng trang lứa.

(Hình 5 - Tiểu đường thai kỳ có thể là nguyên nhân khiến chỉ số BPD cao, phần đầu của thai nhi lớn bất thường)

(Hình 5 - Tiểu đường thai kỳ có thể là nguyên nhân khiến chỉ số BPD cao, phần đầu của thai nhi lớn bất thường)

Nhìn chung, nếu chỉ số đường kính lưỡng đỉnh vượt ngưỡng tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu hơn để kiểm tra sức khỏe thai nhi. Ví dụ như siêu âm, chọc ối,... 

Mặt khác, chẩn đoán không thể chỉ dựa trên chỉ số BPD trong siêu âm thai. Chuyên gia sẽ xem xét các dữ liệu khác như chiều dài xương đùi, chu vi vòng đầu,... để đánh giá tình hình hệ thống não bộ của thai nhi. 

Xem thêm:

(Hình 6 - Mẹ bầu sẽ được siêu âm lại để đánh giá thêm nếu đường kính lưỡng đỉnh nằm ngoài vùng an toàn)

(Hình 6 - Mẹ bầu sẽ được siêu âm lại để đánh giá thêm nếu đường kính lưỡng đỉnh nằm ngoài vùng an toàn)

Mẹ bầu cần làm gì để điều chỉnh chỉ số BPD trong siêu âm thai về tiêu chuẩn?

Để điều chỉnh chỉ số BPD về tiêu chuẩn, mẹ bầu có thể thực hiện theo các đầu mục sau:

  • Khám thai đúng lúc, đầy đủ, đúng theo chỉ định
  • Thực hiện tiêm phòng uốn ván cho sản phụ và thai nhi từ tuần thứ 20 của thai kỳ: Tiêm đầy đủ 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng. Hoàn thành xong 1 tháng trước sinh.
  • Vận động và nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường tuần hoàn máu cho thai nhi
  • Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều đạm như ngũ cốc, đậu phộng, bông cải xanh, cá hồi, ức gà, trứng,...
  • Bổ sung các loại thịt đỏ, rau xanh giàu sắt như thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, rau bina, đậu phụ, socola đen,...
  • Bổ sung canxi từ sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa, sữa chua, phô mai,...
  • Uống vitamin tổng hợp bổ sung cho phụ nữ có thai

(Hình 7 - Sản phụ nên điều chỉnh chế độ ăn tăng protein, sắt và canxi để cân đối lại chỉ số BPD trong siêu âm thai)

(Hình 7 - Sản phụ nên điều chỉnh chế độ ăn tăng protein, sắt và canxi để cân đối lại chỉ số BPD trong siêu âm thai)

Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân phát hiện bất kỳ các dấu hiệu bất thường nào khác, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được phối hợp điều trị.

Có thể nói, chỉ số BPD trong siêu âm thai là một trong các chỉ số không thể thiếu để đánh giá về kích thước vùng đầu và sự phát triển của thai nhi. Để được hỗ trợ tốt nhất, mẹ hãy lựa chọn các Bệnh viện có điều kiện tốt để tận dụng tối đa ý nghĩa của chỉ số đường kính lưỡng đỉnh khi siêu âm.

Siêu âm thai nhi tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Bệnh Viện Đa khoa Phương Đông sở hữu hệ thống máy móc siêu âm công nghệ cao. Máy siêu âm màu GE Voluson S6 (Nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ), máy siêu âm Affiniti 30,...cho hình ảnh rõ nét, kết quả chính xác. 

(Hình 8 - Sản phụ được kiểm tra lâm sàng và hướng dẫn trước khi siêu âm)

(Hình 8 - Sản phụ được kiểm tra lâm sàng và hướng dẫn trước khi siêu âm)

Đồng thời, thực hiện siêu âm thai nhi là đội ngũ Khoa Phụ sản giàu kinh nghiệm:TTND - TS - BS. Nguyễn Huy Bạo (Nguyên Giám đốc BV Phụ sản HN), TTUT- BS CKII Nguyễn Thị Bích Ngọc (Nguyên Trưởng khoa Phụ sản - BV Thanh Nhàn),... 

(Hình 9 - Bác sĩ chuyên khoa trao đổi thông tin với sản phụ trước khi siêu âm tại BVĐK Phương Đông)

(Hình 9 - Bác sĩ chuyên khoa trao đổi thông tin với sản phụ trước khi siêu âm tại BVĐK Phương Đông)

Các dịch vụ trước và sau sinh cùng đội ngũ hộ sinh, điều dưỡng chuyên nghiệp, nhiệt tình sẵn sàng đồng hành cùng mẹ trước, trong và sau thăm khám.

(Hình 10 - Bệnh nhân được siêu âm bằng máy Affiniti 30 tại BVĐK Phương Đông)

(Hình 10 - Bệnh nhân được siêu âm bằng máy Affiniti 30 tại BVĐK Phương Đông)

Để đặt lịch khám và biết thêm về chỉ số BPD trong siêu âm thai, mẹ bầu có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

8,142

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám