Bí quyết phòng ngừa cảm lạnh thời điểm giao mùa

Thu Hiền

27-11-2023

goole news
16

Khi thời tiết giao mùa, sự thay đổi thời tiết khiến những người yếu ớt dễ mắc cảm lạnh hơn. Để phòng ngừa cảm lạnh, mọi người nên chú ý đến chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng để bảo vệ cơ thể. Trong bài viết này của Bệnh viện Phương Đông, tìm hiểu chi tiết hơn về điều đó nhé.

Cảm lạnh là bệnh gì?

Cảm lạnh là bệnh đường hô hấp xuất hiện do nhiễm virus ở mũi và họng. Dẫn tới việc bị nhiễm trùng, viêm đường hô hấp với các triệu chứng khó chịu như ho, chảy nước mũi nhiều, sổ mũi, nghẹt mũi, sốt, uể oải…

Cảm lạnh khiến cơ thể có nhiều triệu chứng khó chịu, mệt mỏiCảm lạnh khiến cơ thể có nhiều triệu chứng khó chịu, mệt mỏi

Tuy không gây nguy hiểm cho cơ thể nhưng bệnh cảm lạnh gây nhiều triệu chứng mệt mỏi. Đặc biệt, bệnh dễ gặp ở mọi lứa tuổi nên cần được chú ý phòng trừ.

Một số biện pháp phòng ngừa cảm lạnh hiện nay

Có rất nhiều cách để phòng ngừa cảm lạnh, nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào việc thay đổi chế độ sinh hoạt. Cùng tìm hiểu cụ thể về điều đó nhé.

Thay đổi thói quen phòng chống cảm lạnh

Vệ sinh cá nhân và ngủ đủ giấc

Các biện pháp vệ sinh cơ bản như rửa tay trước khi ăn, sau khi vệ sinh hay tiếp xúc với vật lạ có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống cảm lạnh. Vì nó giúp bạn tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus gây hại để tránh bị chúng tấn công trong thời điểm giao mùa cơ thể đang suy yếu.

Bạn nên chú ý ngủ đủ giấc, vì giấc ngủ có chất lượng hay không ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của hệ miễn dịch. Theo các nghiên cứu khoa học, việc ngủ đủ 7- 8 tiếng mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp tới 15%. Những người ngủ đủ giấc mỗi ngày thường ít bị cảm lạnh hơn so với người thức đêm, mất ngủ, ngủ thất thường.

Giảm stress

Khi đầu óc căng thẳng, cơ thể sẽ luôn trong trạng thái hoạt động quá tải, uể oải do hệ thần kinh bị ảnh hưởng nặng. Và hậu quả tất yếu chính là hệ miễn dịch yếu ớt, không hoạt động đủ tốt để chống lại các vi khuẩn, điều kiện gây hại thông thường.

Ngủ đủ giấc, tránh để đầu óc căng thẳng kéo dài là cách tốt nhất để phòng ngừa cảm lạnh. Hãy dành thời gian thư giãn, giải trí sau giờ làm việc để cân bằng đầu óc. Nếu không, bạn sẽ rất dễ bị các tác nhân xấu từ môi trường tấn công.

Chăm sóc mũi, miệng bằng nước muối

Các loại virus gây cảm lạnh thường tấn công cơ thể thông qua đường mũi, họng. Vì thế giữ mũi, miệng luôn sạch là điều quan trọng nhất trong phòng chống cảm lạnh. HÀng ngày, bạn có thể dùng nước muối để súc miệng, rửa mũi 2 lần sáng và tối.

Nước muối sẽ giúp bạn làm sạch mũi, miệng hiệu quảNước muối sẽ giúp bạn làm sạch mũi, miệng hiệu quả

Với cách này, nước muối có thể làm sạch các vi khuẩn, virus bên trong mũi, khoang miệng. Bạn sẽ có được hệ hô hấp khỏe mạnh, chống chịu tốt với các virus gây hại trong môi trường.

Uống đủ nước ấm hàng ngày

Mỗi ngày hãy uống ít nhất 2 lít nước - đó chính là lời khuyên các bác sĩ, các chuyên gia sức khỏe luôn đưa ra với mọi người. Trong thời điểm giao mùa, bạn nên cân nhắc thay thế nước mát bằng nước ấm với nhiệt độ khoảng 36 - 40 độ C.

Nước ấm có tác dụng rất lớn trong việc giữ ấm các cơ quan bên trong cơ thể. Đồng thời, giữ tinh thần sảng khoái, kích thích các mạch máu trong đường tiêu hóa hoạt động một cách hiệu quả.

Khi đó, cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh hơn, duy trì khả năng đào thải độc tố tự nhiên. Đây chính là những yếu tố cơ duy trì sức khoẻ, phòng ngừa cảm lạnh trong thời điểm giao mùa khó chịu.

Làm sạch vật dụng cá nhân

Các loại virus gây cảm lạnh tồn tại ở rất nhiều nơi và chúng chỉ chờ cơ thể bạn suy yếu để xâm nhập, gây nên những triệu chứng bệnh khó chịu.

Đừng để vi khuẩn có chỗ ở trong chăn gối của bạn nhéĐừng để vi khuẩn có chỗ ở trong chăn gối của bạn nhé

Chính vì vậy bạn nên thường xuyên làm sạch các đồ dùng cá nhân, vật dụng trong gia đình bằng thuốc sát trùng. Hoặc đơn giản là dùng khăn mềm có thấm nước lau sạch chúng. Với cách này, bạn có thể giữ vệ sinh tốt nhất và hạn chế nguy cơ lây truyền virus đấy.

Không tiếp xúc trực tiếp với vật dụng của người nhiễm bệnh

Virus có thể lây lan qua không khí, qua tiếp xúc cơ bản. Chính vì vậy nó có thể tồn tại trên các bề mặt, vật dụng và gây truyền nhiễm khi bạn tiếp xúc với. Các dạng tồn tại của chúng có thể là hạt nhỏ, các giọt nhầy nhỏ mà mắt thường không thể trông thấy khiến mọi người chủ quan.

Khi tiếp xúc với những giọt này, bạn sẽ nhanh chóng bị lây truyền virus. Và nguy cơ bị cảm lạnh sẽ tăng lên rất cao nếu bạn đưa tay lên mắt, mũi miệng đấy.

Nếu sống cùng người bệnh, bạn nên chú ý vệ sinh các vật dụng chung thật kỹ. Hạn chế không chạm vào các đồ dùng của họ để tránh lây truyền virus nhé.

Thay đổi thói quen ăn uống để phòng cảm lạnh

Chế độ ăn hàng ngày quyết định các loại vitamin, khoáng chất mà cơ thể bạn hấp thụ. Chính vì vậy nó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng phòng chống bệnh tật.

Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả chỉ bằng cách thay đổi chế độ ăn:

Bổ sung kẽm tăng cường vitamin C trong ăn uống

Kẽm, vitamin C là những chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Vào thời điểm giao mùa, mọi người nên sử dụng những thực phẩm giàu kẽm và vitamin C, như nước cam, nước chanh, trứng, các loại ngũ cốc, thịt động vật… Từ đó, đảm bảo cơ thể có đủ dưỡng chất để chống chịu với thời tiết và các tác nhân khó chịu.

Các thực phẩm giàu kẽm

Sử dụng trà nóng

Một nghiên cứu của các nhà khoa học đại học Harvard cho thấy, một chén trà nóng sẽ giúp bạn tăng cường khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Theo đó, các tế bào thuộc hệ miễn dịch của người dùng trà nóng thường xuyên có khả năng chống nhiễm trùng tốt hơn tới 5 lần so với người bình thường.

Nguyên nhân của điều này là trong trà có một lớp mạch của catechin Set. Chúng có công dụng thúc đẩy hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể hoạt động mạnh hơn, chống virus hiệu quả hơn nhiều.

Thêm hành và tỏi vào thực đơn ăn uống

Hành và tỏi là 2 thực phẩm vàng, 2 vị thuốc sẵn có trong căn bếp mà mọi người nên chú ý. Cả hành và tỏi đều chứa nhiều tinh dầu quý, có tác dụng ức chế sự phát triển cũng như hoạt động của các loại vi khuẩn. Chính vì vậy, chúng có thể bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại trong môi trường khi thời tiết giao mùa.

Các nghiên cứu khoa học gần đây cũng chứng minh, hành và tỏi giúp kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn đường tiêu hóa, để việc tiêu hóa, thải độc qua đường tiêu hóa thuận lợi hơn. Đây chính là yếu tố cơ bản giúp bạn luôn khỏe mạnh để virus không thể xâm nhập vào cơ thể đấy.

Không hút thuốc lá 

Thuốc lá không chỉ gây hại cho bạn, mà nó còn tác động xấu đến môi trường sống trong gia đình, ảnh hưởng trực tiếp đến những người sống cùng. Khói thuốc lá được khoa học chứng minh là có khả năng tạo kích ứng đường thở, làm tổn thương đường thở. Đây chính là điều kiện tuyệt vời để các virus tấn công vào cơ thể.

Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là hoạt động làm tăng nguy cơ nhiễm trùng họng, nhiễm trùng đường thở. Khói thuốc lá và các chất độc trong đó khiến tình trạng viêm nhiễm lâu lành hơn. Từ đó, khiến người bệnh cảm lạnh khó hồi phục. Dù bạn có bị cảm lạnh hay không, hãy ngừng sử dụng thuốc lá ngay để giữ sức khỏe nhé.

Hạn chế uống rượu, chất kích thích

Uống rượu sẽ gây tình trạng mất nước, háo nước, làm khô miệng, họng. Thậm chí nó còn khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược với các triệu chứng thường gặp là buồn nôn, đau nhức cơ thể, đau đầu. Quan trọng nhất là rượu khiến khả năng miễn dịch của cơ thể kém đi, khó xử lý các tình trạng nhiễm trùng tự nhiên.

Rượu sẽ hủy hoại hàng rào miễn dịch tự nhiên của cơ thểRượu sẽ hủy hoại hàng rào miễn dịch tự nhiên của cơ thể

Chỉ cần 1 ly rượu nhỏ mỗi ngày là đủ sức để làm gián đoạn quá trình hydrat hóa của cơ thể. Đây chính là điều kiện vàng để các vi khuẩn, virus từ môi trường tấn công bạn đấy.

Bị cảm lạnh khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường, mọi người sẽ tự điều trị cảm lạnh tại nhà, chờ các triệu chứng khó chịu qua đi và cơ thể phục hồi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc gặp bác sĩ là cần thiết. Dưới đây là những dấu hiệu nhắc nhở bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức khi bị cảm lạnh:

Sốt cao liên tục

Tình trạng này có thể là dấu hiệu cơ thể đang phải đối phó với các tình trạng viêm nhiễm khác, ngoài cảm lạnh thông thường. Nếu là tình trạng viêm do nhiều vi khuẩn khác nhau gây ra, bạn cần được điều trị sớm.

Đau họng nhiều, không dứt sau vài ngày

Khi bị cảm lạnh hầu hết chúng ta đều phải đối phó với triệu chứng đau họng. Tuy nhiên, nếu đau nhiều, cảm giác đau rất nặng thì họng của bạn đang bị viêm trầm trọng. Cần đến gặp bác sĩ ngay để điều trị, tránh dẫn tới khó khăn trong việc ăn uống thường ngày.

Ho liên tục

Sau 2 tuần kể từ khi những triệu chứng cảm khởi phát, cơn ho cần được cắt hoàn toàn. Nếu không, người bệnh có thể đã bị viêm phế quản. Lúc này, cần đến điều trị ngay để tránh ảnh hưởng vĩnh viễn tới phổi, hệ hô hấp.

Đau đầu liên tục

Nhiều người phản ánh họ bị đau quanh mắt, quanh mặt trong thời gian bị cảm lạnh. Đây thường là dấu hiệu biến chứng viêm xoang, cần được điều trị sớm tại bệnh viện.

Những trường hợp cần đi cấp cứu khi bị cảm lạnh

  • Đối với người lớn: Là khi có các dấu hiệu đau đầu dữ dội, đau tức ngực, chóng mặt, khó thở và liên tục buồn nôn.
  • Đối với trẻ nhỏ: Thở nhanh, khó thở, da tái, không uống đủ nước, quấy khóc, sốt kèm theo phát ban.

Lời kết

Với những thông tin trong bài viết trên, hi vọng đã giúp bạn có đủ kiến thức để phòng ngừa bệnh cảm lạnh hiệu quả vào thời gian giao mùa này.

Nếu cần thêm tư vấn, hỗ trợ gì, vui lòng gọi số điện thoại tổng đài 19001806 của Phương Đông để được hỗ trợ. Hoặc quý khách hàng có thể để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
308

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám