Phác đồ điều trị viêm họng cấp Bộ Y Tế mới nhất

Ngọc Anh

08-07-2025

goole news
16

Thời điểm giao mùa là khoảng thời gian virus và vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, dễ gây ra nhiều bệnh lý ở đường hô hấp như viêm họng cấp, viêm mũi, sỏi, cúm,... Đặc biệt với bệnh lý viêm họng cấp, mặc dù không gây nguy hiểm ngay lập tức nhưng cũng cần phải thực hiện thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách. Theo dõi bài viết dưới đây của đội ngũ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để tham khảo về phác đồ điều trị viêm họng cấp Bộ Y Tế!

Tìm hiểu về bệnh viêm họng cấp

Viêm họng cấp là tình trạng sưng viêm lớp niêm mạc ở họng miệng, thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bên cạnh phác đồ điều trị viêm họng cấp Bộ Y Tế, Bộ cũng đưa ra các thông tin chính thống về bệnh lý như sau:

Nội dung

Chi tiết

Định nghĩa

- Viêm họng cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở niêm mạc họng, khởi phát đột ngột, dễ lây qua đường hô hấp, phổ biến trong mùa lạnh và ở môi trường đông người.

- Bệnh có thể xuất hiện riêng biệt hoặc đồng thời với viêm VA, viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang,... hoặc các bệnh lý truyền nhiễm như cúm, sởi,...

Nguyên nhân

- Virus (60 - 80%): Influenza, Adénovirus, virus cúm, virus parainfluenzae, virus Coxsakie, virus Herpès, virus Zona, EBV...

- Vi khuẩn (20 - 40%): Liên cầu (tan huyết nhóm A, các nhóm B, C, G ít gặp), Haemophilus influenzae, tụ cầu vàng, Moraxella catarrhalis, vi khuẩn kị khí. Các vi khuẩn Neisseria, phế cầu, Mycoplasma khá hiếm gặp

- Yếu tố môi trường (gián tiếp): thay đổi thời tiết, ô nhiễm, hút thuốc lá thụ động

Đường lây truyền

- Lây trực tiếp qua tiếp xúc giọt bắn khi ho, hắt hơi, nói chuyện gần người bệnh

- Ở chung cùng bệnh nhân trong môi trường kín, đông người (trường học, nơi làm việc), dùng chung vật dụng như khăn mặt, cốc uống nước,...

- Thiếu biện pháp phòng ngừa như không đeo khẩu trang, rửa tay

Triệu chứng

- Toàn thân: sốt vừa (38 - 39 độ C) hoặc sốt cao, mệt, đau nhức cơ, chán ăn, nổi hạch và khi ấn vào thấy đau

- Cơ năng: đau rát họng, nuốt đau, khi nói bị đau nhói lên tai, khàn tiếng, ho từng cơn, ho khan hoặc ho có đờm

- Thực thể: họng đỏ, xung huyết, sưng hạch cổ, amidan sưng to, có thể có mủ hoặc lớp bực trắng

Chẩn đoán

- Dựa trên triệu chứng lâm sàng và khám họng, có thể chỉ định xét nghiệm công thức máu toàn phần để xác định cơ thể có đang bị viêm nhiễm hay không

- Trường hợp nghi ngờ do vi khuẩn: test nhanh kháng nguyên hoặc phết dịch họng nuôi cấy họng

Dựa vào các triệu chứng và kết quả xét nghiệm, nội soi, bác sĩ sẽ tiến hành phân loại bệnh và chẩn đoán phân biệt với các trường hợp như có dị vật đường ăn hay viêm niêm mạc miệng.

Hiện nay đã có phác đồ điều trị viêm họng cấp do Bộ Y Tế đưa ra

Hiện nay đã có phác đồ điều trị viêm họng cấp do Bộ Y Tế đưa ra

Phác đồ điều trị viêm họng cấp của Bộ Y Tế mới nhất hiện nay

Căn cứ vào phác đồ điều trị viêm họng cấp Bộ Y Tế đưa ra vào năm 2015, bệnh sẽ được điều trị theo phương hướng như sau:

Nguyên tắc điều trị 

Khi bị viêm họng đỏ cấp, đặc biệt là với bệnh nhi trên 3 tuổi, các chuyên gia khuyến cáo nên điều trị theo hướng như với viêm họng do liên cầu khuẩn (liên cầu nhóm A), trừ khi có bằng chứng rõ ràng cho thấy nguyên nhân khác. Lý do là vì liên cầu nhóm A có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như viêm cầu thận cấp hay thấp tim nếu không được xử lý đúng cách.

Cụ thể, phác đồ điều trị chỉ dẫn bệnh nhân nên được điều trị đầy đủ theo trình tự sau:

  • Điều trị kháng sinh nhóm beta lactam hoặc các nhóm khác
  • Điều trị triệu chứng: giảm viêm, giảm đau, giảm hạ sốt
  • Điều trị tại chỗ: bôi họng, súc họng, khí dung họng
  • Xác định nguyên nhân để chữa trị

Bệnh nhân sẽ dùng thuốc kết hợp với các chỉ định khác

Bệnh nhân sẽ dùng thuốc kết hợp với các chỉ định khác

Điều trị cụ thể

Bệnh nhân sẽ được điều trị lần lượt theo trình tự: điều trị toàn thân > điều trị tại chỗ > nâng đỡ cơ thể.

Điều trị toàn thân

  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Có thể dùng Paracetamol, hoặc Aspirin (lưu ý: không dùng Aspirin cho trẻ dưới 16 tuổi vì nguy cơ gặp hội chứng Reye khá cao).
  • Kháng sinh: Chỉ dùng khi thực sự cần, đặc biệt nếu nghi ngờ viêm họng do vi khuẩn. Một số loại thường được chỉ định là:
    • Amoxicillin
    • Cephalexin
    • Erythromycin
    • Clarithromycin…..
  • Thuốc kháng viêm:
    • Alpha chymotrypsin giúp tiêu viêm, giảm sưng đau.
    • Prednisolon chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ (không tự ý sử dụng).

Điều trị tại chỗ

  • Xông họng bằng thuốc kháng sinh hoặc giảm viêm nếu bác sĩ yêu cầu.
  • Súc miệng – súc họng: Dùng dung dịch BBM (Borate-Benzonat-Menthol) khoảng 3–4 lần/ngày giúp làm sạch và dịu họng.

Hãy duy trì thói quen súc miệng mỗi ngày

Hãy duy trì thói quen súc miệng mỗi ngày

Nâng đỡ cơ thể

Bệnh nhân nên bổ sung thêm các yếu tố vi lượng như sinh tố, vitamin vào bữa ăn hàng ngày. 

Các biến chứng có thể có sau khi điều trị viêm họng cấp

Thông thường, nếu viêm họng do virus, bệnh nhân sẽ thấy các triệu chứng như đau họng, ho, sốt nhẹ,… thuyên giảm dần và khỏi hẳn trong khoảng 3–5 ngày, không cần dùng kháng sinh. Khi đó, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, uống đủ nước, ăn uống nhẹ nhàng và giữ ấm cơ thể.

Tuy nhiên, nếu nguyên nhân là vi khuẩn, đặc biệt là liên cầu khuẩn nhóm A, thì tình hình sẽ khác: bệnh kéo dài lâu hơn, triệu chứng có thể nặng hơn (sốt cao, đau rát họng dữ dội, nổi hạch...) và bắt buộc phải điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định bác sĩ. Điều này rất quan trọng để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau đó.

Một số biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

Loại biến chứng

Biến chứng cụ thể

Mô tả và biểu hiện

Biến chứng tại chỗ

Viêm tấy hoặc áp xe quanh amidan

Vùng họng sưng đau dữ dội, khó nuốt, có thể cần rạch dẫn lưu mủ.

Viêm tấy, áp xe ở khoảng bên họng hoặc thành sau họng

Thường gặp ở trẻ 1–2 tuổi, dễ bị bỏ sót nếu không để ý kỹ.

Viêm tấy hoại thư vùng cổ

Hiếm gặp, rất nặng, đe dọa tính mạng nếu không xử trí kịp thời.

Biến chứng lân cận

Viêm thanh quản, khí quản hoặc phế quản

Khàn tiếng, ho nhiều, khó thở.

Viêm phổi

Nguy hiểm ở người già, trẻ nhỏ hoặc người có bệnh nền.

Viêm tai giữa cấp, viêm xoang

Đau tai, nghẹt mũi, chảy dịch mũi liên tục.

Biến chứng xa (thường do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A)

Viêm cầu thận cấp

Phù mặt, tiểu ít, nước tiểu sẫm màu.

Viêm khớp

Đau, sưng khớp gối, cổ chân, cổ tay, gây khó khăn khi đi lại.

Viêm tim, thấp tim

Ảnh hưởng chức năng tim, có thể để lại di chứng lâu dài.

Nhiễm trùng huyết, choáng nhiễm độc liên cầu

Hiếm nhưng rất nguy hiểm, cần điều trị cấp cứu.

Phòng bệnh viêm họng cấp như thế nào?

Ngoài các biện pháp chăm sóc sức khỏe theo phác đồ điều trị viêm họng cấp Bộ Y Tế, bạn cũng nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh như:

  • Chăm sóc răng miệng cẩn thận: Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, súc miệng bằng nước muối loãng để sát khuẩn nhẹ nhàng.
  • Rửa tay sạch sẽ sau khi ra ngoài
  • Uống đủ nước
  • Giữ ấm cổ, đặc biệt vào những ngày gió lạnh hoặc thời tiết thay đổi thất thường.
  • Hạn chế tiếp xúc với người đang bị cúm, viêm họng hoặc ở nơi nhiều khói bụi, ô nhiễm.
  • Ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin C từ cam, quýt, ổi, rau xanh để tăng đề kháng tự nhiên.
  • Không hút thuốc lá và rượu, dùng các chất kích thích 
  • Tiêm phòng đầy đủ  các mũi phòng bệnh như bạch hầu, ho gà, phế cầu... để hạn chế biến chứng đường hô hấp.

Có thể nói, phác đồ điều trị viêm họng cấp Bộ Y tế là tiêu chuẩn chung cho mọi cách thức điều trị bệnh viêm họng cấp cho bệnh nhân. Bạn nên tham khảo và phối hợp cùng bác sĩ để quá trình hồi phục sau viêm họng diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng hơn. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Phường Đông Ngạc, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

10

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng

BS.CKI

MAI VĂN NGHĨA

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám