Theo thống kê, trên thế giới, tỷ lệ người mắc chứng rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức (OCPD) dao động từ 2% đến 7,8%, tùy theo nghiên cứu và khu vực. Tại Việt Nam, mặc dù chưa có số liệu cụ thể về OCPD, nhưng tỷ lệ rối loạn nhân cách nói chung ước tính khoảng 0,2% đến 0,5% dân số. Những con số này cho thấy rằng nhiều người có thể đang sống chung với tình trạng này mà không hề hay biết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về OCPD, cách nhận biết và hướng điều trị hiệu quả.
Rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức là gì?
Rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức (Obsessive-Compulsive Personality Disorder - OCPD) là một dạng rối loạn nhân cách đặc trưng bởi sự quan tâm quá mức đến sự trật tự, hoàn hảo và kiểm soát, dẫn đến sự cứng nhắc và thiếu linh hoạt trong suy nghĩ và hành vi.
Người mắc rối loạn OCPD có xu hướng nghiêm khắc với bản thân và người khác, dẫn đến việc đặt ra những tiêu chuẩn cao cho hành vi và kết quả
Người mắc OCPD thường bị ám ảnh bởi các quy tắc, danh sách và lịch trình, đến mức làm giảm hiệu quả và khả năng hoàn thành công việc. Họ có xu hướng cống hiến quá mức cho công việc và năng suất, thường bỏ qua các mối quan hệ cá nhân và hoạt động giải trí. Sự cứng nhắc và cố chấp về đạo đức và đạo lý cũng là đặc điểm phổ biến, cùng với việc khó khăn trong việc ủy thác trách nhiệm cho người khác.
Sự khác biệt giữa OCPD và OCD là gì?
Mặc dù nghe có vẻ giống nhau nhưng rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức (OCPD) và rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) lại là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau.
Người mắc chứng OCD phải đấu tranh với những suy nghĩ lo lắng, không mong muốn (ám ảnh) và cảm thấy buộc phải thực hiện các hành động theo nghi lễ để giảm bớt sự lo lắng. Ví dụ, nỗi sợ vi trùng có thể khiến người mắc OCD liên tục rửa tay. Người đó thường nhận thức được rằng nỗi sợ hãi và sự thúc giục của họ là vô lý.
Còn đối với những người mắc OCPD ít có khả năng nhận ra chứng rối loạn của mình hơn những người mắc OCD. Họ thường không bị thúc đẩy bởi những suy nghĩ ám ảnh hoặc hành động lặp lại cụ thể. Thay vào đó, họ có mong muốn chung hơn về trật tự và sự hoàn hảo mà họ coi là một phần trong các giá trị cố định của riêng họ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người mắc OCPD ít bốc đồng hơn và sẵn sàng trì hoãn phần thưởng hơn những người mắc OCD.
Đặc điểm của OCD
|
Đặc điểm của OCPD
|
Bạn cứ lau chùi quầy bếp vì bạn có những suy nghĩ lo lắng, ám ảnh về việc thực phẩm có thể bị nhiễm vi khuẩn. Bạn biết rằng đây là một hoạt động tốn thời gian và sự phi lý của nó khiến bạn cảm thấy đau khổ.
|
Bạn thường xuyên lau chùi mặt bếp vì bạn muốn nó trông sạch sẽ. Hoạt động này có thể gây bất tiện với mọi người trong gia đình nhưng bạn tin rằng nhà bếp cần phải gọn gàng và ngăn nắp.
|
Bạn liên tục kiểm tra và sắp xếp lại hành lý, cố gắng giảm bớt nỗi sợ đồ đạc bị hư hỏng, thất lạc hoặc bị bỏ quên.
|
Bạn lập một danh sách chi tiết về những gì cần cho vào vali khi đi chơi. Tuy nhiên, bạn lại bị chìm đắm vào việc viết danh sách đến nỗi không còn thời gian để sắp đồ vào vali nữa.
|
Bạn liên tục tự hỏi liệu bạn có đang xúc phạm ai không. Bạn đang có những suy nghĩ ám ảnh về việc vô tình xúc phạm người khác.
|
Bạn giải thích một vấn đề rất lâu để tránh mọi người có thể hiểu sai. Trong suy nghĩ của bạn, mọi người nên cẩn thận như vậy khi nói.
|
OCPD phổ biến hơn OCD, nhưng có khoảng 15-28% những người mắc OCD cũng có thể mắc OCDP. Người mắc cả hai chứng rối loạn này có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn, cũng như đau khổ hơn. Do bản chất bướng bỉnh của những người mắc OCPD, họ có thể ít muộn chấp nhận điều trị hơn. Tuy nhiên, khi họ chấp nhận chấp nhận điều trị, sự bận tâm của họ với chủ nghĩa hoàn hảo có thể có lợi. Ví dụ, họ có thể kỹ lưỡng hơn trong việc thực hiện các biện pháp tự giúp đỡ bản thân.
Ai có thể bị ảnh hưởng bởi rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức?
OCPD thường bắt đầu ở độ tuổi cuối thiếu niên hoặc đầu 20. Bên cạnh đó, OCPD cũng có nhiều khả năng ảnh hưởng đến những người mắc các tình trạng sức khỏe tâm thần sau đây:
- Rối loạn lo âu (24%), chẳng hạn như rối loạn hoảng sợ và rối loạn lo lẩu tổng quát;
- Rối loạn tâm trạng (24%), chẳng hạn như rối loạn lưỡng cực;
- Rối loạn sử dụng chất ở mức độ nhẹ đến trung bình (12% - 25%).
Triệu chứng và nguyên nhân hình thành rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức
Triệu chứng của hội chứng OCPD
Nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng từ 3 - 8% dân số mắc OCPD và phổ biến ở người lớn tuổi. Rối loạn nhân cách này liên quan đến một kiểu hành vi dai dằng thường bắt đầu từ tuổi thiếu niên hoặc thanh niên.
Sự chú trọng quá mức đến chi tiết khiến họ cảm thấy khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ vì quá bận tâm đến sự hoàn hảo
Các dấu hiệu và triệu chứng của OCPD bao gồm;
- Sự hoàn hảo đến mức làm giảm khả năng hoàn thành các nhiệm vụ;
- Cách cư xử cứng nhắc, trang trọng hoặc cứng nhắc;
- Rất tiết kiệm với tiền bạc;
- Cần phải đúng giờ, cực kỳ chú ý đến từng chi tiết;
- Sự cống hiến quá mức cho công việc. Điều này dẫn đến việc bỏ bê sở thích và dành ít thời gian hơn cho những người thân yêu;
- Tích trữ các đồ vật cũ hoặc vô dụng;
- Không thể chia sẻ hoặc ủy thác công việc vì sợ rằng nó sẽ không được thực hiện đúng cách;
- Tuân thủ cứng nhắc các quy tắc và quy định;
- Cảm giác đúng đắn về cách mọi việc nên được thực hiện;
- Tuân thủ cứng nhắc các quy tắc đạo đức và luân lý;
- Quá chú ý vào khuyết điểm của người khác.
Nhìn thoáng qua, những người mắc OCPD thường có vẻ tự tin, có tổ chức và đạt thành tích cao. Các tiêu chuẩn khắt khe của họ thậm chí có thể có lợi cho họ trong một số công việc nhất định. Tuy nhiên, việc không thể thoả hiệp hoặc thay đổi hành vi của họ thường ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ của họ.
Nguyên nhân hình thành chứng OCPD
Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra chứng rối loạn nhân cách, nhưng họ cho rằng hội chứng này phát triển do một số yếu tố, bao gồm:
- Di truyền: Theo nhiều dữ liệu, gia đình có ông bà, bố mẹ hay anh chị mắc OCPD thì con cháu có nguy cơ cao gấp 4 lần bình thường. OCPD phổ biến ở phụ nữ hơn so với nam giới.
- Các chất dẫn truyền thần kinh: Sự rối loạn điều hoà vasopressin, serotonin, oxytocin được cho là có liên quan mật thiết đến chứng rối loạn ám ảnh nghi thức.
- Vấn đề ở não: Khi tiến hành nghiên cứu cơ chế gây bệnh qua hình ảnh não bộ, nếu chụp MRI hoặc CT thấy có thể bất thường tại thuỳ trán, các hạch đáy não (nhân đuôi). Đây cũng là một trong những yếu tố giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
- Môi trường sống: Sự ám ảnh tâm lý do được nuôi dưỡng trong một môi trường có các quy tắc nghiêm ngặt và hình phạt khắc nghiệt có thể khiến bạn ám ảnh về việc luôn làm mọi việc "theo đúng cách".
Xem thêm:
Cách chẩn đoán hội chứng rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức
Quá trình chẩn đoán có thể sẽ bao gồm các bảng câu hỏi sàng lọc, cho phép người bệnh tự liệt kê về hành vi của chính mình. Ngoài ra, việc thu thập thông tin từ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp cũng có thể giúp chuyên gia đưa ra chẩn đoán chính xác.
Cũng có thể khó phân biệt hành vi OCPD với hành vi “thông thường”. Một số câu hỏi cần cân nhắc:
- Người đó có quá tận tụy với công việc không? Hay họ chỉ đang cố gắng kiếm mức lương cao hơn để ổn định tài chính?
- Người đó có phải là người cầu toàn không? Hay họ chỉ chú trọng vào chi tiết và sẵn sàng cắt giảm chi phí khi cần thiết?
- Người đó có bị ám ảnh bởi sự kiểm soát không? Hay họ chỉ muốn có một mức độ ngăn nắp thực tế trong ngồi nhà của mình?
- Người đó có gặp khó khăn khi vứt bỏ những món đồ có giá trị tình cảm không?
Nếu bạn nghi ngờ mình mắc OCPD, bạn có thể cảm thấy ngần ngại khi tìm kiếm chẩn đoán. Trong nhiều trường hợp, những người mắc OCPD tìm kiếm chẩn đoán theo yêu cầu của người thân. Vì vậy, nếu cách tiếp cận cuộc sống của bạn có vẻ đang làm tổn hại tới các mối quan hệ xung quanh, một chẩn đoán chính thức có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc và một con đường tiến về phía trước.
Điều trị chứng rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức
Rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức được đặc trưng bởi sự chú trọng quá mức đến sự hoàn hảo, trật tự và kiểm soát, dẫn đến sự linh hoạt và hiệu quả bị giảm sút. Việc điều trị OCPD thường bao gồm:
Liệu pháp tâm lý
- Liệu pháp nhận thức hành vi (Cognitive Behavioral Therapy - CBT): CBT được xem là phương pháp hiệu quả nhất trong điều trị OCPD, giúp người bệnh nhận diện và thay đổi các suy nghĩ và hành vi cứng nhắc, từ đó phát triển sự linh hoạt và thích ứng tốt hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Liệu pháp tâm lý giúp người bệnh nhận diện và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực cũng như hành vi không lành mạnh
- Liệu pháp tâm lý động học (Psychodynamic Psychotherapy): Phương pháp này tập trung vào việc khám phá và hiểu rõ các xung đột nội tâm và trải nghiệm quá khứ có thể góp phần vào sự phát triển của OCPD. Thông qua đó, người bệnh có thể nhận thức và điều chỉnh các mô hình hành vi không lành mạnh.
Sử dụng thuốc
Mặc dù không có loại thuốc đặc hiệu cho OCPD, nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống trầm cảm như các chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (Selective Serotonin Reuptake Inhibitors - SSRIs) để giảm các triệu chứng lo âu hoặc trầm cảm đi kèm. Một nghiên cứu sơ bộ cho thấy SSRIs có thể có lợi trong điều trị OCPD, nhưng cần thêm nghiên cứu để xác nhận hiệu quả này.
Tiếp cận đa ngành
Việc điều trị OCPD thường yêu cầu một cách tiếp cận đa ngành, kết hợp giữa liệu pháp tâm lý và, khi cần thiết, sử dụng thuốc, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và khả năng thích ứng xã hội của người bệnh. Tham vấn với các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần là cần thiết để chẩn đoán và quản lý hiệu quả OCPD.
Ngoài ra, việc tham gia các hoạt động giảm căng thẳng như thiền định, yoga, và duy trì một lối sống lành mạnh cũng có thể hỗ trợ quá trình điều trị. Quan trọng nhất, người bệnh cần kiên trì và hợp tác chặt chẽ với nhóm điều trị để đạt được kết quả tốt nhất.
Để đặt lịch khám tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, Quý khách vui lòng bấm số hotline 1900 1806 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Bộ phận hỗ trợ có thể tiếp nhận và tư vấn sớm nhất cho khách hàng.
Kết luận
Rối loạn nhân cách ám ảnh nghi thức không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc mà còn tác động đến những người xung quanh. Với tỷ lệ mắc bệnh đáng kể trên toàn cầu, việc nâng cao nhận thức về OCPD là vô cùng quan trọng. Việc hiểu biết và can thiệp kịp thời sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống và mối quan hệ xã hội.