Bệnh niệu quản giãn: nguyên nhân và cách điều trị

Thu Hiền

22-01-2024

goole news
16

Giãn niệu quản phát sinh do nguyên nhân nào, nó gây ra biến chứng nguy hiểm gì cho người bệnh nếu để tình trạng kéo dài mà không điều trị. Cách phòng ngừa bệnh và một số câu hỏi phổ biến về bệnh này sẽ được trình bày trong bài viết dưới đây.

Thế nào là niệu quản giãn

Niệu quản là cơ quan làm chức năng co bóp, vận chuyển nước tiểu từ thận tới bàng quang, mỗi niệu quản thì nối với một quả thận.

Niệu quản giãn là tình trạng bệnh lý mô tả sự dãn to của niệu quản từ 7mm (độ rộng thông thường là 3- 5mm), có thể kèm theo sự giãn đài bể thận. Bộ phận ống nối giữa thận và bàng quang bị rộng hơn bình thường có thể gây nhiễm trùng và chặn dòng nước tiểu đi xuống. Nếu bệnh nhân không được điều trị đúng thì nguy cơ cao gây tổn thương thận nghiêm trọng.

Hình ảnh niệu quản trong hệ thống tiết niệuHình ảnh niệu quản trong hệ thống tiết niệu

Nguyên nhân gây ra tình trạng niệu quản giãn

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do:

  • Sự bất thường của chính niệu quản hoặc do bàng quang bị tắc nghẽn 
  • Niệu quản giãn do bàng quang tắc nghẽn thường do nguyên nhân nội tại vì bị hẹp đoạn xa hoặc khúc nối bàng quang niệu quản 
  • Nguyên nhân do xuất hiện khối u hay xơ sẹo khu vực niệu quản.
  • Do hiện tượng phình niệu quản không trào ngược, không tắc nghẽn chưa rõ nguyên do
  • Trào ngược bàng quang niệu quản cũng có thể dẫn tới niệu quản giãn

Hiện nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau trong các nghiên cứu về nguyên nhân gây niệu quản giãn.  Tuy vậy về cơ bản thì các chuyên gia vẫn cho rằng nguyên nhân chính là do những rối loạn về tổ chức sinh học đã làm cho đoạn niệu quản tận cùng gặp bất thường về khả năng co bóp đẩy nước tiểu xuống bàng quang. Điều này nên đã gây ra ứ đọng nước tiểu và lâu dần dẫn tới triệu chứng niệu quản giãn.

Các triệu chứng của niệu quản giãn

Thời gian đầu niệu quản giãn thường không có triệu chứng nào đáng chú ý. Chủ yếu mọi người phát hiện bệnh khi bệnh nhân đi siêu âm hay kiểm tra sức khỏe, khám bệnh...

Các triệu chứng phát ra ở những bệnh nhân thường khác nhau, mức độ gây khó chịu cũng khác nhau phụ thuộc các bệnh có sẵn đi kèm. Các triệu chứng phổ biến bao gồm sốt nóng, đau lưng hoặc buồn nôn, sốt lạnh, run người, tiêu chảy…

Ảnh chụp X-Quang niệu quản, bể thậnẢnh chụp X-Quang niệu quản, bể thận

Phụ thuộc vào mức độ giãn của niệu quản và đài bể thận, tình trạng niệu quản giãn được chia ra thành 4 độ:

Độ I-A

Giãn niệu quản tiểu khung

Độ I-B

Giãn niệu quản tiểu khung và phần chậu hông

Độ II

Giãn toàn bộ niệu quản nhưng vẫn còn thẳng, giãn nhẹ đài thận

Độ III

Niệu quản vừa giãn vừa bị xoắn, giãn đài bể thận nhiều

 

Đối tượng nào có nguy cơ bị niệu quản giãn

  • Những bệnh nhân có vấn đề bất thường liên quan tới niệu đạo, bàng quang, thận 
  • Nam giới có khả năng bị niệu quản giãn cao hơn phụ nữ nhiều
  • Người có bệnh sẵn như viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu

Các biến chứng của bệnh niệu quản giãn

Niệu quản giãn được vơi là là bệnh nghiêm trọng có thể gây nhiễm trùng hoặc dẫn đến tổn thương thận do bị ứ đọng nước tiểu quá lâu. Trong một số ít trường hợp, niệu quản giãn có thể không ảnh hưởng đến thận. Song hầu hết bệnh nhân có bệnh này mà không được điều trị sớm thường phát sinh bệnh gây hại cho thận, viêm nhiễm đường tiết niệu và các nhiễm trùng khác… 

Cách thức chẩn đoán bệnh niệu quản giãn

Việc chẩn đoán triệu chứng bị niệu quản giãn cần thực hiện bằng các biện pháp sau:

  • Siêu âm ổ bụng nhằm xác định bệnh nhân bị giãn niệu quản hay bị bệnh lý về khúc nối bể thận-niệu quản, từ đó bác sĩ sẽ đánh giá được vị trí và cấp độ của tình trạng niệu quản giãn
  • Chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV) nhằm mục đích đánh giá chức năng thận, xác định chiều dài và hình thái của niệu quản sau khi bị giãn, độ giãn của đài bể thận cũng như độ dài của đoạn niệu quản bệnh lý. Hình ảnh điển hình sau khi chụp niệu đồ tĩnh mạch thường là  những đoạn niệu quản giãn và từng đoạn teo nhỏ hình rễ cây. Tuy nhiên những trường hợp bệnh nhân có chức năng thận kém thì chụp UIV thường không hiệu quả. 
  • Chụp bàng quang niệu đạo có rặn tiểu (CUM: Cystourethrography mictionnelle) là một xét nghiệm bắt buộc để phân loại các nguyên nhân gây ra phình giãn niệu quản. Nguyên nhân có thể là do tắc nghẽn hay do bệnh lý trào ngược bàng quang.
  • Thử nghiệm Whitaker: Khi tắc đoạn nối niệu quản- bàng quang thì áp lực đài bể thận sẽ tăng lên cao hơn nếu dịch truyền vào có lưu lượng lớn hơn 10ml/phút trực tiếp vào bể thận bằng ống thông y tế chọc qua da, hoặc biên độ lệch áp lực giữa bàng quang và bể thận khi làm thử nghiệm H2O sẽ lên đến 22cm (thông thường độ lệch này chỉ khoảng 15cm).
  • Xạ hình thận (renal scintigraphy) với mTc 99-DPTA hoặc mTc99-DMSA là thủ pháp chụp hình thận bằng đồng vị phóng xạ trong khi bài niệu, phương pháp ngày ngày nay được dùng phổ biến ở trẻ em.

Siêu âm ổ bụng và niệu quản giúp chẩn đoán chính xác tình trạng niệu quản giãnSiêu âm ổ bụng và niệu quản giúp chẩn đoán chính xác tình trạng niệu quản giãn

Các phương pháp điều trị niệu quản giãn 

Phụ thuộc vào tình trạng niệu quản giãn cụ thể của bệnh nhân và chẩn đoán của bác sĩ mà sẽ áp dụng phương pháp điều trị phụ hợp.

  • Điều trị bằng phẫu thuật: Nếu các xét nghiệm phát hiện hiện tượng tắc nghẽn nước tiểu hoặc suy giảm chức năng thận cần phẫu thuật để khắc phục. Phương pháp phẫu thuật cho điều trị niệu quản giãn bao gồm việc đưa niệu quản trở lại bàng quang hay gọi là tái tạo lại niệu quản hoặc cắt niệu quản mở rộng, thu hẹp niệu quản. Nếu người bệnh là trẻ em, chưa bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay thận yếu thì việc phẫu thuật có thể được hoãn lại cho đến khi trẻ đủ 12 tháng tuổi.

Hầu hết các bệnh nhân niệu quản giãn đều đáp ứng tốt với phương pháp phẫu thuật mở. Nếu niệu quản giãn bị tắc nghẽn thì điểm tắc nghẽn sẽ được loại bỏ. Nếu giãn niệu quản trào ngược thì có thể can thiệp sửa chữa. Trường hợp niệu quản giãn quá rộng thì có thể được cắt bớt.

  • Điều trị bằng phẫu thuật nội soi được thực hiện sử dụng các ống mỏng được đưa vào cơ thể thông qua một vết cắt nhỏ. Bác sĩ phẫu thuật sử dụng một camera đặc biệt để quan sát bên trong cơ thể và tiến hành phẫu thuật. Nội soi để phẫu thuật tái tạo niệu quản là nghiệp vụ phức tạp và đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật nội soi phải có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn tay nghề cao.

Biện pháp đề phòng bệnh niệu quản giãn

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm được cách phòng tránh tình trạng niệu quản giãn hiệu quả. Thực tế vẫn xuất phát từ việc quan sát cơ thể và chăm sóc bản thân của mỗi người. Một số lưu ý cần duy trì như sau:

  • Uống đủ nước mỗi ngày, uống ít nhất 1,5 lít đến 2 lít nước.
  • Đi tiểu thường xuyên, không nhịn, đi ngay khi cơ thể cảm thấy có nhu cầu
  • Nên mặc đồ lót bằng vải cotton, thoáng khí để hạn chế sự xâm nhập của không khí bên ngoài, vi khuẩn hay nấm để giúp bộ phận sinh dục luôn sạch sẽ, khô ráo.
  • Nên làm vệ sinh hoặc đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để loại bỏ vi khuẩn được đưa vào niệu đạo.
  • Nên luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng đề kháng và lưu thông khí huyết
  • Kiểm tra sức khỏe, siêu âm bụng và kiểm tra hệ thống tiết niệu định kỳ

Giữ thói quen sinh hoạt tốt và ăn uống lành mạnh giúp tăng sức đề khángGiữ thói quen sinh hoạt tốt và ăn uống lành mạnh giúp tăng sức đề kháng

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh niệu quản giãn

Điều trị niệu quản giãn có nhất định phải phẫu thuật không?

Hiện tại các chuyên gia nhận định phương pháp phẫu thuật là hữu hiệu và nhanh nhất trong việc điều trị vấn đề liên quan tới niệu quản. Tuy nhiên có cần tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân hay không phụ thuộc vào kết quả sau khi kiểm tra sâu, siêu âm, chẩn đoán cụ thể của bác sĩ. Vậy nên nếu nghi ngờ mình bị niệu quản giãn thì hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc điều trị.

Niệu quản giãn có dẫn tới biến chứng ung thư niệu quản hay không?

Nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý này là khác nhau. Mặc dù giãn niệu quản không phải là nguyên nhân gây ung thư nhưng nó làm ảnh hưởng chức năng chung của một số bộ phận trong cơ thể như lọc ở thận, bằng quang… khi chức năng thận giảm đồng nghĩa với việc các chất độc chất thải tồn đọng lại cơ thể, lâu dần sinh ra các bệnh lý khác, giảm sức đề kháng,…

Kết luận

Bộ phận niệu quản được coi là rất quan trọng trong hệ thống tiết niệu. Các rối loạn, nhiễm trùng, co giãn hay bất thường có thể gây giảm chức năng niệu quản, tác động xấu tới bàng quan và chức năng thận. Niệu quản giãn cần được chữa trị sớm ngay khi phát hiện. 

Bệnh viện đa khoa Phương Đông tự hào là cơ sở y tế uy tín, được nhiều bệnh nhân lựa chọn để thăm khám và điều trị. Hãy liên hệ hotline 1900 1806 hoặc để lại thông tin tại Đặt lịch khám nếu cần có thêm thông tin và đặt lịch khám.

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
3,570

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám