Nước bọt là một phần tự nhiên được cơ thể bài tiết hàng ngày, tham gia tiêu hóa thức ăn, làm lành vết thương hoặc ngăn chặn virus, vi khuẩn xâm nhập. Song nước bọt có máu lại cảnh báo các vấn đề bất thường của cơ thể, cần được điều trị dứt điểm kịp thời.
Nhổ nước bọt có máu là bệnh gì
Nước bọt có máu là triệu chứng sinh lý bình thường, song cũng có thể cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Máu lẫn trong dịch tiết cơ thể có thể xuất phát từ cổ họng, mũi, miệng hoặc đường hô hấp.
Vấn đề nha khoa
Tổn thương liên quan đến nha khoa là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn nhổ nước bọt có máu:
- Nhiễm trùng khoang miệng do vệ sinh kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây tổn thương niêm mạc, mô nướu và chảy máu.
- Viêm nướu là bệnh răng miệng phổ biến thường gặp, gây tình trạng chảy máu khoang miệng. Nướu sưng lên khiến bệnh nhân dễ bị chảy máu, đặc biệt khi ăn uống hoặc đánh răng.
- Nhổ răng, làm răng khiến chân răng trở nên nhạy cảm và dễ chảy máu.

Những tổn thương nha khoa là nguyên nhân hàng đầu khiến nước bọt có máu
Thiếu vitamin C
Có máu trong nước bọt đang cảnh báo cơ thể thiếu hụt vitamin C. Vitamin C là chất quan trọng với hệ miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ tái tạo collagen trong mạch máu và mô liên kết xương.
Nếu cơ thể không thể tự tổng hợp vitamin C, mỗi cá nhân buộc phải cung cấp thông qua chế độ dinh dưỡng hoặc thực phẩm chức năng. Thiếu hụt vitamin C khiến các mạch máu niêm mạc miệng, hàm suy yếu và chảy máu.
Vấn đề hệ tiêu hóa
Các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa cũng có thể khiến người bệnh nhổ nước bọt có máu tươi. Một số trường hợp điển hình như:
- Viêm thực quản là tình trạng niêm mạc thực quản bị tổn thương, dẫn đến viêm. Vấn đề này khiến thực quản dễ bị chảy máu, lượng máu đó sẽ đào thải ra ngoài cơ thể theo chất nhầy.
- Viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng gây xuất huyết dạ dày, máu theo dịch tiết đường tiêu hóa chảy lên thực quản và lẫn với nước bọt.

Cẩn trọng với các biểu hiện viêm bên trong hệ tiêu hóa
Vấn đề hệ hô hấp
Nước bọt có máu có thể xuất phát từ các tổn thương, chấn thương hoặc bệnh lý về hệ hô hấp như:
- Ăn đồ cứng, mắc xương hoặc nguyên nhân khác gây tổn thương chảy máu cổ họng.
- Chấn thương nặng, nghiêm trọng ở vùng bụng.
- Ho kéo dài do nhiều nguyên nhân bệnh lý có thể làm tổn thương niêm mạc cổ, dẫn đến tình trạng xuất huyết.
- Viêm amidan với triệu chứng ho nhiều, ho dai dẳng khiến người bệnh ho kèm máu.
- Viêm xoang làm khởi phát các cơ ho dữ dội, ho lẫn máu.
- Bệnh lý phế quản thường gặp như giãn phế quản, viêm phế quản, nhiễm trùng phế quản,... khiến bệnh nhân ho lẫn máu trong nước bọt.
- Nước bọt có máu tươi còn cảnh báo các tổn thương, bệnh lý ở phổi như viêm phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính, phù phổi,... Bệnh nhân có thể nhận biết dựa vào các triệu chứng kèm theo khác như khó thở, đờm màu xanh hoặc vàng.
Cảnh báo bệnh lý
Biểu hiện ho nước bọt lẫn máu đồng thời cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm khác như:
- Lao phổi gây loạt triệu chứng khó chịu như ho kèm máu, chán ăn, suy nhược cơ thể.
- U hạt, viêm đa tuyến không chỉ khiến người bệnh chảy máu trong mà còn dẫn đến nhiễm trùng xoang, mệt mỏi và đau khớp.
- Suy tim sung huyết khiến một lượng máu nhất định rò rỉ qua phổi, lẫn vào nước bọt.
- Các bệnh ung thư nghiêm trọng khác như ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư phổi, ung thư máu,...

Nhổ nước bọt kèm máu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm
Triệu chứng kèm theo nước bọt có lẫn máu
Đi kèm với nước bọt có máu đục là các dấu hiệu nhận biết khác như:
- Đau bụng
- Chướng bụng
- Đầy hơi
- Tiêu chảy
- Phân lẫn máu
- Chảy máu trực tràng
- Choáng váng, chóng mặt
- Ngất xỉu, ngủ lịm
- Da tái xanh
- Mệt mỏi.
Nhổ nước bọt ra máu có nguy hiểm không?
Người bệnh nếu xuất hiện các biểu hiện nghiêm trọng dưới đây, cần nhanh chóng thăm khám, tránh đe dọa đến tính mạng:
- Chóng mặt
- Khó thở, thở khò khè
- Mất ý thức
- Khó thở
- Nghẹn
- Đau bụng dữ dội
- Nôn ra máu tươi hoặc đen như cà phê.

Triệu chứng nguy hiểm cần sớm thăm khám y khoa
Những biến chứng nguy hiểm này xuất hiện do liên quan đến sự bất thường của:
- Số lượng tế bào máu đỏ xuống thấp
- Thiếu máu
- Sốc tuần hoàn
- Ung thư đã lan rộng
- Nhiễm trùng lan rộng
Điều quan trọng mọi bệnh nhân cần lưu ý, khi xuất hiện nước bọt lẫn máu cần xem xét theo dõi trong vài ngày. Nếu tình trạng tái diễn nhiều lần, kèm theo các biểu hiện nguy hiểm nêu trên, cần nhanh chóng thăm khám tìm kiếm nguyên nhân.
Làm gì khi nước bọt có máu đục
Với người lần đầu gặp nước bọt có máu, bạn cần tìm cách xử lý tại chỗ nhanh chóng như:
- Súc họng, miệng với nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Dùng bông, gạc cầm máu nếu quan sát thấy chảy máu bên trong khoang miệng, chân răng hoặc lợi.
- Súc miệng đều đặn, dùng thuốc trong vài ngày để điều trị viêm nướu, viêm nha chu hoặc loét miệng.

Hướng dẫn xử lý tình trạng máu đục, máu tươi lẫn trong dịch nhầy
Với nghi ngờ nguyên nhân bệnh lý đường tiêu hóa, đường hô hấp hoặc ung thư, cần sớm thăm khám y tế. Bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán, tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh.
- Với nguyên nhân virus do lao, viêm phổi nên được sử dụng thuốc kháng virus.
- Với nguyên nhân do ung thư, tùy tình trạng bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.
Biện pháp phòng ngừa
Đau họng nước bọt có máu phần lớn có thể chủ động phòng ngừa với một số lưu ý dưới đây:
- Sử dụng bàn chải mềm để vệ sinh răng miệng.
- Đều đặn đánh răng vào sáng và tối, sau bữa ăn.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước để làm sạch nướu và kẽ răng.
- Sử dụng dung dịch súc miệng, nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng hàng ngày, ngừa bệnh về răng và hô hấp.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ chất giúp tăng sức đề kháng, củng cố độ bền mạch máu, giảm tối đa tình trạng chảy máu trong khoang miệng.

Các biện pháp phòng ngừa máu trong nước bọt
Nước bọt có máu là biểu hiện của nhiều nguyên nhân tổn thương, bệnh lý về hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, thiếu hụt dinh dưỡng hoặc ung thư. Bệnh nhân cần theo dõi tình trạng, nếu không chuyển biến cần nhanh chóng thăm khám, có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời.