Viêm tai giữa cấp: dấu hiệu và cách điều trị hiện đại

Phan Ngọc Linh

24-02-2023

goole news
16

Viêm tai giữa cấp tính là diễn biến xấu đi của viêm tai giữa. Nhiều người thường chủ quan về căn bệnh này vì nó phổ biến, tuy nhiên nếu không có những biện pháp chữa trị kịp thời thì bệnh có thể biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thính giác của người bệnh.

 

Viêm tai giữa cấp là gì? 

Viêm tai giữa cấp là tình trạng tai giữa (sau màng nhĩ) bị viêm niêm mạc gây sưng, chảy dịch và chỉ kéo dài dưới 3 tháng. Đây là tình trạng tai bị tổn thương do các tác nhân như virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng. 

Căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 - 36 tháng tuổi do hệ miễn dịch yếu và vòi Eustache chưa hoàn chỉnh về cấu trúc và chức năng. 

Nguyên nhân gây nên bệnh viêm tai giữa cấp

  • Bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ sơ sinh thường do gram âm như E.coli, Staphylococcus aureus. 
  • Viêm tai giữa cấp ở trẻ em dưới 14 tuổi phổ biến nhất là do Steptococcus pneumonia, Moraxella catarrhalis, Haemophilus influenzae.
  • Đối với trẻ em hơn 14 tuổi phổ biến nhất là do Steptococcus pneumonia, Liên cầu Beta tan máu nhóm A và Staphylococcus aureus, sau đó là Haemophilus influenzae.

Vi khuẩn E.coli là nguyên nhân gây bệnh ở trẻ sơ sinh

Vi khuẩn E.coli là nguyên nhân gây bệnh ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng thường gặp của viêm tai giữa cấp tính

Triệu chứng của viêm tai giữa cấp tính

Triệu chứng của viêm tai giữa cấp tính

  • Có triệu chứng bị sốt cao 39 - 40 độ C, trẻ sơ sinh thường quấy khóc nhiều, có dấu hiệu kén ăn, bỏ bú, nôn trớ. 
  • Có cảm giác đau tai, vùng tai bị khó chịu khiến trẻ khóc nhiều hơn. 
  • Khi tình trạng kéo dài, thính giác trở nên yếu đi kèm theo cảm giác dễ bị ù tai, phản ứng kém với âm thanh. 
  • Khi dịch trong tai quá nhiều gây áp lực bên trong tai quá lớn khiến màng nhĩ bị thủng, điều này dẫn đến chảy mủ trên tai. 
  • Nhiều ca ghi nhận bị rối loạn tiêu hoá: trẻ đi ngoài có phân lỏng, tần suất nhiều lần, xuất hiện những biểu hiện như sốt.
  • Khi đi thăm khám, màng nhĩ đỏ, phồng, mất tam giác sáng, có mủ trong ống tai. 

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm tai cấp tính

Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất

Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất

Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi khác nhau, nhưng thường xảy ra ở độ tuổi từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi do hệ miễn dịch ở trẻ lúc này còn yếu. Ngoài ra, những yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ:

  • Trẻ nhỏ thường sử dụng núm vú giả
  • Trẻ bị dị tật bẩm sinh ở vùng tai mũi họng.
  • Trẻ sinh hoạt, tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm, khói thuốc, bụi bẩn
  • Trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp, cảm cúm, viêm xoang gây tắc nghẽn cửa mũi sau, vòi nhĩ và vùng họng. 
  • Di chứng của bệnh truyền nhiễm khác, bệnh cảm lạnh và các bệnh dị ứng. 

Viêm tai giữa cấp có lây lan không? 

Các chuyên gia y tế đã chỉ ra rằng các vi khuẩn gây nhiễm trùng trong tai không có khả năng lây lan, trong khi virus gây bệnh cảm cúm lại dễ dàng lây từ người bệnh sang người khoẻ mạnh. Nếu bệnh viêm tai giữa xuất hiện 1 tuần sau khi bị cảm cúm thì đó không phải là nguồn gốc lây lan nữa. 

Những biến chứng khôn lường của viêm tai giữa cấp

Nếu không có sự can thiệp chữa trị thích hợp, bệnh kéo dài gây những biến chứng nguy hiểm như: 

Thủng màng nhĩ

Màng nhĩ bị thủng là hậu quả của việc mủ trong tai quá nhiều gây ứ đọng, màng nhĩ lúc này căng phồng, gây đau tai và sốt cao. Khi màng nhĩ căng tới một mức độ nhất định sẽ bị thủng và mủ sẽ thoát ra bên ngoài. Bên cạnh đó, màng nhĩ bị thủng do quá trình điều trị buộc bệnh nhân phải trích rạch màng nhĩ, hút mủ. 

Hoại tử trong tai giữa

Nhiều người chủ quan với các triệu chứng của bệnh, để bệnh kéo dài dẫn đến người bệnh bị điếc hoàn toàn, mất đi khả năng cân bằng cơ thể, dây thần kinh số VII bị tê liệt làm liệt mặt. 

Viêm xương chũm cấp

Nếu không kịp thời phát hiện tình trạng nhiễm trùng, không được điều trị, căn bệnh sẽ lây lan sang các mô lân cận. Hậu quả là viêm xương chũm dẫn đến tổn thương xương, lây lan sang mô khác trong hộp sọ dẫn đến viêm màng não, áp xe não, viêm tĩnh mạch bên, liệt mặt ngoại biên. 

Nếu viêm tai giữa cấp tính kéo dài dẫn đến liệt cơ mặt ngoại biên. 

Nếu viêm tai giữa cấp tính kéo dài dẫn đến liệt cơ mặt ngoại biên. 

Biện pháp chẩn đoán viêm tai giữa cấp

Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra biểu hiện lâm sàng của người bệnh. Khi có khả năng cao mắc bệnh cần có kết quả chính xác hơn, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa như: 

Thăm khám tai

Để chẩn đoán các bệnh về tai giữa, điều cần thiết là nội soi tai hoặc sử dụng đèn soi để phát hiện những tổn thương trong tai. Qua đó, bác sĩ dễ dàng quan sát màng nhĩ. Nếu màng nhĩ có màu xám hồng hoặc trắng sáng, trong mờ, đó là màng nhĩ khoẻ mạnh. Ngược lại, màng nhĩ bị viêm, sung huyết, trong trạng thái căng phồng, bên trong hòm nhĩ chứa dịch báo hiệu màng nhĩ bị nhiễm trùng. 

Kiểm tra những bộ phận khác

Nhờ quá trình xem xét những cơ quan khác như cổ họng, mũi xoang, vùng vòm hay nhịp thở để tìm nguyên nhân nhiễm trùng. Ngoài ra, việc kiểm chứng này để phát hiện trạng thái 

Điều trị bệnh lý viêm tai giữa cấp tính 

Trước khi tiến hành điều trị viêm tai giữa cấp tính, bác sĩ cần xác định giai đoạn phát triển của bệnh. Thông thường, bệnh sẽ phát triển theo 3 giai đoạn gồm viêm tai giữa cấp xung huyết, ứ mủ và vỡ mủ. 

Trong giai đoạn đầu, bác sĩ phác đồ điều trị viêm tai giữa cấp bằng cách kê toa những đơn thuốc nhằm kiểm soát tình trạng nhiễm trùng, ngăn chặn viêm nhiễm lây lan tránh đau nhức. Các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam hoặc quinolon được kê đơn để tránh viêm nhiễm ở tai giữa trong giai đoạn sưng huyết. 

Bên cạnh đó, những thuốc chống viêm chứa corticoid được dùng trong thời gian ngắn, thuốc hạ sốt và giảm đau được cho phép dùng để nhanh chóng kiểm soát triệu chứng viêm tai giữa. 

Giai đoạn sưng huyết, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để ngăn chặn nhiễm trùng. 

Giai đoạn sưng huyết, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để ngăn chặn nhiễm trùng. 

Nếu bệnh được phát hiện trong tình trạng ứ mủ hoặc vỡ mủ, phác đồ điều trị bằng thuốc kháng sinh không đem lại hiệu quả cao. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân buộc phẫu thuật để tránh nguy cơ các mô vùng lân cận bị lây lan dẫn đến các bệnh như viêm màng não, viêm não hoặc viêm xương chũm. 

Khi bệnh nhân không thể tiếp nhận phương pháp điều trị nội khoa (dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống phù nề), bác sĩ sẽ tiến hành chữa bệnh bằng phương pháp khác. Cụ thể bao gồm cắt amidan khi viêm amidan và viêm mũi họng tái phát nhiều lần, đặt ống thông khí. 

Phòng tránh bệnh viêm tai giữa cấp 

  • Cần thực hiện biện pháp vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh những bệnh liên quan đến đường hô hấp
  • Tránh tiếp xúc với môi trường đầy ô nhiễm, những nơi có nhiều thuốc lá.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị cảm lạnh, cúm, ho.
  • Nên cho bé bú sữa mẹ để tăng cường miễn dịch tự nhiên cho con. 
  • Không nên cho trẻ ngậm núm vú giả quá nhiều. 
  • Nếu cho trẻ bú sữa bình, cần đặt ở tư thế ngồi, giúp con ự hơi sau khi bú. 
  • Cân nhắc cho trẻ tiêm vắc xin phế cầu hoặc cúm. 

Những câu hỏi thường gặp

Viêm tai giữa cấp độ 2 là gì? 

Hiện nay, bệnh viêm tai giữa được chia làm 2 loại bao gồm: viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa mãn tính. Viêm tai giữa cấp tính là tình trạng nhiễm trùng kéo dài trong tối thiểu 3 tháng, còn khi bệnh viêm tai giữa trên 12 tuần và có dấu hiệu kéo dài gọi là viêm tai mãn tính (hay còn gọi viêm tai giữa cấp 2).

Tại sao trẻ em thường bị viêm tai giữa nhiều hơn người trưởng thành? 

  • Do hệ thống miễn dịch của trẻ còn yếu, hệ thống chống nhiễm trùng của cơ thể chưa phát triển toàn diện. Vòi Eustache chưa hoàn chỉnh về cấu trúc và chức năng. 
  • Vòi nhĩ của trẻ nhỏ thường ngắn và ngang khiến chất lỏng tích tụ phía sau màng nhĩ. 
  • Do thói quen sử dụng núm vú giả cùng với việc bú sữa khi nằm khiến tình trạng viêm tai giữa phát triển. 

Thói quen sử dụng núm vú giả tăng nguy cơ mắc bệnh 

Thói quen sử dụng núm vú giả tăng nguy cơ mắc bệnh 

Nội soi viêm tai giữa có đau không? 

Khi thăm khám tai, nhiều bệnh nhân được chỉ định nội soi viêm tai giữa. Điều này khiến nhiều người lo lắng vì sợ đau khi tiến hành nội soi. Theo trải nghiệm của nhiều người thì quá trình nội soi không gây đau đớn những vẫn phụ thuộc vào thiết bị nội soi, tay nghề và trình độ chuyên môn của bác sĩ. 

Khi nội soi tại các bệnh viện chất lượng có uy tín sẽ khiến bạn không thất vọng khi tiến hành khám nội soi. Tuy nhiên, nếu lỡ chọn cơ sở y tế kém chất lượng, thiết bị y tế lạc hậu và đội ngũ y tế không đủ chuyên môn khiến bạn có trải nghiệm bị đau khi nội soi. 

Thính giác là cơ quan quan trọng cần được bảo vệ trước những tác nhân gây bệnh. Những ảnh hưởng tiêu cực về thính giác sẽ gây ra sự bất tiện khi làm việc và sinh hoạt. Nếu không kịp thời và điều trị bệnh có thể dẫn đến viêm tai giữa mãn tính, gây mất thính giác hoàn toàn. Do đó, cần quan tâm sức khỏe của mình để chủ động điều trị. 

Khi quý phụ huynh phát hiện con em có dấu hiệu viêm tai giữa cấp thì cần được thăm khám. Đội ngũ y bác sĩ bệnh viện Phương Đông sẽ giúp bạn chẩn đoán, đưa ra phương pháp điều trị và lời khuyên dành khi trẻ bị mắc bệnh. Nếu bạn có thắc mắc về bệnh hãy liên hệ với bệnh viện Phương Đông để được giải đáp.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

605

Bài viết hữu ích?

Nguồn tham khảo

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám