Ra máu báo nhưng siêu âm không có thai - Nguyên nhân là gì?

Bạch Dương

22-12-2020

goole news
16

Ra máu báo được xem là hiện tượng phôi thai đã cấy thành công vào tử cung. Đặc biệt, đây còn chính là dấu hiệu đầu tiên của việc mang thai. Tuy nhiên, nhiều chị em ra máu báo nhưng siêu âm không có thai. Vậy nguyên nhân của tình trạng trên là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để có câu trả lời.

Máu báo thai là gì?

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân tại sao ra máu báo nhưng siêu âm không có thai, chúng ta cần biết máu báo thai là gì, xuất hiện khi nào.

Máu báo thai là hiện tượng chảy máu âm đạo xảy ra khi phôi thai làm tổ trên niêm mạc tử cung, khiến cho lớp niêm mạc bị tổn thương và xuất huyết. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ di chuyển về tử cung để làm tổ. Trong khoảng từ 6-14 ngày, phôi thai sẽ cấy vào niêm mạc bên trong tử cung để làm tổ, và quá trình này có thể gây ra hiện tượng chảy máu nhẹ. Vì thế ra máu báo thai được xem là dấu hiệu mang thai sớm dễ nhất biết nhất, thường xuất hiện sau 6 - 14 ngày kể từ ngày chị em chậm kinh.

Máu báo thai là hiện tượng chảy máu âm đạo xảy ra khi phôi thai làm tổ trên niêm mạc tử cung
Máu báo thai là hiện tượng chảy máu âm đạo xảy ra khi phôi thai làm tổ trên niêm mạc tử cung

Máu báo thai thường ra ít, chỉ lốm đốm vài giọt, và hoàn toàn bình thường, không cần tới sự chăm sóc y tế. Không phải ai cũng có hiện tượng máu báo, chỉ khoảng 15-20% phụ nữ có dấu hiệu này. 

Ra máu báo thai nhưng siêu âm không có thai - Nguyên nhân do đâu?

Nhiều chị em sau khi nhận thấy dấu hiệu ra máu báo thì đã nhanh chóng tới bệnh viện siêu âm để xác định chính xác việc mang thai. Kết quả là, bác sĩ kết luận không có thai. Vậy nguyên nhân ra máu báo nhưng siêu âm không có thai thực sự là gì? Theo các bác sĩ chuyên khoa phụ sản, có hai yếu tố có thể dẫn tới tình trạng này đó là chị em đi siêu âm quá sớm hoặc vốn dĩ không có thai.

Siêu âm quá sớm

Như đã đề cập ở trên, dấu hiệu máu báo thai thường xuất hiện sau 10 - 14 ngày giao hợp mà không sử dụng biện pháp tránh thai nào (thụ thai thành công). Thời điểm này gần tới ngày dự kiến có kinh hoặc trùng ngày có kinh. Lúc này phôi thai còn quá nhỏ, chưa thể quan sát được qua siêu âm, và đó chính là lý do của việc ra máu báo nhưng siêu âm không có thai. 

Lời khuyên cho chị em là, hãy chờ thêm khoảng 7-10 ngày nữa siêu âm lại. Trong khi đó, chị em nên mua que thử thai để thử xem mình có thai hay không. Đây cũng là phương pháp rẻ tiền và kết quả tương đối chính xác. Bạn có thể thử vài que để khẳng định kết quả. Bên cạnh đó, nếu quá nôn nóng, chị em cũng có thể thử máu với xét nghiệm beta HCG để biết chính xác mình có thai hay không. Đây là xét nghiệm đo nồng độ beta HCG do nhau thai tiết vào cơ thể mẹ.

Ra máu báo thai nhưng siêu âm không có thai có thể do chị em đã đi siêu âm quá sớm
Ra máu báo thai nhưng siêu âm không có thai có thể do chị em đã đi siêu âm quá sớm

Không có thai

Ra máu báo thai nhưng siêu âm không có thai cũng có thể do chị em chưa có thai. Hiện tượng ra máu vùng kín bất thường chủ yếu khởi phát từ việc rối loạn kinh nguyệt hoặc đến từ một bệnh phụ khoa nào đó.

Trong trường hợp này, chị em vẫn nên dùng que thử thai. Nếu hình ảnh que thử thai 1 vạch thì càng khẳng định rằng bạn không có thai. Tuy nhiên, nếu sau đó chị em chưa có kinh nguyệt thì có thể thử que lại 1 lần nữa cho chắc chắn.

Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa phụ sản, khi có hiện tượng ra máu báo thai, chị em nên thử que hoặc làm xét nghiệm máu để biết chính xác việc có thai hay không. Tiếp đó, hãy chờ sau khi chậm kinh 7-10 ngày mới nên đi siêu âm, lúc này mới có thể quan sát xem thai đã vào tổ hay chưa. Trường hợp đi siêu âm sớm quá, chưa thể quan sát được gì mà mất thời gian và thêm lo lắng.

Một số đặc điểm nhận dạng máu báo thai

Mặc dù thời gian xuất hiện của máu báo thai khác tương tự với kỳ kinh nguyệt nhưng nó có nhiều điểm khác nhau mà chị em cần nắm rõ. Cụ thể:

  • Máu báo thai có màu gì: Dù kinh nguyệt ít hay nhiều thì hầu hết phụ nữ sẽ ra máu màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Ngược lại, máu báo thai có màu hồng nhạt đến nâu sẫm. 
  • Khả năng đông kết của máu báo thai: Trong kỳ kinh nguyệt, nhiều chị em sẽ thấy máu kinh có lẫn các cục máu đông. Trong khi đó, máu báo thai không có bất kỳ cục máu đông nào.
  • Số lượng máu báo thai: Trong kỳ kinh nguyệt, chị em sẽ cần dùng băng vệ sinh do máu kinh ra nhiều, nhưng với máu báo thai thì chảy rất ít, nên không cần đến băng vệ sinh.

Không giống như máu kinh nguyệt, máu báo thai thường có màu hồng nhạt
Không giống như máu kinh nguyệt, máu báo thai thường có màu hồng nhạt

Chảy máu báo thai được coi là một trong những triệu chứng mang thai sớm mà người mẹ có thể nhận ra. Do hiện tượng ra máu khi thai làm tổ xảy ra gần thời điểm có kinh nên nhiều chị em hoang mang không biết mình mang thai hay chuẩn bị bắt đầu 1 chu kỳ mới. Dưới đây là một số dấu hiệu đi kèm, báo hiệu rằng  chị em đang mang thai:

  • Chuột rút nhẹ 
  • Nhức đầu
  • Buồn nôn
  • Căng ngực

Tuy nhiên, các triệu chứng trên cũng khá giống với một số tình trạng khác như là rụng trứng, do vậy, ra máu báo thai không đảm bảo chắc chắn về việc mang thai. Điều quan trọng nhất là chị em cần xác định chắc chắn bằng cách phương pháp khác chính xác hơn như: dùng que thử thai, xét nghiệm máu….

Hiện tượng ra máu báo nhưng siêu âm không có thai không phải hiếm gặp. Điều này có thể do vì nôn nóng mà chị em siêu âm quá sớm hoặc không thực sự có thai. Nếu là nguyên nhân thứ hai, việc đi khám sức khỏe phụ khoa là cần thiết, bởi đây có thể là dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt hoặc một số bệnh lý nguy hiểm nào đó.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

18,950

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Ra máu báo thai có đau bụng không?

Ra máu báo thai có đau bụng không được nhiều chị em quan tâm. Bởi không phải chị em nào cũng biết cách phân biệt giữa đau bụng kinh và đau bụng khi có thai.

28-12-2020
19001806 Đặt lịch khám