Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu và những điều ba mẹ cần lưu ý

Hoàng Lan

02-11-2020

goole news
16

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu là tình trạng khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Thực tế việc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh là khâu đặc biệt quan trọng và cần được lưu ý sau khi bé chào đời, nhằm đảm bảo an toàn, tránh nhiễm trùng gây nguy hiểm. Bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin để cha mẹ có cách xử trí phù hợp nhất khi bé nhà mình bị chảy máu ở rốn.

Rốn trẻ sơ sinh

Rốn trẻ sơ sinh là bộ phận quan trọng ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ. Dây rốn bao gồm 1 tĩnh mạch mang máu và chất dinh dưỡng từ mẹ đến bé và 2 động mạch để trả lại máu và các sản phẩm thải từ bé trở về nhau thai.

Mạch máu và dây rốn được bảo vệ bởi chất dính có tên gọi Wharton. Ở giai đoạn cuối thai kỳ, nhau thai truyền kháng thể qua dây rốn từ mẹ đến bé. Những kháng thể sẽ giúp bé tăng cường khả năng miễn dịch, phòng tránh nhiễm trùng trong khoảng thời gian 3 tháng sau sinh.

Rốn trẻ sơ sinh cần được bảo vệ và chăm sóc đúng cách

Rốn trẻ sơ sinh là bộ phận quan trọng cần được bảo vệ và chăm sóc đúng cách

Sau khi sinh, nhân viên y tế sẽ kẹp dây rốn của trẻ khoảng 3 đến 4 cm tính từ rốn bằng kẹp nhựa. Trong khi ở đầu còn lại gần phía nhau thai cũng được đặt một cái kẹp tương tự. Tiếp sau đó phần dây rốn giữa 2 kẹo sẽ được cắt bỏ để loại gốc rốn dài 2 đến 3cm trên bụng bé. 

Thời gian từ 5 đến 15 ngày sau sinh, gốc rốn sẽ khô đi, biến thành màu đen và rụng xuống. Nếu cha mẹ nhận thấy hiện tượng rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu hoặc có rỉ từ vị trí này, cần đặc biệt lưu ý, đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám và tư vấn. 

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu do đâu?

Trẻ sơ sinh bị chảy máu rốn do nguyên nhân nào là thắc mắc chung của nhiều bậc cha mẹ. Thông thường nếu như sức khỏe của trẻ tốt và việc chăm sóc diễn ra đúng cách, rốn bé sẽ tự rụng sau 7 đến 10 ngày kể từ khi chào đời. Tuy nhiên ở một số trường hợp các bé bị chảy máu sau rụng rốn. 

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do việc chăm sóc rốn cho bé chưa đúng và chưa đủ. Chăm sóc sai cách không chỉ khiến rốn bé sơ sinh bị chảy máu mà còn có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không có phương pháp xử trí kịp thời. 

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu có thể do vi khuẩn xâm nhập

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu có thể do vi khuẩn xâm nhập

Những thiếu sót trong quá trình chăm sóc bé, dẫn tới rốn bé sơ sinh chảy máu bao gồm:

  • Phần băng rốn của trẻ bị ẩm khiến vi khuẩn xâm nhập và tấn công, gây viêm nhiễm, chảy máu.
  • Thao tác khi thực hiện vệ sinh cho bé mạnh hơn mức cần thiết, khiến rốn bé xước, tổn thương hoặc thậm chí là chảy máu.
  • Một nguyên nhân nào đó khiến côn trùng xâm nhập và gây ra tình trạng rốn em bé sơ sinh bị chảy máu.
  • Chảy máu do nguyên nhân rụng rốn khi bị bong tróc vảy.

Những hệ lụy khi rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu

Rất nhiều bậc cha mẹ thắc mắc rốn trẻ sơ sinh chảy máu có sao không, dưới đây là những tư vấn từ Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Khi trẻ sơ sinh có lỗ rốn bị chảy máu có kèm theo mùi hôi thì rất có thể vị trí này đã bị nhiễm trùng, thậm chí đã xuất hiện mủ phía trong. 

Điều này không chỉ khiến bé quấy khóc, chán ăn, bỏ bú mà còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, gây nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt cha mẹ cần hết sức chú ý khi rốn em bé sơ sinh bị chảy máu kèm theo các hiện tượng bất thường sau: 

  • Chảy máu ở rốn kèm mủ và có mùi hôi tanh, biểu hiện này chứng tỏ bé đã bị viêm nhiễm khá nặng.
  • Trẻ nhỏ có thể cảm thấy đau và khó chịu dẫn tới việc trẻ bỏ bú, bú kém.
  • Trẻ sơ sinh quấy khóc kèm theo sốt,...

Trẻ sơ sinh bị chảy máu vùng rốn có thể quấy khóc và bỏ bú

Trẻ sơ sinh bị chảy máu vùng rốn có thể quấy khóc và bỏ bú

Đây đều là những biểu hiện chứng tỏ tình trạng viêm nhiễm nguy hiểm, có thể gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe của bé. Vì thế cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phương án xử trí nhanh chóng, kịp thời.

 

Xử trí đúng cách khi trẻ sơ sinh bị chảy máu rốn

Mục đích chính của việc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh là giữ cho phần dây rốn luôn sạch và khô cho tới khi nó tự rụng. Phần dây rốn của bé sau khi sinh không có dây thần kinh nên trẻ sẽ không cảm thấy đau hay khó chịu gì khi phần dây này khi mẹ thực hiện các thao tác làm sạch. 

Vì thế nếu thấy rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu hoặc bé rụng rốn nhưng vẫn chảy máu thì cha mẹ cần phải thật bình tĩnh. Thông thường máu chỉ chảy ra một chút sau đó sẽ dừng lại, cha mẹ có thể xử lý các bước tiếp theo như sau:

Sử dụng tăm bông để vệ sinh vùng rốn của bé

Sử dụng tăm bông để vệ sinh vùng rốn của bé

  • Sử dụng tăm bông sạch và vô trùng để thấm phần rốn đang rỉ máu. Da trẻ nhỏ rất nhạy cảm nên các thao tác cần hết sức nhẹ nhàng để tránh làm đau bé và khiến phần vết thương trở nên trầm trọng hơn. 
  • Sau đó cha mẹ cần phải thường xuyên thay tã lót cho bé để tránh phân hoặc nước tiểu dính vào rốn. Thường xuyên giữ vùng rốn và da xung quanh rốn được khô thoáng, sạch sẽ tránh vi khuẩn xâm nhập.
  • Trường hợp vùng rốn bị dính bẩn nên sử dụng bông gòn hoặc khăn lau để lau thật sạch với nước ấm.

Phòng tránh tình trạng chảy máu rốn ở trẻ sơ sinh

Để tránh tình trạng bé sơ sinh bị chảy máu rốn, cha mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh. Đây là việc làm cần thiết để đảm bảo rốn bé luôn được vệ sinh và sạch sẽ.

  • Thực hiện thường xuyên các biện pháp vệ sinh vùng rốn của trẻ để tránh tình trạng vi khuẩn tấn công.
  • Tuy vậy, cha mẹ cũng cần lưu ý không nên vệ sinh rốn nhiều lần trong ngày, tốt nhất mỗi ngày chỉ nên thực hiện từ 2 - 3 lần. 

Khi tắm không nên để vùng rốn của trẻ sơ sinh bị ngâm nước

Khi tắm không nên để vùng rốn của trẻ sơ sinh bị ngâm nước

  • Khi tắm cho bé không nên để nước ngấm vào vùng rốn của trẻ.
  • Cha mẹ không được dùng tay cạy hoặc cố kéo giật các mảng bám đang đóng vảy của trẻ mà hãy để chúng bong tróc một cách tự nhiên.
  • Không sử dụng các loại dầu thơm, sữa tắm ở vùng rốn của bé vì da bé khu vực này rất nhạy cảm, có thể bị kích ích khiến tình trạng trẻ sơ sinh rụng rốn chảy máu kéo dài, vết thương lâu lành. 

Khi nào cần đưa em bé đi khám?

Như đã nói ở trên tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu rốn trẻ chỉ chảy máu do bong tróc nhẹ, cha mẹ chỉ cần cầm máu và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên với một số trường hợp đặc biệt sau đây cha mẹ cần hết sức lưu ý.

Rốn trẻ có máu kèm theo mùi hôi khó chịu có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng nguy hiểm, đã mưng mủ. Cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án điều trị sớm. 

Bên cạnh đó một số bé bị chảy máu ở rốn kèm theo quấy khóc bất thường, bỏ bú, chảy mủ hôi tanh cũng cần được đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra ngay. Cha mẹ cần lựa chọn các bệnh viện uy tín để quá trình thăm khám diễn ra nhanh chóng và an toàn. 

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hiện tại đã xây dựng và phát triển khoa sơ sinh với dịch vụ đa dạng, đáp ứng nhu cầu khám và điều trị của đông đảo khách hàng. Khoa được trang bị hệ thống thiết bị hiện đại, hỗ trợ quá trình chẩn đoán và điều trị một cách tốt nhất. 

Khoa sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Phương Đông được nhiều chị em lựa chọn

Khoa sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Phương Đông được nhiều chị em lựa chọn

Đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ của khoa có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám bệnh nhi khoa, luôn tâm huyết, nhiệt tình và tận tâm với bệnh nhân.  

Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu để cha mẹ lưu ý và có cách xử trí đúng, kịp thời, tránh để biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Khi cần tư vấn cha mẹ có thể liên hệ số hotline 19001806 để được tư vấn và hỗ trợ. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

17,062

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám