Phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết: Nguyên nhân - Triệu chứng - Biến chứng

Thu Hiền

09-03-2024

goole news
16

Phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết giúp tiết kiệm thời gian trong chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị, giảm tối đa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông so sánh nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị và phòng ngừa của từng loại bệnh trong bài viết này.

Sốt siêu vi và sốt xuất huyết là gì?

Mở đầu nội dung phân biệt sốt siêu siêu vi và sốt xuất huyết là các khái niệm:

  • Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue, muỗi Aedes là tác nhân gây truyền nhiễm. Hiện nay tại Việt Nam hay trên thế giới chưa có thuốc hay vacxin đặc trị sốt xuất huyết, nên công tác phòng ngừa đặc biệt quan trọng.
  • Sốt siêu vi là bệnh cấp tính, gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau như Rhinovirus, Adenovirus, Enterovirus, Coronavirus... Những loại vi khuẩn này có thể lây lan nhanh chóng từ người sang người, dễ khởi phát ở trẻ em và người già mỗi khi giao mùa, thời tiết nóng lạnh đột ngột.

Sốt siêu vi và sốt xuất huyết là gì?Sốt siêu vi và sốt xuất huyết là gì?

Phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết bằng nguyên nhân

Dựa vào khái niệm nêu trên, phần nào bạn đã phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết thông qua nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó yếu tố làm phát tán, lây lan bệnh rộng rãi trong cộng đồng.

Nguyên nhân gây sốt siêu vi

Sốt siêu vi hay sốt virus gây ra bởi nhiều loại virus, điển hình là Coronavirus, Rhinovirus, có thể lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh. Sốt do nhiễm siêu vi là phản ứng tự vệ của cơ thể, nhằm chống lại sự xâm nhập và gây hại của virus.

Nguyên nhân gây sốt xuất huyết

Tổ chức WHO nêu sốt xuất huyết do virus Dengue gây nên, lây từ người sang người bởi muỗi cái chi Aedes (Aegypti hoặc Albopictus).

Virus Dengue có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4, hiện lưu hành đầy đủ ở Việt Nam.

Sốt xuất huyết do virus Dengue gây nênSốt xuất huyết do virus Dengue gây nên

Muỗi thường sinh trưởng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nên số ca sốt xuất huyết tại khu vực này cũng cao hơn bình thường. Trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người bệnh nền là đối tượng dễ nhiễm bệnh.

Triệu chứng sốt siêu vi và sốt xuất huyết

Bên cạnh nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể phân biệt với triệu chứng của sốt siêu vi và sốt xuất huyết. Thông thường, sốt xuất huyết biểu hiện dưới da dai dẳng và nghiêm trọng, trong khi đó sốt siêu vi làm phát ban và biến mất ngay sau khi hết sốt.

Sốt xuất huyết do virus Dengue gây nênPhân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết qua triệu chứng

Triệu chứng sốt siêu vi

Mỗi loại virus gây bệnh sẽ có triệu chứng khác nhau, tuy nhiên nhìn chung như sau:

  • Sốt cao khoảng 37,2 - 39 độ C, một số trường hợp cao hơn 40 độ C, khiến cơ thể uể oải, mệt mỏi và đáp ứng kém thuốc hạ sốt.
  • Đau họng, ho khan, dịch mũi nhiều,...
  • Rối loạn tiêu hóa, xuất hiện tiêu chảy.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Nổi hạch ở mặt, cổ hoặc đầu.
  • Sốt siêu vi ở người lớn thường đau nhức đầu, mỏi mắt,...
  • Sốt siêu vi ở trẻ nhỏ thường biểu hiện quấy khóc, co giật khi sốt cao.
  • Nổi mẩn đỏ trên da sau khi hết sốt khoảng 2 ngày.

Triệu chứng sốt xuất huyết

Triệu chứng của sốt xuất huyết thay đổi theo từng giai đoạn:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Không có biểu hiện rõ ràng.
  • Giai đoạn sốt: Người bệnh bắt đầu sốt, sốt cao 38 - 40 độ. Đi kèm với đó là biểu hiện xuất huyết nhẹ như buồn nôn, nôn, đau đầu, đau 2 hốc mắt, đau nhức cơ bắp, đau nhức xương khớp,...
  • Giai đoạn nguy hiểm: Người bệnh hạ sốt, biểu hiện lâm sàng có sự cải thiện nhưng tiểu cầu trong máu giảm nghiêm trọng khiến các tình trạng xuất huyết (xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết sinh dục, xuất huyết não, sốc huyết áp,...) trở nên nghiêm trọng.
  • Giai đoạn hồi phục: Người bệnh qua thời điểm nguy hiểm, biểu hiện sốt xuất huyết thuyên giảm và biến mất, chỉ số xét nghiệm ổn định.

Biến chứng khác nhau giữa sốt xuất huyết và sốt siêu vi

Phân biệt sốt xuất huyết và sốt siêu vi qua bảng biến chứng sau:

So sánh biến chứng sốt siêu vi sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết

- Suy giảm chức năng gan, thận.

- Suy tim, suy thận, suy đa tạng.

- Sốc do mất máu.

- Xuất huyết não.

- Tràn dịch màng phổi, viêm phổi, phù phổi cấp.

- Hôn mê.

- Chảy máu tiêu hóa, gây nôn mửa và tiêu chảy.

- Nồng độ tiểu cầu trong máu giảm.

- Viêm não và bại não,...

Sốt siêu vi

- Viêm phổi nặng, suy hô hấp.

- Ảo giác, mê sảng.

- Co giật.

- Gây các biến chứng tim mạch: viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim.

- Nhiễm trùng huyết.

- Rối loạn thần kinh.

- Tổn thương thận, suy thận.

- Bệnh nhân có dị tật miễn dịch hoặc học dược steroid gặp tình trạng xuất huyết.

Dù có sự khác nhau giữa sốt xuất huyết và sốt siêu vi về biến chứng nhưng hệ quả gây ra đều nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng cơ quan đích. Vậy nên, khi nghi ngờ các triệu chứng, bạn hoặc gia đình cần sớm điều trị hoặc nhờ đến sự tham vấn của bác sĩ.

So sánh sốt siêu vi và sốt xuất huyết về biện pháp phòng ngừa

Nguyên nhân gây bệnh sốt siêu vi khác với sốt xuất huyết, nên biện pháp phòng ngừa sẽ có nhiều điểm riêng biệt. Cụ thể như sau:

Biện pháp phòng ngừa của sốt siêu vi và sốt xuất huyếtBiện pháp phòng ngừa của sốt siêu vi và sốt xuất huyết

Phòng ngừa sốt siêu vi

Sốt siêu vi có thể lây lan trực tiếp qua đường hô hấp, đường tiêu hóa hoặc gián tiếp qua tiếp xúc công cộng. Áp dụng các cách sau để phòng tránh:

  • Rửa tay với xà phòng và nước sạch thường xuyên, ít nhất 20 giây. Các thời điểm không được bỏ qua như sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi ho hoặc hắt xì.
  • Sử dụng khẩu trang để bảo vệ mũi, miệng, tránh nguy cơ tiếp xúc với người bệnh khi ra ngoài hoặc trong thời gian chăm sóc.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học, ưu tiên các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế chất béo bão hòa, đường và muối.
  • Tiêm chủng đẩy đủ các mũi vacxin sởi, quai bị, rubella, cúm,...
  • Hạn chế, tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc người có triệu chứng bệnh.
  • Khi ra ngoài, nên giữ khoảng cách an toàn từ 1 đến 2 mét, phòng tránh lây nhiễm.
  • Thực hiện vệ sinh cá nhân, môi trường sống đều đặn, chú ý các bề mặt hay tiếp xúc.

Phòng ngừa sốt xuất huyết

Một số hành động thiết thực giúp phòng tránh sốt xuất huyết như:

  • Vệ sinh môi trường sống, diệt lăng quăng tại các vị trí ứ đọng nước, vệ sinh ao hồ.
  • Sử dụng lưới, màn chống muỗi tại cửa sổ, giường ngủ, dùng quạt điều hòa để giảm tối đa sự tiếp xúc của muối với người.
  • Mặc quần áo dài, đậm màu và dùng thuốc chống muỗi.
  • Nâng cao nhận thức của cộng đồng về nguy cơ sốt xuất huyết, cách phòng ngừa.

Bảng tổng kết phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết

Trong nội dung cuối, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ tổng kết phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết theo bảng, người bệnh có thể dễ dàng theo dõi:

Tiêu chí

Sốt xuất huyết

Sốt siêu vi

Nguyên nhân

Virus Dengue gây bệnh

Nhiều loại virus gây bệnh, thường gặp các chủng Rhinovirus, Coronavirus, Adenovirus, Enterovirus

Đường lây truyền

Lây lan bởi muỗi cái Aedes mang bệnh

Lây lan qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường truyền máu, đường cắn hoặc đốt

Triệu chứng

Sốt

Sốt cao liên tục, sốt đột ngột khoảng 39 - 40 độ, thường kéo dài 3 ngày

Sốt cao trên 37,2 độ, thậm chí vượt 39 độ C, kéo dài trong 1 - 4 ngày

Mệt mỏi

Nghiêm trọng, gây choáng váng, rũ rượi

Thông thường, nhẹ

Ho

Ít gặp nhưng nghiêm trọng, gây ho khan, ho có đờm, ho đờm lẫn máu

Thường gặp nhưng ho khan nhẹ, thường do ngứa họng

Hắt hơi

Hiếm gặp

Thường gặp

Ớn lạnh

Trong khi sốt

Ở giai đoạn bùng phát

Đổ mồ hôi

Mất nước

Thường gặp, nghiêm trọng

Thường gặp, không nghiêm trọng

Đau đầu

Ít gặp nhưng nghiêm trọng

Thường gặp nhưng nhẹ nhàng

Đau nhức cơ thể

Thường gặp, gây đau nhức xương khớp, cơ bắp

Thường gặp, đau nhức nhẹ nhàng

Chán ăn

Thường gặp, nghiêm trọng, không thể ăn được

Thường gặp nhưng không nghiêm trọng, vẫn có thể ăn uống

Đau amidan

Ít gặp

Thường gặp

Chảy nước mũi

Ít gặp, thường đi kèm với sốt

Thường gặp

Khó thở

Thường gặp, nghiêm trọng

Thường gặp, không nghiêm trọng

Viêm họng

Hiếm gặp, thường đi kèm với sốt

Thường gặp

Buồn nôn, nôn

Thường gặp, nghiêm trọng, có thể nôn ra máu

Thường gặp, không nghiêm trọng

Phát ban

Thường gặp, nghiêm trọng, có thể lan rộng ra toàn cơ thể

Thường gặp, nhẹ nhàng, xuất hiện chủ yếu ở lòng bàn tay, bụng hoặc lòng bàn chân

Sưng mặt

Ít gặp

Thường gặp

Đỏ mắt

Thường gặp

Ít gặp

Đau hốc mắt

Thường gặp

Ít gặp

Tiêu chảy

Thường gặp, nghêm trọng

Thường gặp, không nghiêm trọng

Chảy máu

Thường gặp

Ít gặp

Biến chứng

Suy tim, suy thận, xuất huyết võng mạc, phù não, sảy thai, sốc huyết áp, viêm đường hô hấp

Mê sảng, xuất hiện ảo giác, co giật, hôn mê, suy đa gan, suy thận, nhiễm trùng huyết,...

Giai đoạn bệnh

Sốt xuất huyết gồm 4 giai đoạn chính:

- Giai đoạn ủ bệnh

- Giai đoạn sốt

- Giai đoạn nghiêm trọng

- Giai đoạn hồi phục

Sốt siêu vi gồm 3 giai đoạn chính:

- Giai đoạn ủ bệnh

- Giai đoạn mới chớm

- Giai đoạn bùng phát

Phương pháp điều trị

Chưa có thuốc hay vacxin đặc trị sốt xuất huyết, việc điều trị chỉ nhằm làm giảm triệu chứng bệnh

Thường không cần điều trị, bệnh sẽ tự khỏi nếu được chăm sóc và nghỉ ngơi đúng cách

 

Như vậy, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết theo triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị. Nếu bạn đang nghi ngờ bất kỳ biểu hiện nào nêu trên, hãy liên hệ ngay 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được tư vấn, nhận hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

291

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám