Những sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin COVID-19

Trần Hồng Nụ

23-07-2021

goole news
16

Tiêm chủng vắc xin COVID-19 là cách tốt nhất để phòng ngừa và đẩy lùi đại dịch. Hiện nay có 4 loại vắc xin được WHO cho phép lưu hành là AstraZeneca, Pfrizer, Sinopharm và Moderna. Các loại vắc xin này đều mang lại những hiệu quả vượt trội tuy nhiên cũng có một số rủi ro nhất định. Sau đây Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ thông tin về những sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin COVID-19 mà bạn cần nắm rõ để có biện pháp khắc phục.

COVID-19 vaccines: sự cố bất lợi sau tiêm từ các thử nghiệm LS ghi nhận

Vắc xin AstraZeneca

Những sự cố bất lợi từ phổ biến đến hiếm gặp sau tiêm vắc xin AstraZeneca của Anh là;

  • Rất phổ biến ( ≥1/10): Đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhạy cảm đau, đau, nóng tại vị trí tiêm, ngứa, mệt mỏi, bồn chồn, sốt (rất phổ biến là sốt nhẹ và phổ biến là sốt  ≥ 38 độ C), ớn lạnh.
  • Phổ biến (≥1/100 đến <1/10): Sưng và đỏ tại vị trí tiêm
  • Không phổ biến: (≥1/1000 đến <1/100): Không có dữ liệu
  • Hiếm gặp (≥1/10000 đến ˂1/1000): Không có dữ liệu

Vắc xin Pfrizer

Những sự cố bất lợi từ phổ biến đến hiếm gặp sau tiêm vắc xin Pfrizer của Mỹ là;

  • Rất phổ biến ( ≥1/10): Đau đầu, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi,  ớn lạnh, sốt ,sưng tại chỗ tiêm
  • Phổ biến (≥1/100 đến <1/10): Buồn nôn, mẩn đỏ chỗ tiêm
  • Không phổ biến (≥1/1000 đến <1/100):Nổi hạch, mất ngủ, đau tứ chi, khó chịu, ngứa chỗ tiêm
  • Hiếm gặp (≥1/10000 đến ˂1/1000): Bell’s palsy (liệt mặt ngoại biên cấp tính)
  • Rất hiếm (<1/10.000): Nhà sản xuất chưa có khuyến cáo về phản ứng phản vệ, viêm cơ tim, huyết khối giảm cầu, những phản ứng này được ghi nhận trong quá trình sử dụng ở một số quốc gia với tỷ lệ hiếm gặp.

Vắc xin Pfrizer được nghiên cứu và sản xuất tại Mỹ
Vắc xin Pfrizer được nghiên cứu và sản xuất tại Mỹ

Vắc xin Sinopharm

Những sự cố bất lợi từ phổ biến đến hiếm gặp sau tiêm vắc xin Sinopharm của Trung Quốc là:

  • Rất phổ biến ( ≥1/10): Đau tại chỗ tiêm, đau đầu
  • Phổ biến (≥1/100 đến <1/10): Sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, ho, khó thở, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa
  • Không phổ biến (≥1/1000 đến <1/100): Đỏ, sưng, cứng, ngứa, chóng mặt, chán ăn, đau hầu họng, khó nuốt, chảy nước mũi, táo bón, quá mẫn cảm
  • Hiếm gặp (≥1/10000 đến ˂1/1000): Hôn mê, buồn ngủ, khó ngủ, hắt hơi, viêm mũi họng; nghẹt mũi, khô họng, cúm, giảm cảm, đau chân tay, đánh trống ngực, đau bụng, phát ban, niêm mạc da bất thường, mụn trứng cá, bệnh nhãn khoa, tai, khó chịu, nổi hạch.
  • Rất hiếm (<1/10.000): Tai biến nặng Ớn lạnh, rối loạn chức năng vị giác, mất vị giác, dị cảm, run, rối loạn chú ý, chảy máu cam, hen suyễn, kích ứng cổ họng, viêm amidan, khó chịu, cổ đau, đau hàm, u cổ, loét miệng, đau răng, rối loạn thực quản, viêm dạ dày, đổi màu phân, bệnh nhãn khoa, mờ mắt, kích ứng mắt, đau tai, căng thẳng, tăng huyết áp, hạ huyết áp, tiểu tiện không tự chủ, chậm kinh nguyệt

Vắc xin Moderna

Những sự cố bất lợi từ phổ biến đến hiếm gặp sau tiêm vắc xin Moderna của Mỹ  là:

  • Rất phổ biến ( ≥1/10): Nhức đầu, buồn nôn, nôn, đau cơ, đau khớp và cứng khớp, đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, nổi hạch, sưng đỏ vị trí tiêm
  • Phổ biến (≥1/100 đến <1/10): Phát ban, mẩn đỏ hoặc sưng tại chỗ tiêm, nôn, tiêu chảy
  • Không phổ biến (≥1/1000 đến <1/100): Ngứa chỗ tiêm
  • Hiếm gặp (≥1/10000 đến ˂1/1000): Sưng mặt, liệt mặt ngoại biên cấp tính
  • Rất hiếm (<1/10.000): Sốc phản vệ, quá mẫn

Thực tế ghi nhận những sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin COVID-19

Tính tới thời điểm hiện tại, thực tế ghi nhận các sự cố bất lợi sau tiêm vắc xin COVID-19 là:

  • Hầu hết là phản ứng thông thường như khuyến cáo.
  • Các trường hợp nhập viện theo dõi, điều trị gồm tiêu chảy, sốt cao, nhịp nhanh, kẹt huyết áp, phản ứng phản vệ.

Sốt là tác dụng phụ rất phổ biên sau tiêm vắc xin COVID-19
Sốt là tác dụng phụ rất phổ biên sau tiêm vắc xin COVID-19

Các tác dụng phụ của vắc xin phòng COVID-19 thường xuất hiện sớm trong vòng 1 giờ đầu sau tiêm hoặc trong ngày đầu. Khi nhận thất các dấu hiệu bất thường, đối tượng tiêm cần đến cơ sở y tế sớm và xử trí kịp thời.

Tóm lại các loại phản ứng sau tiêm vắc xin thường gặp sẽ bao gồm:

  • Phản ứng thông thường tại chỗ và toàn thân: đau vị trí tiêm, sưng hạch nách, mệt mỏi nhức đầu. Trong số các mRNA vaccine thì BNT162b2 (Pfizer – BioTech) có tỉ lệ thấp hơn so với mRNA – 1273 (Moderna). Lúc này, người bệnh cần được xử trí bằng các thuốc hạ sốt giảm đau nếu các có triệu chứng,
  • Phản ứng nguy hiểm: hiếm gặp
  • Phản ứng phản vệ liên quan đến vắc xin
  • Huyết khối giảm tiểu cầu liên quan đến vắc xin
  • Ngất: sau tiêm 15 – 30 phút, đã có báo cáo và gặp ở trẻ vị thành niên, người trẻ tuổi

Theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm

Tại địa điểm tiêm

Tại địa điểm tiêm, nhân viên y tế sẽ là người có trách nhiệm theo dõi và xử lý các trường hợp gặp phản ứng sau tiêm vắc xin COVID-19. Cụ thể:

  • Sẵn sàng các phương tiện cấp cứu, hộp thuốc cấp cứu phản vệ.
  • Rút sẵn 1ml Adrenalin 1mg/1ml vào bơm tiêm gắn sẵn kim, đậy kín kim tiêm bằng nắp. Hủy cuối mỗi buổi tiêm nếu không sử dụng.
  • Có sẵn phương án phân công cụ thể người hỗ trợ cấp cứu, đội CC lưu động, phương tiện vận chuyển BN khi cần thiết.

Nhân viên y tế cần chuẩn bị sẵn các phương tiện cấp cứu bệnh nhân gặp tác dụng phụ sau tiêm vắc xin COVID-19
Nhân viên y tế cần chuẩn bị sẵn các phương tiện cấp cứu bệnh nhân gặp tác dụng phụ sau tiêm vắc xin COVID-19

Tại nhà người bệnh

Sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, bạn cần theo dõi sức khỏe trong 28 ngày đặc biệt là 7 ngày đầu. Liên hệ ngay với đội cấp cứu lưu động hoặc đến thẳng bệnh viện khi có một trong các dấu hiệu:

  • Miệng: Cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi
  • Da: Phát ban, nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da
  • Họng: Cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó
  • Thần kinh: Đau đầu kéo dài, dữ dội, li bì, ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật
  • Tim mạch: Tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất
  • Tiêu hóa: Nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy
  • Hô hấp: Khó thở, khò khè, thở rít, tím tái
  • Toàn thân: Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường
  • Đau dữ dội bất thường tại 1 hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn
  • Sốt cao liên tục trên 39°C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt

Một số lưu ý sau tiêm vắc xin COVID-19

Một số lưu ý quan trọng dành cho bạn sau khi tiêm vắc xin COVID-19 là;

  • Trong 3 ngày đầu sau tiêm:Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24, không uống rượu bia và các chất kích thích
  • Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ
  • Sưng đau, đỏ, nổi cục tại chỗ tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay
  • Không chườm đắp bất kì thứ gì vào chỗ sưng đau
  • Thường xuyên đo thận nhiệt. Xử trí khi có sốt
  • Nếu dưới 38,5°C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán,hố nách,bẹn, uống đủ nước, không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút
  • Sốt từ 38,5°C trở lên: Dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của NVYT. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho NVYT và đến CSYT gần nhất
  • Không tự ý dùng thuốc. Dùng thuốc theo chỉ dẫn của NVYT
  • Giữ giấy xác nhận tiêm vắc xin COVID-19
  • Lưu số điện thoại và tên cơ sở y tế để liên hệ trong trường hợp thiết
  • Thông báo cho cán bộ y tế các phản ứng sau tiêm gặp phải 
  • Sau khi tiêm vắc xin tiếp tục thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch COVID-19 (thông điệp 5K).

Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh COVID-19 bạn vẫn cần tuân thủ quy tắc 5K
Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh COVID-19 bạn vẫn cần tuân thủ quy tắc 5K

Báo cáo sự cố sau tiêm

Ghi nhận báo cáo hàng ngày

  • Ghi nhận sự cố bất lợi sau tiêm chủng thông qua thông tin phản hồi từ đối tượng tiêm chủng hoặc khi đối tượng đến cơ sở tiêm chủng/cơ sở khám chữa bệnh…
  • Tổng hợp thực hiện báo cáo hàng ngày về số trường hợp SCBL STC bao gồm số trường hợp phản ứng thông thường và tai biến nặng . 
  • Sử dụng biểu mẫu báo cáo theo hướng dẫn tại văn bản số 3886/BYT-DP ngày 11/5/2021 Bộ Y tế về việc hướng dẫn giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
  • Thực hiện báo cáo “0” ngay cả khi không ghi nhận trường hợp sự cố bất lợi sau tiêm chủng. 

Trường hợp tai biến nặng: 

  • Báo cáo ngay cho tuyến trên bằng điện thoại, fax, thư điện tử. Biểu mẫu báo cáo trường hợp tai biến nặng phụ lục XII Thông tư 34/2018/TT-BYT.
  • Biểu mẫu điều tra trường hợp tai biến nặng phụ lục 2 công văn 3886/BYT-DP ngày 11/5/2021 Bộ Y tế về việc hướng dẫn giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

Giám sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm chủng:

  • Cơ sở tiêm chủng cử 01 cán bộ đầu mối để thu thập thông tin giám sát
  • Thiết lập và thông báo công khai số điện thoại đường dây nóng để người dân liên hệ trong trường hợp cần thiết
  • Biểu mẫu thu thập tại phụ lục 2 của CV số 3886/BYT-DP ngày 11/5/2021 Bộ Y tế về việc hướng dẫn giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
  •  Thu thập qua bản giấy, phản hồi qua điện thoại, Ứng dụng hồ sơ sức khỏe
  • Biểu mẫu điều tra trường hợp tai biến nặng phụ lục IV Thông tư 34/2018/TT-BYT .

Vừa rồi là những sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin COVID-19. Việc nắm rõ vấn đề này sẽ giúp nhân viên y tế cũng như đối tượng tiêm kịp thời xử lý hiệu quả khi có tình huống bất ngờ xảy ra.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,238

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám