Nước bọt đặc quánh là gì? Chẩn đoán ra sao? Điều trị như thế nào

Ngọc Anh

18-02-2025

goole news
16

Thay vì lỏng và trong như bình thường, các tuyến tiết ra nước bọt đặc quánh kèm theo triệu chứng khô miệng, khó nuốt. Nguyên nhân có thể do sỏi tuyến nước bọt, viêm nhiễm hoặc khô miệng mãn tính. Nếu tình trạng kéo dài, nước bọt còn có thể lẫn mủ hoặc có mùi hôi. Để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm, bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt!

Hiện tượng nước bọt đặc quánh là gì?

Nước bọt thường có dạng lỏng và khá trong, kết cấu vừa phải, được tiết ra từ các tuyến nước bọt trong miệng là tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi và tuyến dưới hàm giúp làm ẩm miệng, hỗ trợ tiêu hóa và bảo vệ niêm mạc miệng. Nếu nước bọt đặc quánh, dính hoặc giống như chất nhầy, đó là dấu hiệu của các vấn đề sức khoẻ bất thường.

Trên thực tế lâm sàng còn ghi nhận một số trường hợp bệnh nhân cảm thấy khó nuốt, khô miệng, thậm chí nói chuyện không rõ vì nước bọt quá đặc.

Bệnh nhân có thể cảm thấy khó nuốt, chán ăn cùng với tình trạng nước bọt bất thường

Bệnh nhân có thể cảm thấy khó nuốt, chán ăn cùng với tình trạng nước bọt bất thường

Nước bọt đặc quánh tức là bị bệnh gì?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này, có thể kể đến như 

Sỏi tuyến nước bọt

Các bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng cho biết, sỏi tuyến nước bọt có thể là nguyên nhân gây tắc nghẽn ống dẫn nước bọt. Tình trạng này được lý giải như sau: Sỏi hình thành từ các khoáng chất như canxi và phosphate lắng đọng trong ống dẫn nước bọt. Khi sỏi lớn dần, nó làm tắc ống tuyến nước bọt (phổ biến nhất ở tuyến dưới hàm).

Nước bọt bị ứ đọng tại tuyến, trở nên đậm đặc, dính hơn do thiếu phần nước, trong khi phần protein và chất nhầy chiếm tỷ lệ cao hơn. Trong trường hợp, sỏi gây viêm hoặc nhiễm trùng tuyến nước bọt, nước bọt có thể đặc hơn và lẫn mủ, làm nó có màu vàng hoặc mùi hôi.

Sỏi ở tuyến nước bọt có thể khiến nước bọt đặc hơn bình thường

Sỏi ở tuyến nước bọt có thể khiến nước bọt đặc hơn bình thường

Nếu tình trạng nước bọt đặc quánh liên quan đến sỏi ở tuyến nước bọt thì người bệnh có thể cảm thấy khô miệng và khó chịu, đau, sưng vùng tuyến nước bọt khi nhai,...

Viêm tuyến nước bọt

Viêm tuyến nước bọt khiến nước bọt đặc quánh là do quá trình viêm làm thay đổi cấu trúc và chức năng của tuyến nước bọt, gây tắc nghẽn và thay đổi thành phần của nước bọt. Cụ thể, các loại vi khuẩn hoặc virus làm viêm, sưng mô tuyến và gây hẹp ống dẫn nước bọt, khiến nước bọt không thể thoát ra bình thường.

Viêm tuyến nước bọt có thể khiến nước bọt đặc hơn bình thường

Viêm tuyến nước bọt có thể khiến nước bọt đặc hơn bình thường

Ngoài ra, khi bị viêm,  tuyến nước bọt tiết nhiều chất nhầy (mucin) để bảo vệ mô viêm. Điều này khiến nước bọt dày và nhớt hơn bình thường. Nếu có nhiễm trùng kèm theo, nước bọt có thể chứa bạch cầu, mủ hoặc vi khuẩn cũng làm nó đặc hơn và có mùi hôi.

Một số triệu chứng nhận biết bao gồm:

  • Sưng đau vùng má hoặc dưới hàm
  • Khô miệng và cảm giác dính nhớt
  • Sốt, nước bọt có mùi khó chịu hoặc lẫn mủ

Các vấn đề sức khoẻ khác

Ngoài ra, u nang tuyến nước bọt khi lớn lên cũng gây cản trở dòng nước bọt khiến chúng trở nên đặc quánh. Đồng thời, các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp cũng góp phần làm tình trạng này trở nên trầm trọng hơn:

  • Viêm xoang hoặc viêm mũi họng mạn tính: Dịch nhầy từ đường hô hấp trên có thể trộn lẫn với nước bọt, làm nước bọt trở nên đặc hơn.
  • Dị ứng: Phản ứng dị ứng gây viêm niêm mạc mũi và họng, kích thích tuyến nước bọt tiết dịch nhầy dính thay vì nước bọt loãng.

Trong nhiều trường hợp, một số thói quen sinh hoạt không lành mạnh như uống rượu, hút thuốc lá, uống không đủ nước, uống nhiều cafe, rượu. cũng làm nước bọt đặc tạm thời, nước bọt đặc quánh và khô miệng. 

Khi nào nên đi khám?

Bạn nên đi khám càng sớm càng tốt nếu tình trạng nước bọt kéo dài diễn ra trên 1 tuần kèm theo nước bọt đặc. Bệnh nhân có biểu hiện sưng, đau vùng tuyến nước bọt, nhất là khi ăn hoặc nuốt, nước bọt có mùi hôi hoặc lẫn máu, người bệnh khó nuốt, khó thở,...

Khám Tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khám Tai mũi họng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Hiện nay, Khoa Tai mũi họng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hiện đang được thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng. Chuyên khoa quy tụ nhiều chuyên gia, bác sĩ tận tâm, có nhiều kinh nghiệm trong nghề và hàng loạt trang thiết bị hiện đại giúp nâng cao hiệuq quả khám chữa bệnh như sau:

  • Bàn khám Tai Mũi Họng đa năng VIP.
  • Máy nội soi phẫu thuật của Karl Storz.
  • Hệ thống nội soi ống cứng của Karl Storz.
  • Kính hiển vi phẫu thuật.
  • Máy cắt đốt Plasma.
  • Máy cắt Amygdales, nạo VA không chảy máu COBLATOR.
  • Bộ dụng cụ mổ chỉnh hình vách ngăn của Karl Storz.
  • Bộ dụng cụ Nội soi vi phẫu mũi xoang của Karl Storz.
  • Bộ soi treo thanh quản vi phẫu của Karl Storz…..

Cách điều trị tình trạng nước bọt đặc quánh

Phương thức điều trị sẽ được quyết định dựa vào các nguyên nhân sâu xa gây ra triệu chứng như sau:

Điều trị nguyên nhân

Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh nếu bị nhiễm trùng do sỏi tuyến nước bọt. Với sỏi lớn, người bệnh có thể cần tán sỏi bằng sóng siêu âm hoặc can thiệp ngoại khoa để lấy sỏi.

Nếu bất thường nước bọt đặc quánh liên quan đến viêm tuyến nước bọt, bệnh nhân cần uống thuốc kháng sinh, kháng viêm và chườm ấm để giảm sưng đau.

Điều chỉnh cách chăm sóc răng miệng và lối sống 

Bên cạnh đó, bạn có thể thay đối các thói quen nhỏ trong cuộc sống hàng ngày như sau:

  • Uống nhiều nước để giữ ẩm miệng, tránh thức uống có cồn hoặc caffeine vì chúng có xu hướng làm khô miệng hơn.
  • Kẹo cao su không đường hoặc viên ngậm giúp kích thích tuyến nước bọt.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng tránh các bệnh lý nha khoa

Có thể nói, nước bọt đặc quánh là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về tuyến nước bọt như viêm tuyến, sỏi tuyến nước bọt. Ngoài ra, biểu hiện này còn khiến bạn ăn uống không ngon miệng, khiến bạn mệt mỏi,.... Để sớm trở lại cuộc sống bình thường, gợi ý bạn đi thăm khám tại các Bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị dứt điểm.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

689

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám