Niêm mạc họng dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài như virus, vi khuẩn, axit dạ dày trào ngược, nấm hoặc khối u. Nuốt nước bọt đau họng là biểu hiện thường gặp nhất, bệnh nhân cần can thiệp và điều trị trong thời gian sớm.
Nuốt nước bọt đau họng do đâu?
Nuốt nước bọt đau họng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cảnh báo các vấn đề bệnh lý riêng biệt mà người bệnh cần lưu tâm. Dưới đây là những vấn đề tiềm ẩn thường gặp:
- Viêm họng do virus/vi khuẩn khiến cổ họng bị đau nhức, khó chịu nhiều khi nuốt nước bọt, đồ ăn, nước uống. Cơn đau thường tập trung về một bên cổ họng.
- Viêm hoặc nhiễm trùng amidan gây nhiều triệu chứng khó chịu, trong đó bao gồm đau họng do nuốt nước bọt, thường gặp ở bên phải.
- Viêm tuyến nước bọt, dù chỉ viêm một tuyến cũng có thể gây đau một bên họng, kèm tình trạng sưng, khó nuốt.
- Nhiễm trùng tai hoặc xoang có thể lây lan xuống cổ họng, gây cảm giác đau nhức ở một bên.
- Tổn thương do dị vật hoặc thực phẩm cứng, sắc nhọn mắc kẹt phía bên trong cổ họng.
- Trào ngược dạ dày thực quản làm kích thích tình trạng đau họng, có thể xuất hiện ở một bên nếu axit dạ dày chảy ngược không đồng đều.
- Khối u hoặc polyp phát triển bên trong cổ họng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây khó nuốt, đau nhức, tăng dần theo kích thước khối u.
- Nhiễm nấm Candida là nguyên nhân gây đau họng thường gặp nhất, làm khởi phát các triệu chứng khó chịu.
Nguyên nhân gây đau họng khi nuốt nước bọt
Nuốt nước bọt đau có nguy hiểm không?
Nuốt nước bọt đau cổ họng là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe. Từ bệnh lý hô hấp đơn giản như viêm họng, hoặc nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm tuyến nước bọt, hình thành khối u.
Nuốt nước bọt đau họng có thể cảnh báo bệnh lý hô hấp thông thường hoặc sự xuất hiện của khối u
Phần lớn các trường hợp, đau họng khi nuốt nước bọt không gây nguy hiểm đến tính mạng, có thể chủ động can thiệp tại nhà. Ngược lại với triệu chứng kéo dài, không thuyên giảm kèm sốt cao, sưng lớn, khó thở cần nhanh chóng nhập viện điều trị.
Điều trị cổ họng bị đau khi nuốt nước bọt
Với nguyên nhân bệnh lý, bệnh nhân cần nhận chỉ định điều trị từ chuyên gia y tế. Mỗi người sẽ có phác đồ can thiệp nội khoa, ngoại khoa khác nhau:
- Súc miệng đều đặn hàng ngày với nước muối pha loãng, chia thành nhiều lần trong ngày. Hoạt động này giúp giảm viêm, làm dịu cơn đau họng hiệu quả, hỗ trợ kháng khuẩn.
- Uống trà thảo dược từ gừng, mật ong, lá bạc hà để thuyên giảm các cơn đau họng, ưu tiên uống khi còn ấm. Đặc biệt gừng và bạc hà đều có tính chống viêm, còn mật ong hỗ trợ làm dịu và giảm đau ở cổ họng.
- Xông hơi bằng cách đun sôi nước với tinh dầu hoặc lá thảo dược, hít hơi khi còn nóng. Liệu pháp này hỗ trợ thuyên giảm tình trạng đau cổ họng, giảm khổ, kích thích và lưu thông đường thở.
- Tiêu thụ thực phẩm mềm, dễ nuốt, giảm tình trạng cọ sát qua đường thanh quản. Bệnh nhân nên ưu tiên những món ăn như súp, cháo, yogurt; tránh xa các thực phẩm khô cứng.
- Bổ sung nước cho cơ thể, duy trì trung bình 2 lít nước/ngày. Nên uống nước ấm để cung cấp độ ẩm cho cổ họng, làm dịu cơn đau, tăng hiệu quả phục hồi.
- Viên ngậm hoặc thuốc xịt họng hỗ trợ giảm triệu chứng khó chịu hiệu quả, nhanh chóng. Hiện các sản phẩm được bày bán rộng rãi trên thị trường, bệnh nhân có thể chủ động mua tại các cửa hàng thuốc, nhưng cần trao đổi kỹ lượng với dược sĩ.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ sớm, ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Hỗ trợ giảm căng thẳng, tăng cường sức mạnh cho hệ thống miễn dịch.
- Thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi tình trạng đau họng chuyển biến nặng, kéo dài. Với sự trợ giúp của trang thiết bị y tế chuyên dụng, bệnh nhân sẽ được kiểm tra và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Hướng dẫn điều trị giảm nhẹ triệu chứng đau họng do nuốt nước bọt
Phòng tránh nuốt nước bọt bị đau
Các bệnh lý đường hô hấp hoặc ung thư có thể chủ động phòng ngừa bằng một số biện pháp đơn giản như sau:
- Hạn chế ăn đồ quá lạnh, cay hoặc chua gây kích thích niêm mạc họng.
- Đánh răng, súc miệng đều đặn với nước muối hoặc dung dịch vệ sinh miệng hàng ngày.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí vào những thời điểm hanh khô, giữ cổ họng khỏe mạnh.
- Uống trung bình 2 lít nước mỗi ngày, giữ cổ họng luôn đủ ẩm.
- Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm, đều đặn rửa tay với xà phòng, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn uống.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
- Che chắn kỹ lưỡng khi ra ngoài, hạn chế sự tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất làm kích ứng cổ họng.
Biện pháp phòng tránh tác nhân gây nuốt nước bọt bị đau họng
Nuốt nước bọt đau họng là triệu chứng phổ biến khi người bệnh nhiễm bệnh lý hô hấp hoặc có sự xuất hiện của khối u. Tình trạng này có thể diễn tiến nghiêm trọng, nguy hiểm hơn nếu căn nguyên không được điều trị dứt điểm và hiệu quả.