Nút ráy tai là tình trạng ráy tai tích tụ, bít tắc ống tai, gây ảnh hưởng đến khả năng nghe và tạo cảm giác khó chịu. Tình trạng này có thể xuất phát từ thói quen vệ sinh tai sai cách, thói quen xấu trong sinh hoạt hoặc tác động từ môi trường sống. Việc hiểu đúng về nút ráy tai và thực hiện vệ sinh tai khoa học sẽ giúp hạn chế nguy cơ tắc nghẽn và duy trì thính lực lâu dài.
Nút ráy tai là bệnh gì?
Nút ráy tai (tên khoa học: Cerumen Impaction) là tình trạng ráy tai tích tụ nhiều trong ống tai gây khô cứng, bít tắc ống tai, khiến người bệnh nghe kém, đau nhức hoặc thậm chí viêm nhiễm nếu không xử lý đúng cách.
Ráy tai thực chất là hỗn hợp của dầu nhờn (do tuyến bã nhờn trong tai tiết ra), tế bào chết, bụi bẩn và vi khuẩn. Thông thường, tai có cơ chế tự làm sạch, đẩy ráy ra ngoài theo chuyển động nhai hoặc nói chuyện. Tuy nhiên, khi quá trình này gặp trở ngại, ráy tai bị tích tụ dần và tạo thành nút ráy tai.

Nút ráy tai thực chất là cục ráy tai tích tụ lâu ngày
Các chuyên gia cho hay, ráy tai thường có dạng sáp, khi khô sẽ tự động rơi ra mà không cần chủ động lấy ráy tai. Chỉ trừ các trường hợp lấy ráy tai quá nhiều khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt bình thường.
Tưởng như đơn giản nhưng bất kỳ vấn đề nào liên quan đến nút ráy tai cần được thực hiện hiện đúng theo chỉ dẫn, tuyệt đối không dùng các vật sắc nhọn như que kim loại, ghim tóc, xiên que,... để lấy ráy tai. Thao tác này có xu hướng đẩy chất sáp xuống sâu hơn và làm cho tình trạng tắc nghẽn gây ra nặng nề hơn, thấm chí là nhiễm trùng và mất thính lực.
Nguyên nhân lấy nút ráy tai
Ráy tai là chất tiết tự nhiên của tuyến sáp tai, chịu trách nhiệm làm sạch, bôi trơn ống tai, ngăn chặn bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập. Nút ráy tai chỉ hình thành khi ráy tai của bạn quá nhiều, kết dính, kéo theo cảm giác khó chịu trong tai và nghe kém.
Các bác sĩ Tai mũi họng cho biết: Trên thực tế, nguyên nhân hình thành nút ráy tai thường xuất phát từ các thói quen trong cuộc sống như:
- Dùng tăm bông, que lấy ráy tai không đúng kỹ thuật dễ đẩy ráy tai vào sâu hơn, làm ráy tai tích tụ thành nút cứng.
- Làm việc trong môi trường nhiều bụi bẩn, ô nhiễm hay thường xuyên sử dụng tai nghe, nút tai sẽ có nguy cơ bị nút ráy tai cao hơn.
Số ít người có cấu trúc ống tai hẹp bẩm sinh, nhiều lông sẽ làm tăng nguy cơ tích tụ nhiều nút ráy tai hơn bình thường.

Dùng tăm bông không đúng cách có thể khiến chúng ta dễ có nút ráy tai hơn bình thường
Cách nhận biết nút ráy tai
Các triệu chứng tắc nghẽn do ráy tai bao gồm các dấu hiệu sau:
- Ù tai, thính lực giảm: Cảm giác nghe kém rõ hơn bình thường, đặc biệt là sau khi tắm hoặc đi bơi.
- Cảm giác đầy tai, cộm cấn khó chịu.
- Ngứa ngáy trong tai do ráy tai khô và ma sát với da ống tai.
- Đau tai
- Có mùi hôi từ tai trong trường hợp ráy tai tích tụ lâu ngày gây nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, khi soi tai bằng đèn pin hoặc dụng cụ chuyên dụng, bạn sẽ thấy phần ống tai bị bít kín bởi khối ráy tai màu vàng sậm, nâu hoặc đen.
Có tự lấy nút rát tai tại nhà được không? Hướng dẫn lấy nút rát tai tại nhà
Câu trả lời là có thể, nhưng cần thực hiện đúng cách và chỉ nên thực hiện khi nút ráy tai ở mức độ nhẹ, chưa quá cứng hoặc quá sâu. Với các trường hợp nút ráy tai dày, khô cứng thì bạn nên hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm, đau nhức thì tốt nhất bạn nên đi khám tai mũi họng để bác sĩ xử lý bằng dụng cụ chuyên khoa.

Bạn có thể đến Bệnh viện để được các bác sĩ hỗ trợ lấy nút ráy tai
Khi đó, các bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên dụng có kích thước nhỏ, cong hay dùng vòi hút có tạo lực hút để làm mềm và đánh trôi đi khối ráy tai khô này. Đồng thời, nếu các bác sĩ phát hiện tình trạng ráy tai tích tụ này thường xuyên tái phát do cơ chế hình thành dịch tiết quá mức, bạn có thể được kê thêm đơn thuốc, chẳng hạn như carbamide peroxide.
Nếu thực hiện tự lấy ráy tai tại nhà, bạn có thể tham khảo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
- Dung dịch nhỏ tai chuyên dụng (nước muối sinh lý, hydrogen peroxide 3%, dầu ô liu hoặc glycerin).
- Đèn pin hoặc gương soi.
- Khăn sạch.
- Xi lanh y tế (không kim) hoặc dụng cụ xịt rửa tai.
Bước 2: Làm mềm nút ráy tai
- Nghiêng đầu sao cho tai cần lấy ráy hướng lên trên.
- Nhỏ 3-5 giọt dung dịch làm mềm vào tai.
- Giữ nguyên tư thế 5-10 phút để dung dịch thấm sâu.

Ráy tai sẽ được làm mềm đủ để lấy ra dễ dàng
Bước 3: Xịt rửa tai nhẹ nhàng
- Nghiêng đầu ngược lại để dung dịch chảy ra ngoài.
- Dùng xi lanh y tế bơm nước ấm (khoảng 37 độ) vào tai để đẩy ráy tai ra ngoài.
- Lặp lại 2-3 lần nếu cần.
Bước 4: Lau khô tai
- Dùng khăn sạch hoặc bông mềm thấm nhẹ bên ngoài ống tai.
- Tránh ngoáy sâu vào bên trong.
Bước 5: Kiểm tra kết quả
- Có thể dùng đèn soi kiểm tra, nếu ráy tai chưa ra hết có thể tiếp tục nhỏ tai và rửa thêm vào ngày hôm sau.
Lưu ý:
- Tuỵệt đối không cố gắng móc nút ráy tai ra bằng cách dùng lực mạnh hay các vật dụng có sẵn như kẹp giấy, tăm bông hoặc kẹp tóc dễ đẩy ráy tau vào xa hơn trong ống tai và làm tổn thương niêm mạc ống tai, màng nhĩ
- Nên sử dụng các bộ dụng cụ lấy ráy tai bán sẵn tại hiệu thuốc
Phòng ngừa lấy nút ráy tai
Mặc dù đây không phải vấn đề sức khoẻ nguy hiểm nhưng bạn có thể chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây:
Vệ sinh tai đúng cách
- Không dùng tăm bông ngoáy tai sâu: Thói quen này tưởng sạch nhưng thực tế lại đẩy ráy tai vào sâu hơn, làm tăng nguy cơ tạo thành nút ráy tai.
- Chỉ vệ sinh tai ngoài: Sau khi tắm, bạn có thể dùng khăn mềm hoặc tăm bông lau nhẹ vành tai và ống tai ngoài, không nên thọc sâu vào bên trong.
- Chỉ lấy ráy tai khi cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu hoặc cảm thấy cộm, khó chịu ở tai

Hãy vệ sinh tai đúng cách, hạn chế dùng tăm bông ngoáy sâu
Hạn chế dùng tai nghe in-ear và nút tai
- Việc đeo tai nghe hoặc nút tai trong thời gian dài khiến ráy tai không thoát ra ngoài được, dễ đóng cục và gây tắc nghẽn.
- Nếu bắt buộc dùng tai nghe, hãy vệ sinh tai nghe thường xuyên và tránh đeo liên tục quá 1-2 tiếng.
Bảo vệ tai khi tiếp xúc môi trường bụi bẩn
- Nếu làm việc ở nơi có nhiều bụi, hoá chất, hãy đeo bảo hộ tai (earplug) để hạn chế bụi bẩn bám vào tai.
- Sau khi tiếp xúc môi trường ô nhiễm, hãy rửa phần tai ngoài bằng nước muối sinh lý
- Hạn chế để nước bẩn vào tai khi bơi, tắm. Nếu chẳng may nước vào tai, nghiêng đầu để nước chảy ra hết và lau khô ngay.

Đừng đeo tai nghe quá thường xuyên
Nhìn chung bất kể bạn có vấn đề về tai mũi họng gì hay không cũng nên đi kháim định kỳ 3-6 tháng/lần để lấy ráy tai bằng dụng cụ chuyên dụng, đồng thời phát hiện các vấn đề sức khoẻ liên quan. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ thăm khám Tai mũi họng uy tín tại Hà Nội có thể tham khảo Khoa Tai mũi họng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang là địa chỉ được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn thăm khám các bệnh lý tai mũi họng bới quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia hàng đầu và hệ thống cơ sở vật chất chất lượng cao.
Có thể nói, nút ráy tai là tình trạng phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Với các trường hợp ở mức độ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tự lấy ráy tai tại nhà. Tuy nhiên, với các trường hợp ráy tai cứng, bít tắc sâu hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm, bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được lấy ráy tai an toàn, đúng cách.