Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng giúp mẹ dễ nhận biết

Trần Hồng Nụ

24-02-2021

goole news
16

Chắc chắn các mẹ sẽ vô cùng sửng sốt khi tận mắt chứng kiến hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng. Có thể nói, rốn trẻ là bộ phận vô cùng nhạy cảm của trẻ, vì vậy nếu không được chăm sóc kỹ thì rất có thể bị viêm nhiễm qua đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cả tính mạng bé.

Rốn của trẻ sơ sinh là bộ phận vô cùng nhạy cảm bởi nếu không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách sẽ có nguy cơ cao bị viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tính mạng trẻ. Dưới đây là những hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng giúp mẹ dễ nhận biết và xử lý kịp thời để tránh những nguy hiểm.

Nguyên nhân khiến rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Rốn chính là nơi mà trẻ sơ sinh nhận các chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ khi còn trong bụng. Sau khi chào đời thì rốn trẻ sơ sinh bị hở nên cần một khoảng thời gian nhất định rốn mới lành và rụng cuống (thời gian rụng tùy vào cơ địa của mỗi trẻ).

Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thườngHình ảnh rốn trẻ sơ sinh bình thường

Nhiễm trùng rốn là hiện tượng cuống rốn sau sinh bị vi khuẩn xâm nhập và gây viêm. Tình trạng này có thể lan rộng ra nhiều khu vực xung quanh và không chỉ là nằm trong phạm vi ranh giới của da và niêm mạc rốn tại vị trí thắt hẹp nữa. Một số trường hợp, trẻ bị nhiễm trùng rốn bị xung huyết ra cả thành bụng hèm hiện tượng phù nề, rỉ dịch hôi, có mủ,…

Nhiễm trùng rốn có thể dẫn đến uốn ván rốn - đây một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh.

Hình ảnh rốn trẻ bị nhiễm trùngHình ảnh rốn trẻ bị nhiễm trùng

Nguyên nhân gây nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn xâm nhập, cụ thể như:

  • Các loại vi khuẩn tụ cầu vàng từ bên ngoài xâm nhập vào rốn.
  • Vi trùng gram (-) có nguồn gốc từ đường ruột thông qua phân của trẻ gây nên hiện tượng nhiễm trùng rốn sơ sinh.
  • Vi trùng uốn ván có trong dụng cụ hỗ trợ sinh sản không được vô trùng xâm nhập vào rốn trẻ sơ sinh.

Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng mà mẹ dễ nhận biết

Viện nhận biết dấu hiệu, nắm được những hình ảnh rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng là điều vô cùng cần thiết mà bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng phải biết. Từ đó sẽ giúp sớm phát hiện và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm với trẻ.

Một vài dấu hiệu nhận biết rốn nhiễm trùng:

  • Rốn đã rụng nhưng vẫn rỉ máu tại chân rốn
  • Khu vực quanh chân rốn sưng và đỏ
  • Vung da xung quanh rốn có dấu hiệu đỏ
  • Ngay tại vị trí rốn tiết ra chất dịch hoặc mủ có mùi hôi
  • Dù đã lau sạch nhưng rốn vẫn bị ướt
  • Một số dấu hiệu khác đi kèm với các triệu chứng trên như: Trẻ thở nhanh với nhịp thở khoảng trên 60 lần/phút, sốt trên 38 độ C, vàng da,...
  • Rốn trẻ sơ sinh bị lồi kèm theo hiện tượng chảy mủ, ứ dịch

Một số hình ảnh rốn bị nhiễm trùng:

Hình ảnh trẻ sơ sinh nhiễm trùng rốn

Biện pháp khắc phục tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Khi rốn của trẻ sơ sinh có dấu hiệu của nhiễm trùng như tiết mủ hoặc dịch có mùi hôi, sưng đỏ thì điều đầu tiên bạn cần làm là đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ lấy dịch mủ tại rốn để làm xét nghiệm nhằm biết chính xác loại vi khuẩn, vi trùng gây viêm. Từ kết quả thu được, bác sĩ sẽ tiến hành phân tích và đưa ra phác đồ điều trị phụ hợp.  

Bố mẹ không nên tự ý điều trị nhiễm trùng rốn cho trẻ bởi chúng ra không biết được nguyên nhân gây bệnh là gì, bệnh đang ở mức độ nào,... như vậy sẽ khiến tình trạng không thuyên giảm mà còn trở nên nặng hơn, xuất hiện biến chứng.

Khắc phục tình trạng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinhKhắc phục tình trạng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì có 3 mức độ đánh giá tình trạng nhiễm trùng rốn trẻ sơ sinh tương với với các cách điều trị khác nhau như sau:

  • Mức độ nhẹ: chân rốn của trẻ thường chỉ bị sưng, đỏ chứ không tiết dịch mủ nên biện pháp xử lý trong trường hợp này là ba mẹ cho bé uống kháng sinh kết hợp vệ sinh rốn bằng cồn 70 độ.
  • Mức độ trung bình: nhiễm trùng ở mức độ này, phần chân rốn sẽ có các vết sưng, đỏ với đường kính khoảng 2cm kèm theo hiện tượng vàng da, sốt,... Biện pháp xử lý là đưa trẻ đến bệnh viện để nhờ sự can thiệp từ bác sĩ. Thường thì thời gian điều trị khỏi hoàn toàn khi ở mức độ này là trung bình 7 ngày.
  • Mức độ nặng: lúc này, phần chân rốn sẽ bị sưng đỏ và lan ra khu vực xung quanh với đường kính lớn hơn 2cm và bắt đầu có hiện tượng hoại tử dưới lớp da. Một số triệu chứng kèm theo có thể là sốc phản vệ, nhiễm trùng máu. Biện pháp xử lý là đưa bé tới viện, bác sĩ sẽ kết hợp tiêm kháng sinh và điều trị các triệu chứng kèm theo. Thời gian điều trị trung bình là trên 14 ngày.

Lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Rốn của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên việc chăm sóc của bố mẹ là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý trong việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh:

  • Để rốn khô tự nhiên, không bôi bất kỳ chất gì lên rốn.
  • Quấn tã thấp dưới rốn.
  • Mặc áo sạch để che rốn khỏi bụi bẩn.
  • Nếu rốn bị dính nước tiểu hoặc phân thì vệ sinh bằng nước muối sinh lý rồi thấm khô bằng gạc sạch.
  • Nếu thấy rốn có những dấu hiệu bất thường thì cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra.

Hình ảnh rốn trẻ sơ sinh sau khi rụngHình ảnh rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng

Trên đây là những hình ảnh về rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng mà các mẹ nên biết để đề phòng chẳng may con bị thì cũng sớm nhận biết và xử lý cho đúng. Liên hệ ngay Hotline 1900 1806 để được tư vấn hoặc đặt lịch khám khi rốn bé có những dấu hiệu bất thường.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
35,716

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám