Viêm bàng quang ở nữ giới là bệnh gì? Điều trị và cách phòng tránh

Dương Minh Ngọc

19-11-2024

goole news
16

Viêm bàng quang ở  nữ là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu dưới thường gặp ở phụ nữ. Nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang, gây ra các triệu chứng như tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, đau bụng dưới. Bệnh thường dễ điều trị bằng kháng sinh nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Các yếu tố nguy cơ bao gồm: quan hệ tình dục, vệ sinh kém, mang thai, sử dụng thuốc tránh thai... 

Viêm bàng quang ở nữ là bệnh gì?

Bệnh viêm bàng quang là tình trạng vi khuẩn gây nhiễm trùng bàng quang. Bệnh có thể. Trên lâm sàng ghi nhận bệnh nhân có thể mắc và tái phát bệnh nhiều lần. Trong đó, viêm bàng quang ở nữ là hay gặp nhất. Trung bình người phụ nữ nào cũng bị viêm bàng quang ít nhất một lần trong đời.

Mặc dù bệnh có thể bắt gặp ở mọi lứa tiểu nhưng có 3 giai đoạn người phụ nữ dễ bị viêm bàng quang nhất như sau:

  • Sau khi sinh hoạt tình dục lần đầu tiên: Chuyên gia cho biết vết rách ở màng trinh sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm ở bàng quang.
  • Trong thai kỳ: Theo thống kê khoảng 10% thai phụ bị nhiễm trùng ở niệu đạo. Điều này xảy ra do bào thai phát triển chèn ép vào bàng quang gây ứ đọng nước tiểu tạo môi trường vi khuẩn phát triển gây bệnh.
  • Sau khi sinh: Vết rách tầng sinh môn chính sẽ thu hẹp khoảng cách giữa hậu môn và cơ quan sinh dục nữ lúc này được thu hẹp lại.
  • Tuổi mãn kinh:  Lượng hormone suy giảm khiến âm đao bị khô, kèm theo sự suy giảm miễn dịch của độ tuổi làm vi khuẩn dễ dàng xâm lấn tấn công.

Tuổi mãn kinh hormone suy giảm khiến vi khuẩn dễ xâm lấn gây hại

Tuổi mãn kinh hormone suy giảm khiến vi khuẩn dễ xâm lấn gây hại

Nguyên nhân gây viêm bàng quang ở nữ giới

Như đã đề cập đến ở trên, nguyên nhân gây viêm bàng quang ở nữ giới do vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào đường tiểu. Thông qua đường niệu đạo, vi khuẩn sẽ phát triển, tấn công vào lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc của bàng quang dẫn đến các triệu chứng đặc trưng của bệnh.

Trên thực tế, bệnh thường gặp ở nữ giới vì đường niệu đạo của nữ ngắn hơn nam nên vi khuẩn dễ tấn công hơn. Mặt khác, âm đạo và lỗ hậu môn và niệu đạo có khoảng cách khá gần nhau, chỉ khoảng 2 phân, không đủ khoảng cách an toàn (6 phân) nên nhiễm trùng niệu đạo có thể xuất phát từ nhiễm trùng bộ phận khác.

Vi khuẩn E.coli nguyên nhân gây bệnh viêm bàng quang

Vi khuẩn E.coli nguyên nhân gây bệnh viêm bàng quang ở phụ nữ

Các yếu tố nguy cơ tăng khả năng viêm bàng quang nữ

Quan hệ tình dục

Viêm bàng quang ở nữ giới thường xảy ra sau khi họ quan hệ tình dục lần đầu tiên. Nguyên nhân là vi khuẩn dễ xâm nhập vào bàng quang nhiều hơn những thời điểm khác vì niệu đạo đang bị kéo giãn.

Đồng thời, các động tác đưa đẩy ma sát khi quan hệ tình dục cũng góp phần làm vi khuẩn đẩy vào đường tiểu sâu hơn. 

Tiền sử nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Có khoảng 27% phụ nữ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu trở lại trong vòng 6 tháng kể từ lần được chẩn đoán nhiễm trùng lần đầu tiên. Đối tượng này dễ bị viêm bàng quang tái phát.  Nguyên nhân là do niêm mạc đường tiết niệu đã bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng bám dính và xâm nhập trở lại.

Trong giai đoạn mang thai

Sự thay đổi về nội tiết tố trong khi mang thai có thể làm mất cân bằng pH, thúc đẩy vi khuẩn dễ xâm nhập và phát triển hơn. Ngoài ra, trong thai kỳ, hệ miễn dịch của phụ nữ thay đổi, làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng. 

Bên cạnh đó, tử cung chèn ép lên bàng quang, gây khó khăn cho việc tiểu tiện và làm tăng nguy cơ ứ đọng nước tiểu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Lạm dụng thuốc tránh thai

Một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thuốc tránh thai đường miệng có thể làm thay đổi thành phần vi khuẩn trong âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Vì thế trước khi uống thuốc tránh thai bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Các yếu tố khác

Ngoài các nguyên nhân trên, thói quen trong sinh hoạt cũng khiến người phụ nữ dễ mắc viêm bàng quang hơn. Trong đó có, vệ sinh cơ quan sinh dục chưa đúng cách. Hành động lau từ sau ra trước sau khi đi vệ sinh, sử dụng dung dịch vệ sinh có tính tẩy mạnh, thụt rửa âm đạo... đều có thể gây mất cân bằng hệ vi sinh vật âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Một số nguyên nhân khác cũng làm tăng khả năng viêm bàng quang ở nư như:

  • Từng đặt ống thông tiểu
  • Ít uống nước.
  • Thói quen nhịn tiểu.
  • Do điều trị xạ trị hoặc sử dụng thuốc
  • Biến chứng bắt nguồn từ những căn bệnh khác: tiểu đường, suy giảm miễn dịch, sỏi thận, dị tật đường tiết niệu,... làm giảm sức đề kháng, cơ thể dễ bị nhiễm trùng

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm bàng quang ở nữ 

Dấu hiệu viêm bàng quang ở nữ là các cơn đau thắt khó chịu ở vùng bụng dưới, thường đi kèm với tình trạng khó tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt. Các triệu chứng của bệnh đi kèm bao gồm:

  • Cảm giác đau rát, khó khăn khi quan hệ tình dục.
  • Đau vùng bụng dưới trên xương mu
  • Luôn có cảm giác buồn đi tiểu, nhưng mỗi lần tiểu đều rất ít, cảm thấy tiểu chưa hết
  • Nước tiểu có màu đục đặc trưng đôi khi sẽ có lẫn máu. Mùi hôi
  • Sốt, buồn nôn, mệt mỏi.

Căn bệnh viêm bàng quang phụ nữ tuy phổ biến, nhưng nó lại không phải là bệnh khó chữa. Phương pháp, cách xử lý tình trạng này cũng đơn giản, nhưng nếu bạn để lâu và không điều trị kịp thời những biến chứng sẽ vô cùng nguy hiểm. Người bệnh cần quan sát và nhận biết các dấu hiệu của viêm nhiễm bàng quang nhằm phát hiện và có hướng điều trị sớm.

 

Nữ bị viêm bàng quang sẽ có triệu chứng sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi

Nữ bị viêm bàng quang sẽ có triệu chứng sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi

Biến chứng viêm bàng quang ở nữ giới

Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bệnh kéo dài như sau:

  • Viêm bàng quang mạn tính
  • Viêm đài bể thận: Vi khuẩn gây nhiễm trùng sẽ ngược dòng lên thận và tấn công gây viêm.
  • Tổn thương thận cấp và mãn tính.

Lưu ý rằng, đối tượng chủ yếu mắc bệnh viêm bàng quang nữ này là các sản phụ. Khi đó, biến chứng bệnh viêm bàng quang sẽ tác động mạnh mẽ cho cả mẹ và con, có thể dẫn đến:

  • Nhiễm trùng sơ sinh.
  • Sinh non.
  • Sảy thai.
  • Thai lưu.

Viêm bàng quang có thể gây sảy thai

Viêm bàng quang có thể gây sảy thai

Viêm bàng quang ở nữ có nguy hiểm không?

Trên thực tế, bệnh viêm bàng quang ở phụ nữ không phải bệnh lý nguy hiểm. Bệnh khá dễ điều trị bằng thuốc kháng sinh và ít khi xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, điều chúng ta không nên chủ quan là triệu chứng của bệnh khá mờ nhạt và dễ gây nhầm lẫn. 

Tuy nhiên, nếu bạn bỏ qua những dấu hiệu đó, người bệnh sẽ thấy mức độ của các triệu chứng nhẹ đi và không quan tâm nữa. Lúc này bệnh đã rất có khả năng trở thành viêm bàng quang mãn tính ở nữ với những tình trạng nhẹ hơn và ít nguy hiểm. 

Mặc dù vậy bệnh sẽ phá hủy và có các biến chứng xấu một cách thầm lặng hơn rất khó điều trị dứt điểm. Trường hợp nguy hiểm nhất là khi bệnh trở thành viêm bàng quang xuất huyết ở nữ.

Các phương pháp chẩn đoán viêm bàng quang nữ

Xét nghiệm nước tiểu

Phương pháp xét nghiệm mẫu nước tiểu được ưu tiên bởi tính thuận tiện, dễ dàng và có chi phí thấp. 

Bạn sẽ được lấy nước tiểu giữa dòng - nước tiểu sạch để xét nghiệm, nuôi cấy trong các trường hợp cần thiết. Bác sĩ sẽ kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm ra những vi khuẩn gây bệnh hoặc các tế bào bạch cầu. Từ đó các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị bằng kháng sinh phù hợp đúng chủng loại vi khuẩn gây bệnh.

Nếu bạn có biểu hiện đi tiểu ra máu thì nên thông báo ngay cho bác sĩ. Việc đó để thực hiện những xét nghiệm chuyên sâu với chức năng của thận và bàng quang. Với trình trạng bệnh này rất có thể viêm bàng quang nữ thông thường đã chuyển biến thành xuất huyết.

 

Xét nghiệm nước tiểu nhằm tìm ra chủng loại vi khuẩn để có phương pháp điều trị kháng sinh phù hợp

Xét nghiệm nước tiểu nhằm tìm ra chủng loại vi khuẩn để có phương pháp điều trị kháng sinh phù hợp

Nội soi bàng quang

Đối với phương pháp nội soi, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng bàng quang của bệnh nhân thông qua ống soi. Ống soi sẽ đi từ ngã niệu đạo và tới đường tiểu của bệnh nhân. 

Từ những kết quả thu được, bác sĩ sẽ có những đánh giá tình trạng bệnh và sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Nếu phát hiện có các bất thường tương ứng, bác sĩ có thể chỉ định lấy mẫu mô từ tổn thương trong bàng quang của bệnh nhân để làm sinh thiết.

Điều trị viêm bàng quang ở phụ nữ

Điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn

Viêm bàng quang thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh tại nhà. Phương pháp điều trị này dành cho bệnh nhân bị viêm bàng quang ở mức độ nhẹ. 

Bằng cách chữa trị này, người bệnh sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều tới cuộc sống sinh hoạt và làm việc của người bệnh. Vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt dưới tác dụng của thuốc mà không cần những phương pháp điều trị phức tạp.

Các loại thuốc được các bác sĩ chỉ định đề xuất điều trị bệnh viêm bàng quang nữ là:

  • Nitrofurantoin
  • Trimethoprim
  • Sulfamethoxazole
  • Ciprofloxacin, Levofloxacin, Ofloxacin
  • Cefuroxim, cefixim
  • Amoxicillin và acid clavulanic
  • Fosfomycin

 

Thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị hiệu quả để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh

Thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị hiệu quả để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh

Điều trị viêm bàng quang nữ không do nhiễm khuẩn

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh này nhưng không do tác động của vi khuẩn xâm nhập, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe và xem xét tiền sử bệnh của bệnh nhân. Điều đó nhằm tìm ra nguồn gốc gây bệnh và đề xuất về phác đồ điều trị phù hợp.

Các biện pháp giúp phòng ngừa viêm bàng quang nữ?

Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm bàng quang, bạn nên:

  • Thường xuyên uống nước, nước có thể giúp bạn thanh lọc các độc tố trong cơ thể.
  • Đi tiểu khi cần, tránh nhịn tiểu. Nhịn tiểu khiến cho thành bàng quang bị gây áp lực, về lâu dài điều này sẽ gây hại cho bàng quang của bạn.
  • Sử dụng những biện pháp an toàn khi quan hệ và đi tiểu ngay sau khi quan hệ. Vì điều này giúp đào thải các chất bẩn trong khi quan hệ.
  • Dùng dung dịch vệ sinh dành riêng cho âm hộ, nên hạn chế các sản phẩm có mùi thơm như xà bông, chứa nhiều chất hóa học...
  • Hạn chế, tránh sử dụng thuốc diệt tinh trùng hoặc tránh đặt vòng tránh thai. Bạn cần trao đổi với bác sĩ để được đề xuất phương án tránh thai an toàn hơn.
  • Nên tắm bằng vòi hoa sen thay cho tắm bằng bồn. Việc tắm bằng vòi hoa sen sẽ giúp hạn chế việc các chất bẩn khi tắm hay những chất hóa học bạn sử dụng xâm nhập vào cơ thể như khi ngâm bồn.

Tắm bằng vòi hoa sẽ sẽ giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm bàng quang

Tắm bằng vòi hoa sẽ sẽ giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm bàng quang

Bên cạnh đó, bạn nên đi khám sức khoẻ định kỳ tại các Bệnh viện uy tín để theo dõi sức khoẻ an toàn, uy tín. Trong số đó, Khoa Thận tiết niệu - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ thăm khám chất lượng cao. Đây là nơi được trang bị những máy móc tiên tiến hiện đại, ứng dụng những kỹ thuật cao giúp phát hiện sớm những dấu hiệu tình trạng bệnh nhỏ nhất.

Cùng với đó là đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, chuyên khoa với hơn 40 năm kinh nghiệm, luôn tận tụy và hết mình vì sức khỏe người bệnh. Quy trình đăng ký, khám chữa bệnh nhanh chóng, dễ dàng, chuyên nghiệp và đặc biệt an toàn nhằm hạn chế tối đa lây nhiễm chéo. 
Tư vấn điều trị viêm bàng quang ở phụ nữ tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Tư vấn điều trị viêm bàng quang ở phụ nữ tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Có thể nói, viêm bàng quang ở nữ là bệnh lý thường gặp, diễn biến từ từ nhưng . Có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để chủ động bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình, bạn nên thăm khám sức khoẻ định kỳ và đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện các hiện các dấu hiệu bất thường. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,988

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám