Viêm họng do liên cầu khuẩn: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Thu Hiền

04-09-2023

goole news
16

Viêm họng do liên cầu khuẩn là một loại bệnh nhiễm trùng cổ họng mà nguyên nhân chính gây nên đó là vi khuẩn. Căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như tìm ra phương hướng chữa trị phù hợp, hãy cùng Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông theo dõi thông tin ngay dưới đây. 

Viêm họng do liên cầu khuẩn là gì?

Viêm họng liên cầu khuẩn là tình trạng gây đau và khó chịu trong cổ họng bởi sự tấn công của vi khuẩn có tên là Streptococcus pyogenes. Triệu chứng của căn bệnh này thường có biểu hiện nặng hơn so với viêm họng do virus gây bệnh. Bất kỳ ai cũng đều có thể mắc phải viêm họng do liên cầu khuẩn.

Tuy nhiên độ tuổi thường dễ mắc nhiều nhất là ở trẻ từ 5 tuổi – 15 tuổi. Ở độ tuổi này sức đề kháng chưa thực sự khỏe mạnh nên rất dễ bị mắc phải. Đồng thời quá trình diễn biến của bệnh cũng tiến triển nhanh hơn và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị tích cực. 

Viêm họng liên cầu khuẩn là tình trạng gây đau và khó chịu trong cổ họng

Viêm họng liên cầu khuẩn là tình trạng gây đau và khó chịu trong cổ họng

Vấn đề viêm họng do liên cầu khuẩn thường được biểu hiện rõ nhất ở họng và mũi. Chính vì thế người bệnh thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như: ho, sổ mũi. Ngoài ra bệnh viêm họng liên cầu có thể lây lan nhanh khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Theo đó thời gian lây nhiễm từ người này sang người khác trong khoảng 3 tuần. 

Do đó, việc bố mẹ giáo dục trẻ nhỏ về việc rửa tay là rất quan trọng. Việc giữ vệ sinh sạch sẽ có thể giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm như viêm họng do liên cầu.

Nguyên nhân gây viêm họng do liên cầu 

Nguyên nhân chính và phổ biến nhất gây nên bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn đó là vi khuẩn Streptococcus pyogenes. Loại vi khuẩn này còn được biết đến với tên gọi khác là Streptococcus nhóm A hoặc liên cầu nhóm A. Tình trạng bệnh rất dễ lây nhiễm và thường được lây qua các hình thức sau đây: 

  • Đường hô hấp: Người bị viêm họng do liên cầu khuẩn khi hắt hơi hoặc ho có thể phát tán các giọt chứa vi khuẩn vào không khí và người khác có thể hít phải các giọt này.
  • Ăn uống chung: Khi người bệnh và người khỏe mạnh cùng ăn uống với nhau trong một môi trường, vi khuẩn có thể lây từ người bệnh sang qua thức ăn hoặc đồ uống.
  • Tiếp xúc với các đồ vật, dụng cụ chứa vi khuẩn: Việc thường xuyên tiếp xúc với các đồ vật như tay vịn cầu thang, tay nắm cửa hoặc các bề mặt khác có vi khuẩn gây bệnh rồi đưa tay lên mũi, miệng hoặc mắt, vi khuẩn có thể lây truyền vào cơ thể.

Vi khuẩn Streptococcus pyogenes là nguyên nhân chính gây bệnhVi khuẩn Streptococcus pyogenes là nguyên nhân chính gây bệnh

Dấu hiệu nào nhận biết viêm họng do liên cầu khuẩn?

Sau khi vi khuẩn Streptococcus pyogenes đi vào cơ thể, các triệu chứng sẽ xuất hiện sau 2– 5 ngày. Trong đó các triệu chứng nổi bật thường gặp bao gồm: 

  • Bị sốt cao trên 38 độ C. 
  • Viêm họng nổi hạch gây cảm giác đau, rát họng khi ăn uống. 
  • Cơ thể bị nổi phát ban. 
  • Đau đầu. 
  • Chán ăn, buồn nôn. 
  • Các cơ bị cứng và đau. 
  • Vùng hầu bị sưng hạch, cổ họng xuất hiện những chấm đỏ nhỏ hoặc màu trắng trên vòm miệng. 
  • Vùng cổ bị phình to và cảm thấy đau do hạch bạch huyết sưng tấy. 

Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn có nhiều dấu hiệu nhận biếtBệnh viêm họng do liên cầu khuẩn có nhiều dấu hiệu nhận biết

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn

Khi bị mắc phải bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn nếu người bệnh không được chẩn đoán và điều trị sớm có thể gây nên nhiều biến chứng như: 

  • Nhiễm trùng lây lan rộng: Sự lây lan của liên cầu khuẩn có thể dẫn đến đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể bị ảnh hưởng và gây ra những biến chứng như: viêm thận, bệnh Osler, bệnh viêm màng tim, hoặc viêm hạch mủ,…
  • Đường hô hấp có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên và chuyển biến thành các bệnh như: viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tai, viêm phế quản hoặc viêm amidan. 
  • Biến chứng nguy hiểm nhất do bệnh viêm họng liên cầu gây ra đó là nhiễm trùng đường huyết. Tình trạng bệnh có thể ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Chẩn đoán viêm họng do liên cầu khuẩn

Dựa trên các triệu chứng và kết hợp với khám lâm sàng mà bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn. Ngoài ra để chắc chắn về bệnh tình, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp sau đây: 

  • Lấy mẫu dịch từ cổ họng: Phương pháp này được sử dụng để xác định có vi khuẩn gây bệnh viêm họng liên cầu hay không.
  • Xét nghiệm kháng nguyên: Trong trường hợp kết quả từ việc lấy mẫu dịch không đủ để đưa ra kết luận chính xác, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm xét nghiệm kháng nguyên. 

Xét nghiệm kháng nguyên để chẩn đoán bệnh viêm họng do liên cầu khuẩnXét nghiệm kháng nguyên để chẩn đoán bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn

Phương pháp điều trị viêm họng do liên cầu

Để quá trình điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần thực hiện các phương pháp sau đây: 

Dùng thuốc

Đối với viêm họng do liên cầu khuẩn thường sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, ngoài việc điều trị các triệu chứng của bệnh, thuốc kháng sinh còn có vai trò trong việc kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan bệnh. 

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý tuyệt đối không được tự sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Hoặc cũng không được tự ý quyết định tăng hoặc giảm liều lượng của thuốc. Điều này sẽ khiến quá trình điều trị không đạt hiệu quả cao đồng thời còn khiến người bệnh bị nhờn thuốc. 

Sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm họng do liên cầuSử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm họng do liên cầu

Các loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định sử dụng đối với viêm họng do liên cầu khuẩn như: 

  • Penicillin - một loại kháng sinh, có thể được sử dụng theo hai hình thức: dạng uống (đối với người lớn) và dạng tiêm cho những người bị viêm họng khó nuốt, nôn mửa khi nuốt hoặc cho trẻ nhỏ.
  • Amoxicillin là một loại kháng sinh tương tự như Penicillin nhưng ưu tiên sử dụng cho trẻ nhỏ khi mắc bệnh vì dễ dùng hơn.
  • Nếu người bệnh có tiền sử hoặc bị dị ứng với Penicillin, các loại kháng sinh khác như Cephalexin, Azithromycin, Erythromycin,... có thể được sử dụng thay thế.

Bên cạnh đó, thuốc điều trị triệu chứng của bệnh thường được chỉ định dùng là: 

  • Thuốc chống viêm Ibuprofen như Motrin, Advil,…
  • Acetaminophen, Tylenol,…

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định và liều lượng của bác sĩ đã đưa ra. Việc tự ý sử dụng thuốc dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, Ngoài ra người bệnh có thể bị nhờn thuốc khiến cho quá trình điều trị bệnh bị khó khăn hơn. 

Thay đổi lối sống 

Hầu hết người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị đều đem lại kết quả tích cực. Tuy nhiên việc thay đổi lối sống lành mạnh và khoa học sẽ giúp giảm thiểu các các triệu chứng nhanh hơn. Cụ thể: 

  • Để loại bỏ vi khuẩn và chống lại bệnh, hệ miễn dịch và kháng thể là yếu tố quan trọng nhất. Vậy nên điều cần thiết mà người bệnh cần làm lúc này đó là dành thật nhiều thời gian nghỉ ngơi. Đồng thời hãy đảm bảo giấc ngủ đầy đủ để tăng cường sức khỏe cơ thể và tăng khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Cơ thể cần phải được bổ sung thật nhiều nước để giúp họng có độ ẩm làm giảm cơn đau khi nuốt. 
  • Người bệnh nên ưu tiên các món ăn nhẹ, dễ tiêu hóa như: ngũ cốc, sữa chua, súp, cháo, canh củ quả hầm... Ngoài ra cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị và có tính axit như: quýt, cam, chanh, bưởi... 
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày để giảm đau rát ở cổ họng do viêm họng liên cầu gây ra. 
  • Đặc biệt tránh xa với các loại chất kích thích như: thuốc lá, vapes... Trong thuốc lá chứa nhiều chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe cổ họng. Nếu người bệnh càng hút thuốc sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn. 

Thay đổi và duy trì một lối sống lành mạnhThay đổi và duy trì một lối sống lành mạnh

Làm sao ngăn ngừa được bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn?

Để ngăn ngừa bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn, bạn cần phải tuân thủ thực hiện các biện pháp dưới đây: 

  • Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh: Bạn cần tránh tiếp xúc với những người có triệu chứng viêm họng do liên cầu khuẩn như: hắt hơi, ho,... Ngoài ra, cũng không nên chia sẻ hoặc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như: cốc, khăn mặt, đồ ăn với người bệnh. 
  • Rửa tay thường xuyên: Hãy rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ, đặc biệt trước và sau khi ăn hoặc sau khi tiếp xúc với người bị bệnh.
  • Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng: Viêm họng do liên cầu khuẩn có thể lây lan thông qua tiếp xúc với các bộ phận này. Do đó, bạn cần hạn chế chạm tay vào mà không rửa tay trước.
  • Thực hiện tiêm phòng đầy đủ: Bạn có thể đến bệnh viêm để làm yêu cầu tiêm phòng vacxin ngăn ngừa bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn. Ngoài ra, hãy tập thói quen cho bản thân một lối sống lành mạnh bằng cách ăn uống đầy đủ, tập thể dục mỗi ngày. Thêm vào đó, hãy dành thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc để tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. 
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Khi ho hoặc hắt hơi, xì mũi hãy sử dụng khăn giấy rồi bỏ đi sau khi dùng xong. 

Hãy phòng ngừa bệnh viêm họng do liên cầu bằng nhiều biện phápHãy phòng ngừa bệnh viêm họng do liên cầu bằng nhiều biện pháp

Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn là một căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh nên bạn cần đặc biệt chú ý đến việc bảo vệ bản thân nhé. Hơn hết, khi có bất cứ triệu chứng nào hãy đến ngay phòng khám hoặc bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán, điều trị nhanh chóng. 

Nếu cần thêm tư vấn chi tiết về viêm họng do liên cầu khuẩn, quý khách hàng gọi ngay đến Hotline 1900 1806 hoặc để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám tại bệnh viện Phương Đông.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,939

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám