Viêm đường tiết niệu khi mang thai - Biến chứng khôn lường

Dương Minh Ngọc

17-11-2022

goole news
16

Bị viêm đường tiết niệu khi mang thai có thể dẫn đến những nguy hiểm với thai nhi như gây đẻ non, nhiễm khuẩn sơ sinh, thậm chí sảy thai. Do đó, khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào tại đường niệu đạo, chị em cần nhanh chóng đến khám và điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa.

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai

Tác nhân chính gây nên nhiễm khuẩn tiết niệu nói chung và ở phụ nữ mang thai nói riêng là do vi khuẩn E.coli.

Chủng vi khuẩn này xâm nhập chủ yếu từ vùng hậu môn từ phân, lây lan sang âm đạo rồi đi qua niệu đạo tấn công lên bàng quang gây viêm nhiễm. Nếu không sớm điều trị, bệnh có thể gây viêm thận, bể thận.

Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu đó là:

  • Đặc điểm cơ thể thay đổi trong giai đoạn này, tử cung gia tăng kích thước theo sự phát triển của thai nhi, gây chèn ép vào niệu quản, từ đó khiến đài bể thận bị giãn. 
  • Nước tiểu có khả năng bị trào ngược lên niệu quản, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Uống ít nước khiến nước tiểu bị cô đọng, thời gian trữ trong bàng quang lâu, có thể bị trào ngược khiến nguy cơ viêm nhiễm tăng cao.
  • Hormone nội tiết thay đổi làm cơ niệu quản bị giãn ra, thời gian đi tiểu mỗi lần thường dài hơn so với bình thường khiến vi khuẩn dễ xâm nhập.
  • Do cấu tạo giải phẫu, âm đạo gần với hậu môn nên dễ bị lây nhiễm vi khuẩn.
  • Thân nhiệt cao hơn so với bình thường dẫn tới dễ bị tiểu buốt, nóng rát và mắc chứng viêm hơn.

Viêm đường tiết niệu khi mang thai gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhiViêm đường tiết niệu khi mang thai gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi

Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở bà bầu

Viêm đường tiết niệu khi mang thai cũng khá giống với bệnh biểu hiện ở các đối tượng khác như tiểu buốt, tiểu rắt, buồn tiểu nhưng khi đi lại rất ít nước tiểu, vùng bụng dưới khó chịu, bàng quang căng tức, nước tiểu đục, có màu hồng do lẫn máu.

Ngoài ra, có thai viêm đường tiết niệu nếu tình trạng nặng hơn, đã lan đến vùng thận gây viêm thận, suy thận,... sẽ xuất hiện các triệu chứng khác như buồn nôn, sốt, đau lưng,...

Nhiễm khuẩn tiết niệu gây khó chịu và mệt mỏi trong thai kỳNhiễm khuẩn tiết niệu gây khó chịu và mệt mỏi trong thai kỳ

5 thể viêm đường tiết niệu bà bầu thường gặp

Ở thai phụ có 5 thể nhiễm khuẩn rất hay gặp, cụ thể là:

Nhiễm khuẩn thường

Chưa có biểu hiện lâm sàng nhưng trong mẫu nước tiểu được xét nghiệm riêng biệt cho kết quả > 100.000 vi khuẩn/1ml. Khi này việc điều trị đang dễ dàng và khả năng gây viêm thận - bể thận chưa cao.

Nhiễm khuẩn tiết niệu cao (viêm thận – bể thận cấp)

Cơ thể sản phụ sốt cao có thể lên tới 40 độ, mệt mỏi, li bì, mạch đập nhanh, buồn nôn - nôn, rét run, nhức đầu choáng váng do ure máu tăng, toàn thân sưng phù, suy hô hấp, suy tuần hoàn,.... Bệnh trong tình trạng nặng, có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của mẹ bầu và thai nhi nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm cầu thận cấp

Khi này toàn thân người bệnh bị sưng phù, tăng cân nhanh (2kg/tuần), phù trắng ấn lõm, huyết áp tăng, mờ mắt, nhức đầu, tiểu ít, xét nghiệm trong nước tiểu có albumin niệu. Thể nhiễm khuẩn này có triệu chứng khá giống với tiền sản giật nên dễ bị nhầm lẫn.

Nhiễm khuẩn tiết niệu thấp (viêm bàng quang cấp)

Viêm đường tiết niệu khi mang thai có biểu hiện đái rắt, đái són, không sốt, đi tiểu cảm giác nóng rát, nước tiểu đậm màu, có trường hợp ra máu cuối bãi. Làm xét nghiệm nước tiểu protein âm tính. Nguy cơ cao dẫn tới viêm thận - bể thận cấp.

Nhiễm khuẩn tiết niệu có biểu hiện đái rắt, đái sónNhiễm khuẩn tiết niệu có biểu hiện đái rắt, đái són

Suy thận cấp

Xét nghiệm cho kết quả creatinin trong huyết thanh tăng cao, có ure máu. Có khả năng dẫn đến đẻ con non, nhẹ cân hoặc sảy thai, thai chết lưu. Nguyên nhân do thận thiếu máu để nuôi dưỡng, thường xảy ra trong trường hợp thai phụ bị nhiễm khuẩn huyết, băng huyết, mất nước, rau bong non,...

Chẩn đoán viêm đường tiết niệu khi mang thai

Bệnh có thể phát hiện thông qua các triệu chứng lâm sàng, tuy nhiên vẫn cần thực hiện chẩn đoán bằng các xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác về mức độ bệnh. Các xét nghiệm này sẽ được thực hiện trực tiếp lên nước tiểu của thai phụ, bao gồm:

  • Trường hợp viêm tiết niệu không triệu chứng sẽ thực hiện cấy vi trùng lên mẫu nước tiểu giữa dòng.
  • Khám phụ khoa kiểm tra tình trạng viêm nhiễm.
  • Xét nghiệm nước tiểu kiểm tra tình trạng viêm tại niệu đạo, bàng quang hoặc thận.
  • Xét nghiệm chức năng thận, phân tích máu, men gan, CRP.

Chẩn đoán viêm đường tiết niệu bằng cách thực hiện các xét nghiệmChẩn đoán viêm đường tiết niệu bằng cách thực hiện các xét nghiệm

Điều trị viêm đường tiết niệu cho bà bầu

Lưu ý: Thông tin về thuốc và cách điều trị viêm đường tiết niệu mang thai dưới đây chỉ là mang tính chất tham khảo. Người bệnh không tự ý mua thuốc sử dụng mà cần khám chữa tại các chuyên khoa.

Kháng sinh là phương pháp điều trị thích hợp nhất với các bệnh gây ra bởi vi khuẩn, với viêm đường tiết niệu cũng vậy. Kháng sinh thông thường sẽ được chỉ định cho bệnh nhân dùng trong 3-7 ngày hoặc hơn tuỳ vào mức độ của bệnh.

Kháng sinh được dùng để điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai thường là kháng sinh nhóm Beta-lactam, Nitrofurantoin, amoxicillin, erythromycin, penicillin có hiệu quả khá tốt và ít tác dụng phụ với thai nhi. Cũng có một số loại kháng sinh thông thường dùng điều trị bệnh nhưng lại chống chỉ định với phụ nữ mang thai đó là ciprofloxacin (Cipro), tetracycline, sulfamethoxazole, trimethoprim (Primasol, Trimpex, Proloprim).

Trường hợp người bệnh đáp ứng thuốc, sau khi dùng kháng sinh khoảng 3 ngày sẽ thấy các triệu chứng gần như khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên khi này, thai phụ tuyệt đối không tự ý dừng thuốc mà cần theo đủ phác đồ điều trị về liều lượng và ngày dùng để tránh tình trạng kháng thuốc hay tái phát bệnh. Trường hợp viêm đường tiết niệu thai kỳ tiến triển thành nhiễm trùng thận, người bệnh sẽ được chỉ định dùng loại kháng sinh mạnh hơn hoặc tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch.

Mẹ bầu bị viêm tiết niệu dùng thuốc kháng sinh theo phác đồ điều trị của bác sĩMẹ bầu bị viêm tiết niệu dùng thuốc kháng sinh theo phác đồ điều trị của bác sĩ

Phòng bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai

Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi, phòng tránh viêm đường tiết niệu ở mẹ bầu và ngăn ngừa biến chứng, chị em hãy thực hiện những biện pháp sau:

  • Tạo thói quen uống nhiều nước, đi tiểu thường xuyên, không nhịn tiểu.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh nhẹ dịu, nhất là sau khi đi đại tiện và có quan hệ tình dục.
  • Nên tắm bằng vòi hoa sen, không nên tắm bồn.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, rượu bia, đồ uống có chứa caffeine.

Trước khi mang thai, chị em nên xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán viêm tiết niệu không triệu chứng.

Mẹ bầu nên uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyênMẹ bầu nên uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên

Bên cạnh đó, chị em nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ trong thai kỳ để phát hiện bất thường tại Khoa Tiết niệu bệnh viện đa khoa Phương Đông. Bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và tận tâm cùng sự hỗ trợ tốt nhất từ các kỹ thuật hiện đại và máy móc tân tiến sẽ cam kết phát hiện chính xác, điều trị kịp thời bệnh lý của thai phụ, hạn chế tái phát và giảm thời gian nằm viện.

Câu hỏi thường gặp về viêm đường tiết niệu khi mang thai

Mẹ bầu viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trong quá trình mang thai, mẹ bị viêm đường tiết niệu thì thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Các nguy cơ nguy hiểm có thể xảy ra là nhiễm trùng sơ sinh, thai lưu, sảy thai, sinh non,... Đặc biệt, nhiễm trùng sơ sinh làm tăng tỷ lệ thai chết trong tử cung. 

Chị em bị viêm đường tiết niệu thử thai có chính xác không?

Bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu có thể khiến que thử thai không cho kết quả chính xác. Nhiều chị em có triệu chứng đau mỏi giống biểu hiện của việc có thai và thử que cho kết quả 2 vạch màu hồng. Nhưng đôi khi đó là dấu hiệu của tình bệnh viêm đường tiết niệu hoặc bộ phận sinh dục. Với trường hợp này, chị em nên nghỉ ngơi và đi khám để có phương án điều trị phù hợp.

Tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu sẽ ảnh hưởng đến kết quả que thử thaiTình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu sẽ ảnh hưởng đến kết quả que thử thai

Khi mang thai, chị em phải đối diện với rất nhiều nguy cơ về bệnh tật, đồng thời việc chữa trị cũng khó khăn hơn do cần hạn chế tối đa các ảnh hưởng của thuốc với thai nhi. Do đó thai phụ cần chủ động phòng ngừa bệnh tật nói chung và viêm đường tiết niệu khi mang thai để bé chào đời khỏe mạnh nhất, mẹ giữ gìn sức khỏe tốt nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

3,958

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám