Viêm tuyến nước bọt là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thu Hiền

28-09-2023

goole news
16

Tuyến nước bọt giữ vai trò quan trọng trong vấn đề bảo vệ niêm mạc miệng và họng. Tuy nhiên, nếu tuyến nước bọt bị viêm sẽ gây nên nhiều nguy hại cho sức khỏe. Vậy viêm tuyến nước bọt là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh viêm tuyến nước bọt như thế nào? Hãy cùng bệnh viện đa khoa Phương Đông theo dõi và tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp chính xác nhất.

Viêm tuyến nước bọt là bệnh gì?

Tuyến nước bọt là hệ thống nước bọt bao quanh khoang miệng - yếu tố giữ vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Viêm tuyến nước bọt là chỉ tình trạng tuyến nước bọt bị nhiễm khuẩn. Tình trạng này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau và biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm. 

Viêm tuyến nước bọt là chỉ tình trạng tuyến nước bọt bị nhiễm khuẩnViêm tuyến nước bọt là chỉ tình trạng tuyến nước bọt bị nhiễm khuẩn

Các loại bệnh viêm tuyến nước bọt thường gặp

Hiện nay, có 3 loại bệnh viêm tuyến nước bọt phổ biến thường gặp nhất ở người bệnh đó là: 

  • Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai là chỉ tình trạng tuyến nước bọt nằm ở phía trước tai trên cả hai bên má bị nhiễm trùng. Đây cũng là tuyến nước bọt quan trọng nhất của cơ thể. 
  • Viêm tuyến nước bọt dưới hàm có hai dạng đó là: viêm tuyến nước bọt dưới hàm phải và viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái. Đây là chỉ tình trạng các tuyến nước bọt nằm ở vùng dưới hàm bị nhiễm trùng. Đây là nhóm tuyến nước bọt lớn thứ hai trong hệ thống tuyến nước bọt. 
  • Bệnh viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi là chỉ tình trạng các tuyến nước bọt ở vị trí dưới của miệng và nằm ở hai bên lưỡi bị nhiễm trùng. Đây là tuyến nhỏ nhất trong hệ thống tuyến nước bọt. 

Nguyên nhân bị viêm tuyến nước bọt

Nguyên nhân chính thường gặp gây nên tình trạng viêm tuyến nước bọt đó là nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus. Bên cạnh đó, các loại vi khuẩn như: Coliform, Streptococci, vi khuẩn yếm khí cũng là nguyên nhân gây ra bệnh này. Ngoài ra cũng có một số yếu tố khác tác động đến viêm tuyến bọt phát triển đó là: 

  • Răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. 
  • Vùng cổ và đầu đã từng thực hiện phương pháp điều trị xạ trị. 
  • Tuyến nước bọt bị sỏi. 
  • Đờm nhầy gây tắc nghẽn ống tuyến nước bọt.
  • Cơ thể mất nước và thiếu chất dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tuyến nước bọt bị viêm.  

Có nhiều nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọtCó nhiều nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt

Triệu chứng viêm tuyến nước bọt

Người bị mắc bệnh viêm tuyến nước bọt thường hiếm gặp các biến chứng nhưng không phải là không có. Nếu tình trạng này không được điều trị sẽ khiến mủ tích tụ lại và gây lên vấn đề áp xe. Nếu khối u lành tính gây nên viêm tuyến nước bọt có thể khiến tuyến tăng kích thước. Nếu khối u ác tính gây nên, về lâu dài sẽ phát triển rất nhanh và khiến cho các cơ mặt khó hoạt động hơn. 

Một số triệu chứng của bệnh viêm tuyến nước bọt mà bạn có thể nhận biết như sau: 

  • Khi ăn, người bệnh nhận thấy tuyến mang tai bị sưng bất thường. Lúc đầu sẽ có những dấu hiệu tương tự như quai bị nên khó khá nhiều người lầm tưởng viêm tuyến nước bọt và quai bị đều là một. 
  • Trong miệng thấy có mùi hôi khó chịu. 
  • Tuyến mang tai bị sưng sẽ có biểu hiện mệt và sốt toàn thân. 
  • Khi há miệng cảm thấy khó chịu và đau, thậm chí không há miệng to được. 
  • Miệng luôn trong trạng thái khô và cần uống nhiều nước 
  • Cơ mặt bị đau, cổ và mặt sưng to. 
  • Bên trong khoang miệng thấy có mủ. 
  • Nhận thấy hàm ở phía trước tai, hàm trên cùng hoặc hàm dưới có biểu hiện sưng, đỏ. 

Những triệu chứng trên thường dễ gặp ở bệnh viêm tuyến nước bọt nhưng hầu hết nhiều người thường dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Vậy nên nếu bạn nhận thấy bất cứ biểu hiện nào kể trên hãy đến ngay bệnh viện đa khoa Phương Đông để được thăm khám và chẩn đoán điều trị ngay nhé. 

Các phương pháp chẩn đoán viêm tuyến nước bọt

Bác sĩ sẽ dựa theo các triệu chứng như: sưng đau, cơn đau dữ dội khi nói hoặc ăn... để chẩn đoán bệnh viêm tuyến nước bọt. Bên cạnh đó bác sĩ sẽ thực hiện làm xét nghiệm lâm sàng như sau: 

  • Kiểm tra nước bọt hoặc lấy mẫu mô bằng cách sinh thiết các tuyến nước bọt để xem có vi khuẩn bên trong không. 
  • Làm siêu âm tuyến nước bọt để kiểm tra tình trạng phù nề hoặc kèm theo tình trạng nhiễm trùng tuyến. 
  • Chụp CT Scan, cộng hưởng từ MRI với mục đích kiểm tra tình trạng tuyến nước bọt bị nhiễm trùng. 

Các phương pháp chẩn đoán viêm tuyến nước bọtCác phương pháp chẩn đoán viêm tuyến nước bọt

Phác đồ điều trị viêm tuyến nước bọt mang tai

"Bệnh viêm tuyến nước bọt bao lâu thì khỏi?" Tình trạng này có thể tự khỏi trong khoảng 10 ngày hoặc lâu hơn đối với một số trường hợp nhiễm trùng tuyến nước bọt. Đa số người bệnh muốn được điều trị nhanh chóng và dứt điểm đều cần phải can thiệp điều trị y tế. 

Theo phác đồ điều trị bệnh viêm tuyến nước bọt nói chung cần áp dụng theo nguyên tắc sau: giảm viêm, kháng viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng. Vì thế tùy theo từng biểu hiện cũng như mức độ của người bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau. Cụ thể: 

  • Trường hợp viêm tuyến nước bọt bị nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên sẽ uống thuốc kháng sinh. Tuy nhiên cần phải có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. 
  • Trường hợp viêm tuyến nước bọt bị nhiễm trùng do virus, bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi và dùng thuốc kháng nếu cần thiết. 
  • Trường hợp tuyến tích tụ mủ và gây áp xe thì cần phải rạch để sử dụng ống dẫn lưu đưa dịch mủ ra ngoài. 
  • Trường hợp tuyến nước bọt gấp khúc gây tắc nghẽn có thể được chỉ định phẫu thuật để chữa trị hoặc loại bỏ những đường gấp khúc đó. 
  • Trường hợp tuyến nước bọt bị nhiễm trùng đến từ tình trạng tự miễn, người bệnh cần được can thiệp điều trị để ổn định lại hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng của cơ thể. 

Biến chứng của bệnh viêm tuyến nước bọt

Viêm tuyến nước bọt có nguy hiểm không? Trên thực tế, viêm tuyến nước bọt không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng người bệnh không nên chủ quan. Bởi nếu để bệnh diễn ra trong một thời gian dài có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm và để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác như: mặt bị biến dạng, nhiễm trùng đường huyết, áp xe tuyến nước bọt... 

Một số lưu ý khi chăm sóc người bị viêm tuyến nước bọt

Khi chăm sóc người bị viêm tuyến nước bọt cũng cần phải thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Cụ thể: 

Bị viêm tuyến nước bọt nên kiêng gì 

Khi người bệnh bị viêm tuyến nước bọt, việc chú ý đến chế độ ăn uống rất quan trọng do liên quan đến vùng họng và miệng. Dưới đây là một số thực phẩm cần hạn chế trong quá trình điều trị bệnh này mà bạn cần quan tâm: 

  • Thực phẩm có chứa nhiều đường như: bánh ngọt, kẹo, siro, nước trái cây đóng chai, các loại trái cây khô, socola,... 
  • Thực phẩm chứa nhiều thành phần axit: các loại quả có tính chua gồm: xoài, cóc, chanh, cam, mận,... hay các loại dưa muối chua, kim chi... 
  • Thực phẩm cay nóng, chế biến nhiều dầu mỡ như: khoai tây chiên, gà rán, xúc xích, hamburger, thực phẩm đóng hộp... Ngoài ra các loại gia vị như: tương ớt, ớt, tỏi, hành,... đều không nên ăn. 
  • Thực phẩm lạnh như: coca, kem, nước đá... 

Khi bị viêm tuyến nước bọt cần kiêng nhiều loại thực phẩmKhi bị viêm tuyến nước bọt cần kiêng nhiều loại thực phẩm

Viêm tuyến nước bọt nên ăn gì?

Tham khảo ngay một số thực phẩm có lợi cho người bị viêm tuyến nước bọt dưới đây: 

  • Thức ăn nấu chín mềm hoặc ở dạng lỏng như: cháo, súp, rau củ hầm... 
  • Các loại đậu như: đậu xanh, đậu đỏ, đậu hà lan,... giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thêm vào đó còn có khả năng làm lành tổn thương do tình trạng viêm gây nên. 
  • Các loại rau xanh chứa nhiều chất xơ rất tốt trong quá trình tiêu hóa thức ăn. 
  • Thực phẩm giàu omega-3 bao gồm: hạt lanh, dầu gan cá tuyết, cá hồi, hạt óc chó,... có khả năng kháng viêm và bảo vệ các mô trong tuyến được khỏe mạnh. 

Biện pháp phòng ngừa viêm tuyến nước bọt

Để bảo vệ sức khỏe khỏi những tác nhân gây bệnh viêm tuyến nước bọt, bạn cần phải thực hiện như sau: 

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ tối thiểu 2 lần trong ngày và dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng...
  • Dùng nước súc miệng đều đặn 2 lần mỗi ngày để làm sạch khoang miệng và lưỡi loại bỏ vi khuẩn. 
  • Không nên hoặc hạn chế tiếp xúc với các nguồn bức xạ từ các xí nghiệp, nhà máy sản xuất. 
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, thuốc lá điện tử... 
  • Vệ sinh tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. 
  • Bổ sung ít nhất 1.5L nước mỗi ngày. 
  • Ăn uống lành mạnh, đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. 

Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm tuyến nước bọtCác biện pháp phòng ngừa bệnh viêm tuyến nước bọt

Thắc mắc liên quan đến bệnh viêm tuyến nước bọt

Gần đây, bệnh viện đa khoa Phương Đông nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến bệnh viêm tuyến nước bọt. Cụ thể: 

Viêm tuyến nước bọt có lây không?

. Bệnh viêm tuyến nước bọt có thể được truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt phun ra từ miệng của người bệnh. Tính chất của bệnh lây rất nhanh và thường xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân, đặc biệt là tháng giêng. 

Viêm tuyến nước bọt có phải là quai bị hay không?

Người bị quai bị có thể gây nên tình trạng viêm tuyến nước bọt, đặc biệt là viêm tuyến nước bọt mang tai. Tuy nhiên, viêm tuyến nước bọt có thể do nhiều nguyên nhân khác gây nên. 

Người bị bệnh viêm tuyến nước bọt có nổi hạch không?

. Khi bị viêm tuyến nước bọt có thể gây nổi hạch tại nhiều vị trí bao gồm: sau tai, trước tai, cổ,... 

Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về bệnh viêm tuyến nước bọt và các cách phòng ngừa mà bạn cần biết. Để có một cơ thể khỏe mạnh, hãy thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống đầy đủ và khoa học. Nếu bạn gặp bất cứ triệu chứng nào kể trên, hãy đến ngay đến hotline 1900 1806 của bệnh viện đa khoa Phương Đông để thăm khám ngay nhé. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
3,297

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám