Rối loạn nhịp xoang tim - Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị

Nguyễn Thu Hà

22-04-2021

goole news
16

Rối loạn nhịp xoang tim là tình trạng lành tính, nhịp tim có thể đập nhanh hơn, chậm hơn hoặc bị ngắt quãng so với nhịp tim người bình thường. 

Các chuyên gia y tế cho biết, trái tim của con người đập đều đặn trong khoảng 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Tình trạng rối loạn nhịp xoang là một dạng rối loạn nhịp tim xảy ra do nút xoang ở tâm nhĩ, khiến cho nhịp tim có thể đập nhanh hơn, chậm hơn hoặc bị ngắt quãng so với nhịp tim của người bình thường. 

Tình trạng này khá lành tính, phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng nghiêm trọng và vẫn có một cuộc sống khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan, vẫn cần theo dõi mức độ rối loạn nhịp tim, tiến triển bệnh, phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra. 

Nhịp xoang tim là gì?

Nhịp xoang tim là một chu kỳ hoạt động của nút xoang để tạo nên 1 nhịp đập của tim

Nhịp xoang là một chu kỳ hoạt động của nút xoang để tạo nên 1 nhịp đập của tim

Nhịp xoang được định nghĩa là một chu kỳ hoạt động của nút xoang để tạo nên 1 nhịp đập của tim hay nhịp xoang được xem như là máy tạo nhịp tự nhiên của cơ thể người. Nút xoang hay còn gọi là tâm nhĩ phải, là một bộ phận thuộc buồng tim trên phải. Nhịp xoang có nhiệm vụ là truyền những tín hiệu điện đầu tiên để khởi động chu kỳ dẫn truyền điện từ tim. Với người khỏe mạnh, nút xoang hoạt động bình thường thì nhịp tim và nhịp xoang cũng sẽ đập đều đặn, bình thường. 

Rối loạn nhịp xoang tim là gì?

Loạn nhịp xoang là một dạng rối loạn nhịp tim do nút xoang

Loạn nhịp xoang là một dạng rối loạn nhịp tim do nút xoang
 
Rối loạn nhịp xoang là những bất thường ở tim khiến cho nhịp xoang không đều, lúc nhanh, lúc chậm hoặc có hiện tượng tim đập bỏ nhịp. Trên lâm sàng, rối loạn nhịp xoang tim được chia làm 2 nhóm chính là nhịp xoang nhanh và nhịp xoang chậm. 
  • Nhịp xoang nhanh là tình trạng tim đập trên 100 nhịp/phút. Nhịp xoang nhanh thường do cơ thể bị căng thẳng, sốt, tập thể dục hoặc sử dụng một số loại thuốc nhất định.
  • Nhịp xoang chậm là tình trạng tim đập dưới 60 nhịp/phút và thường xuất hiện khi cơ thể ở trong trạng thái tĩnh, tức là trong khi bạn ngủ. 

Không chỉ vậy, có nhiều trường hợp bị loạn nhịp xoang hô hấp, đây là một tình trạng rối loạn nhịp tim đặc biệt ở người. Hiện tượng này xuất hiện khi nhịp tim thay đổi lúc bạn hít vào và thở ra. Nói cách khác, khi bạn thở ra nhịp tim giảm xuống còn hít vào, nhịp tim lại tăng lên, nhịp tim hoàn toàn phụ thuốc theo nhịp thở. Theo các chuyên gia, đây là một hiện tượng không gây hại cho cơ thể và hoàn toàn lành tính. Tình trạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nó có chiều hướng thuyên giảm khi trẻ trưởng thành. 

Rối loạn nhịp xoang tim có thể là loạn nhịp sinh lý hoặc loạn nhịp bệnh lý. Đối với tình trạng loạn nhịp xoang tim sinh lý thì có thể xảy ra khi người bệnh cảm thấy căng thẳng, lo âu… và có thể bình thường trở lại sau đó. 

Ngược lại, tình trạng rối loạn nhịp xoang tim bệnh lý có thể do tình trạng sốt cao, cơ thể mất nước, rối loạn điện giải, mất nhiều máu hay những bất thường về tim mạch như loạn thần kinh tim, nút xoang bị suy, nút xoang bị lão hóa hay bệnh lý về van tim và thường gặp ở những người lớn tuổi. 

Rối loạn nhịp xoang cũng có thể xảy ra ở người lớn tuổi và thường liên quan đến bệnh tim mạch hoặc một vấn đề về tim khác. Khi nút xoang bị tổn thương có thể ngăn chặn đường truyền của các tín hiệu tâm điện. Vì thế, nếu ông bà hay bố mẹ bạn có những biểu hiện tim đập nhanh chậm bất thường thì cần thăm khám và điều trị nhanh chóng, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tim mạch. 

Triệu chứng rối loạn nhịp xoang tim

Rối loạn nhịp xoang tim nếu nghiêm trọng có thể khiến người già chóng mặt, ngất xỉu

Rối loạn nhịp xoang tim nếu nghiêm trọng có thể khiến người già chóng mặt, ngất xỉu

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng giải thích cho hiện tượng nhịp xoang không đều. Các cuộc nghiên cứu chỉ đưa ra những giả thuyết cho hiện tượng này là do sự phối hợp hoạt động bất thường giữa phổi, tim và hệ thống mạch máu cho phép tim giảm hoặc tăng cường hoạt động trong khi vẫn duy trí khí máu ở mức chính xác. 

Đối với thanh niên dưới 30 tuổi bị rối loạn nhịp xoang tim thường không có bất cứ triệu chứng nào do rối loạn không nghiêm trọng. Bệnh chỉ được phát hiện khi đo nhịp tim trong thăm khám sức khỏe định kỳ hay kiểm tra bệnh lý liên quan. 

Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, rối loạn nhịp xoang tim hô hấp sẽ có triệu chứng điển hình là nhịp tim thay đổi khi trẻ hít thở, thông thường thở ra nhịp tim giảm và hít vào nhịp tim tăng. Bên cạnh đó, khi trẻ em bị loạn nhịp xoang thì có thể gặp một số rối loạn như bỏ bú. Tuy không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, song để hiểu rõ hơn, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa tim mạch. 

Đối với người cao tuổi, rối loạn nhịp xoang tim do bệnh lý thường có triệu chứng khá rõ ràng, cụ thể là:

  • Cảm giác đau thắt và đánh trống ngực, đi kèm là biểu hiện khó thở, mệt mỏi và đây rất có thể là dấu hiệu sớm của đột tử. 
  • Nhịp xoang nhanh có thể gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ thoáng qua hoặc đột tử
  • Rối loạn nhịp xoang tim nếu nghiêm trọng có thể khiến máu nuôi dưỡng đi khắp cơ thể giảm đi từ đó khiến não không nhận đủ dinh dưỡng sẽ gây ra các hiện tượng như suy giảm trí nhớ, tâm trạng bất ổn, chóng mặt, ngất xỉu, rối loạn khả năng ngôn ngữ…

Các yếu tố nguy cơ khi mắc rối loạn nhịp xoang

Người lớn tuổi thường có nguy cơ cao mắc rối loạn nhịp xoang

Người lớn tuổi thường có nguy cơ cao mắc rối loạn nhịp xoang

Một số yếu tố nguy cơ của tình trạng rối loạn nhịp xoang bệnh lý có thể được liệt kê như sau:

  • Người có tiền sử bị bệnh tăng huyết áp
  • Người bị rối loạn lipid máu
  • Người lớn tuổi, người già
  • Người có tiền sử bị nhồi máu cơ tim, có chấn thương… dẫn đến những tổn thương ở tim
  • Người có tiền sử nghiện rượu bia, thuốc lá, cà phê…
  • Người béo phì hoặc luyện tập thể dục thể thao quá mức cho phép của cơ thể

Khi cảm thấy tim đập nhanh, dồn dập khác thường, xuất hiện nhiều lần bạn cần sớm tới bệnh viện kiểm tra. Đây rất có thể không phải là chứng loạn nhịp xoang thông thường mà là dấu hiệu bệnh lý hoặc nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn nào đó. 

Theo các chuyên gia, đa phần rối loạn nhịp xoang tim là lành tính, tuy nhiên nếu nghiêm trọng, bệnh vẫn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Nhịp xoang chậm thường gây khó thở, chóng mặt, ngất xỉu, mất sức, cơ thể mệt mỏi do máu nuôi từ tim đi chậm, không đáp ứng cho cơ thể.
  • Nhịp xoang nhanh thường gây tình trạng đau ngực, đánh trống ngực, chóng mặt… nghiêm trọng nhất là đột tử. 

Chẩn đoán và điều trị rối loạn nhịp xoang tim

Chứng rối loạn nhịp xoang tim là bệnh lý cần được chẩn đoán cẩn thận, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để kịp thời điều trị. Bất cứ khi nào thấy có những biểu hiện khác lạ ở tim hay sức khỏe tim mạch có điều bất thường thì bạn không thể chủ quan bởi đây là những bệnh lý đe dọa tới tính mạng, sức khỏe của người bệnh. 

Chẩn đoán bệnh rối loạn nhịp xoang tim

Để chẩn đoán chính xác tình trạng rối loạn nhịp xoang tim thì cần ghi lại kết quả điện tâm đồ cùng với siêu âm tim. Một số bệnh nhân mặc dù có rối loạn nhịp xoang nhưng có thể khởi phát theo từng giai đoạn, cần ghi lại điện tâm đồ ở mỗi thời điểm đo, nếu ghi sai thời điểm sẽ dẫn tới chẩn đoán sai. Để có kết quả đánh giá nhịp tim chính xác hơn, bệnh nhân cần được theo dõi nhịp tim để đo điện tâm đồ trong 24 - 48 giờ. 

Ngoài ra, cần chẩn đoán phân biệt chứng loạn nhịp xoang với các bệnh lý khác cũng gây rối loạn nhịp tim như: rung tâm nhĩ, rung tâm thất, nhịp tim nhanh trên thất, chẹn tim. 

Hiện tượng nhịp xoang không đều là bệnh lành tính nhưng với một bệnh nhân đã có sẵn bệnh lý về tim mạch thì rất có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm. Không chỉ vậy, rối loạn nhịp xoang là một trong những yếu tố nguy cơ cho việc hình thành nên huyết khối, suy tim hoặc biến chứng là tai biến mạch máu não. 

Điện tâm đồ là phương pháp giúp chẩn đoán nhịp xoang tim có ổn định hay không

Điện tâm đồ là phương pháp giúp chẩn đoán nhịp xoang tim có ổn định hay không

Điều trị bệnh rối loạn nhịp xoang tim

Để điều trị nhịp nhanh xoang hay điều trị nhịp chậm xoang thì có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau trên những tình trạng rối loạn nhịp xoang khác nhau. Với những trường hợp không quá nghiêm trọng, người bệnh cần phải theo dõi, chú ý các dấu hiệu và chăm sóc sức khỏe tốt, thay đổi lối sống hàng ngày, từ đó triệu chứng loạn nhịp xoang sẽ được cải thiện. Song cần điều trị bệnh lý nền tim mạch bởi kết hợp với rối loạn nhịp xoang tim có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm. 

Để điều trị nhịp chậm xoang mãn tính thì người bệnh cần dùng máy tạo nhịp suốt đời. Khi điều trị rối loạn nhịp xoang cho phụ nữ mang thai thì cần sự theo dõi và điều chỉnh liều lượng thuốc hợp lý, tránh những thuốc có khả năng tác động đến sự phát triển của thai nhi như Amiodarone. 

Trong những trường hợp dùng thuốc nhưng triệu chứng của rối loạn nhịp xoang không giảm bớt thì có thể chỉ định phương pháp khác như đặt stent, cấy máy tạo nhịp tim, đốt điện tim, bắc cầu động mạch vành… 

Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân điều trị rối loạn nhịp xoang tim

Thiện định là phương pháp tốt cho bệnh nhân bị rối loạn nhịp xoang tim

Thiện định là phương pháp tốt cho bệnh nhân bị rối loạn nhịp xoang tim

Khi điều trị rối loạn nhịp xoang tim, ngoài việc tuân theo đúng liệu trình và sử dụng thuốc mà bác sĩ kê đơn thì chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng rất nhiều. Việc xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh, phù hợp sẽ giúp hạn chế những diễn tiến của bệnh. Do đó, hãy tập cho mình các thói quen lành mạnh sau: 

  • Thường xuyên ăn những loại thực phẩm tốt cho tim như trái cây, rau, ngũ cốc, chất béo rắn, thực phẩm ít muối.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, mỗi ngày. Bài tập và cường độ tập nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch. 
  • Hạn chế hoặc bỏ uống rượu bia, hút thuốc và các chất kích thích khác như cà phê, nước ngọt…
  • Duy trì cân nặng trong mức ổn định, không quá béo cũng không quá gầy
  • Giữ huyết áp luôn trong mức ổn định và kiểm soát lượng cholesterol 
  • Tái khám định kỳ theo lịch mà bác sĩ đưa ra

Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo các liệu pháp thay thế và bổ sung để giảm bớt căng thẳng, lo âu giúp điều hòa cơ thể như yoga, thiền định hay các kỹ thuật thư giãn.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề rối loạn nhịp xoang. Loạn nhịp xoang không phải là chứng bệnh nguy hiểm cấp tính nhưng cũng không nên có tâm lý chủ quan trước tình trạng này mà cần quan sát những triệu chứng xuất hiện thật rõ ràng và thăm khám chuyên gia Tim mạch kịp thời, từ đó có thể đẩy lùi được những hậu quả không mong muốn của rối loạn nhịp xoang gây ra. Hãy liên hệ hotline 19001806 để được tư vấn thêm. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

4,761

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám