Rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước - nguyên nhân và cách xử lý

Đỗ Linh Chi

05-01-2021

goole news
16

Việc rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước có thể khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Vậy tình trạng này là như thế nào, có nguy hiểm không và cần làm gì để khắc phục?

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước là một trong những dấu hiệu khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Thông thường tình trạng sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu như có kèm theo một số dấu hiệu liên quan khác kèm theo thì cha mẹ nên thận trọng. Tham khảo bài viết sau để có những thông tin cần thiết. 

Rốn trẻ sơ sinh chảy nước nguyên nhân do đâu?

Trẻ nhỏ sau khi sinh ra, phần cuống rốn không rụng ngay mà sẽ cần thời gian từ 7 - 10 ngày. Trước khi rụng, phần cuống rốn trẻ sơ sinh có thể xuất hiện một xíu dịch hơi ướt. Một vài trường hợp khác có thể có màu hơi nâu do máu đông ở mặt cắt rốn.

Ngoài ra sau khi bé rụng rốn, phần chân rốn có thể rỉ một chút dịch màu trắng. Lượng dịch này sẽ sạch ngay sau đó từ 2 - 3 ngày. Tình trạng nói trên nếu như không xuất hiện thêm bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở xung quanh vùng rốn của bé thì cha mẹ không cần phải lo lắng. 

Rốn trẻ sơ sinh chảy nước kéo dài có thể do vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng

Rốn trẻ sơ sinh chảy nước kéo dài có thể do vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng

Tuy nhiên nếu như rốn trẻ sơ sinh chảy nước vàng kéo dài ngày. Kèm theo đó là tình trạng dịch rỉ, trẻ sốt, quấy khóc thì cha mẹ cần đặc biệt chú ý bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng gây ra bởi sự xâm nhập của vi khuẩn. Nguyên nhân dẫn tới việc chồi rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước là do:

  • Việc vệ sinh vùng rốn của bé không được thực hiện đúng cách và thường xuyên.
  • Sử dụng băng rốn quá chặt khiến vùng rốn bé bị tổn thương. 
  • Rốn trẻ sơ sinh có mủ vàng do không được thay băng rốn thường xuyên.

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước - khi nào là bất thường?

Như vậy có thể thấy tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước ngắn ngày là bình thường, không cần quá lo lắng. Tuy nhiên khi biểu hiện này kéo dài có kèm theo một số vấn đề bất thường khác thì rất khó thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng nguy hiểm. Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cảnh báo các trường hợp nguy hiểm cha mẹ cần chú ý sau. 

Nhiễm trùng rốn khu trú tại chỗ

Khi quan sát thấy rốn trẻ sơ sinh có dịch vàng kèm theo biểu hiện vùng dây rốn viêm đỏ, mủ, thi thoảng có rỉ máu. Thêm vào đó ranh giới bình thường giữa dây rốn và da không còn nữa thì rất có thể trẻ đã bị nhiễm trùng rốn. Cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và chỉ định điều trị kháng sinh. 

Bé sơ sinh bị chảy nước vùng rốn cảnh báo nhiễm trùng rốn khu trú tại chỗ

Bé sơ sinh bị chảy nước vùng rốn cảnh báo nhiễm trùng rốn khu trú tại chỗ

Trường hợp bé bị nhiễm trùng rốn khu trú tại chỗ, việc chăm sóc và vệ sinh tại nhà là rất cần thiết. Cha mẹ cần thực hiện rửa rốn mỗi ngày từ 1 đến 2 lần bằng dung dịch nước muối sinh lý 0.9%. Cần tái khám cho trẻ nếu tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước vàng, mủ hoặc dịch còn tiếp tục. 

Nhiễm trùng rốn lan tỏa

Đây là nhiễm trùng rốn nặng lan ra mô liên kết xung quanh, gây viêm đỏ cứng quanh rốn, tạo quầng rốn với đường kính lớn hơn 2cm. Bên cạnh đó bé sơ sinh có thể xuất hiện kèm các biểu hiện nhiễm trùng toàn thân như sốt cao, lừ đừ, bỏ bú.

Bệnh uốn ván rốn

Vi khuẩn Clostridium Tetani xâm nhập thông qua vết cắt rốn có thể gây ra bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh. Vi khuẩn sau khi xâm nhập sẽ không phát sinh các triệu chứng ngay, thời kỳ ủ bệnh sẽ kéo dài 7 ngày. 

Khi mắc bệnh uốn ván rốn trẻ nhỏ sẽ quấy khóc và bỏ bú

Khi mắc bệnh uốn ván rốn trẻ nhỏ sẽ quấy khóc và bỏ bú

Sau đó khi phát bệnh sẽ có biểu hiện rốn trẻ sơ sinh bị chảy dịch kèm theo sốt cao, có thể lên tới 40 độ C. Trẻ quấy khóc và bỏ bú, nếu không được xử trí sớm sẽ xuất hiện tình trạng co giật. Các cơn giật mạnh liên tục có thể kèm theo cơn ngừng thở khiến trẻ tím tái, chân tay lạnh, nguy cơ đe dọa tính mạng. 

Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm, vì thế cha mẹ cần theo dõi và phát hiện sớm ngay từ khi trẻ bỏ bú. Đưa trẻ tới khám tại các bệnh viện chuyên khoa uy tín càng sớm càng tốt. 

Bệnh động mạch rốn duy nhất

Thông thường trong dây rốn liên kết mẹ và thai sẽ có 3 mạch máu bao gồm 2 động mạch và 1 tĩnh mạch. Khi xảy ra bất thường, dây rốn chỉ có 1 động mạch rốn sẽ xuất hiện tình trạng rốn bé bị chảy nước. Tỷ lệ bất thường này chỉ chiếm khoảng từ 0.08 tới 1.9 %.

Bệnh u hạt rốn

U hạt rốn là tình trạng mô hạt phát triển quá mức do chậm biểu bì hóa sau khi rụng rốn. Hiện tượng này hay xảy ra ở những bé chậm rụng rốn, những bé rụng rốn sau 6 - 8 ngày sau sinh. 

Thoát vị rốn

Trong thời gian 7 ngày sau khi được sinh ra, phần cuống rốn của bé sẽ teo dần và rụng. Phần rốn trẻ sơ sinh bị hở sẽ tự đóng lại khi bé lớn lên. Hiện tượng thoát vị rốn sẽ xảy ra khi cơ bụng của bé đóng không kín được lỗ rốn. Khi ấy sẽ xuất hiện một khối tròn nổi tại vị trí lỗ rốn, cha mẹ có thể nhìn thấy, thậm chí cảm nhận rõ khi ấn nhẹ nhàng. 

Phần khối tròn có thể to lên khi bé ưỡn người, ngồi dậy hoặc khóc và biến mất khi trẻ thư giãn. Tình trạng thoát vị rốn không gây đau, không biến chứng và sẽ tự mất khi trẻ được 1 tuổi. 

Một số sai lầm khi chăm sóc khiến rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh không đúng cách là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm nhiễm, khiến rốn trẻ sơ sinh chảy dịch. Những sai lầm thường gặp phải có thể kể đến như sau:

  • Vệ sinh rốn chưa đúng cách: Việc chăm sóc và vệ sinh rốn cho bé không đúng cách, để nước và bụi bẩn dính vào là một trong những lý do hàng đầu gây ra tình trạng chảy mủ, nhiễm trùng rốn bé. 

Băng rốn quá chặt có thể tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập

Băng rốn quá chặt có thể tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập

  • Băng rốn quá chặt: Việc làm này khiến rốn trẻ bị bí, không thông thoáng, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển. 
  • Không thay băng rốn thường xuyên: Việc cha mẹ không thay mới băng rốn cho bé hàng ngày hay vô tình để phân, nước tiểu dính vào phần cuống rốn sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng. 
  • Hay dùng tay tác động vào rốn bé: Rụng rốn trẻ sơ sinh nên để tự nhiên. Việc cha mẹ thường xuyên tác động khi cuống rốn chưa rụng có thể gây ra tình trạng tổn thương hoặc chảy nước. 
  • Tự ý sử dụng bài thuốc dân gian: Một số cha mẹ sử dụng bài thuốc dân gian dạng bột hay dạng dung dịch bôi lên vùng rốn của trẻ và không tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. Việc làm này có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng, khiến rốn trẻ sơ sinh ra dịch vàng. 

Lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Trước khi rốn trẻ sơ sinh rụng hoàn toàn, việc chăm sóc rốn cho bé là cần thiết. Tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý chăm sóc đúng cách để tránh làm tổn thương hay viêm nhiễm vùng rốn của bé. 

Dưới đây là tổng hợp một số lưu ý khi cha mẹ thực hiện chăm sóc rốn cho bé sơ sinh:

  • Vệ sinh thường xuyên: Cha mẹ cần vệ sinh rốn cho bé đúng cách, thay băng rốn hàng ngày. Nên nhớ là không được tự ý sử dụng các bài thuốc lạ bôi lên vùng rốn của bé mà không tham khảo hoặc được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. 

Chăm sóc và vệ sinh thường xuyên là cách để phòng tránh viêm nhiễm vùng rốn bé sơ sinh

Chăm sóc và vệ sinh thường xuyên là cách để phòng tránh viêm nhiễm vùng rốn bé sơ sinh

  • Tránh để bụi bẩn và nước dính vào rốn của bé: Trong quá trình tắm cho bé, cha mẹ cần lưu ý không để nước bắn lên vùng rốn. Sau khi tắm nên lau khô và vệ sinh vùng rốn của bé sạch sẽ để tránh nhiễm trùng, khiến rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước vàng. 
  • Thực hiện việc thay tã đúng cách: Khi bé sơ sinh chưa rụng rốn, mẹ cần hết sức cẩn thận khi thay tã, không nên để phân, nước tiểu dính lên cuống rốn của trẻ. Nếu không may bị dây bẩn hãy lau sạch và thay băng rốn mới cho bé.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi và thoải mái: Những bộ quần áo quá chật có thể gây cọ xát khiến rốn bé bị tổn thương. Do vậy cha mẹ nên sử dụng quần áo, tã lót từ những chất liệu mềm và rộng để không gây ảnh hưởng tới vùng rốn của bé.

Cần làm gì khi rốn trẻ sơ sinh bị ướt kéo dài?

Khi rốn trẻ nhỏ bị chảy nước, cha mẹ nên vệ sinh theo các bước dưới đây. Nếu tình trạng kéo dài cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm. 

  • Bước 1: Cha mẹ rửa tay sạch, lau khô trước khi thực hiện vệ sinh cho bé. 
  • Bước 2: Tháo băng rốn kiểm tra xem bên cạnh chảy nước có kèm theo các biểu hiện lạ như mùi hôi, hay sưng, chảy máu gì không. 
  • Bước 3: Sử dụng tăm bông nhúng nước sôi để nguội lau sạch vùng xung quanh rốn bao gồm thân, chân rốn và bề mặt cuống rốn. Qua mỗi vị trí nên sử dụng một chiếc bông tăm khác nhau. Khi lau xong nên dùng bông tăm sạch để thấm lại một lần nữa. 
  • Bước 4: Thực hiện sát trùng xung quanh vùng rốn bằng cồn 70 độ, tiếp sau đó băng lại bằng gạc mỏng hoặc để hở. 

Lưu ý: Cha mẹ nên tránh sử dụng bông gòn do những sợi bông thường dính vào rốn, khi lấy ra có thể khiến bé bị đau. Khi phát hiện rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước tốt nhất cha mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm, tránh nguy cơ biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là cơ sở y tế được đánh giá cao bởi hệ thống thiết bị hiện đại hàng đầu cùng sự cộng tác của các chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành. Khoa Nhi của Viện đón tiếp hàng trăm lượt khám mỗi ngày. Cha mẹ có thể liên hệ tới số hotline 19001806 của Bệnh viện để được tư vấn và hỗ trợ. 

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy nước có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng xảy ra tại vùng rốn của bé. Khi gặp tình trạng này tốt nhất cha mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế để được khám và điều trị. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

26,291

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám