Một trong những thay đổi trên cơ thể khiến các thanh thiếu niên lo lắng nhất là rụng tóc ở tuổi dậy thì. Tóc rụng ít thì khi chải đầu, gội đầu và nhìn không có sự khác biệt gì lớn. Nhưng tóc rụng nhiều còn rụng thành từng mảng, chạm vào đã rụng, lộ rõ da đầu khiến các con vô cùng lo lắng, tự ti và có xu hướng ngại giao tiếp, khép mình hơn.
Cách nhận biết rụng tóc ở tuổi dậy thì
Khi lượng tóc rụng nhiều hơn 30 - 100 sợi ở thanh thiếu niên (11 - 17 tuổi) thì thường gọi là rụng tóc ở tuổi dậy thì. Đây không phải tình trạng hiếm có, một số bạn có thể rụng <100 sợi tóc/ ngày, khi quan sát có thể thấy xuất hiện các vòng tròn hói trên da đầu, tóc thưa hẳn và lộ rõ da đầu hơn trước. Tóc có thể rụng nhiều khi gội đầu, chải đầu hoặc thậm chí khi chạm vào tóc đã rụng.
Ngoài tình trạng tóc rụng với số lượng lớn, bất thường này còn đi kèm một số triệu chứng như sau:
- Gàu
- Ngứa da đầu
- Đỏ da đầu
- Tóc khô và chẻ ngọn
Ngứa, nhiều gàu, da đầu sưng đỏ là dấu hiệu của hiện tượng rụng tóc ở tuổi dậy thì
Các bác sĩ của Học viện Quân Y cho biết, đây có thể là hiện tượng tạm thời nhưng cũng có thể kéo dài đến độ tuổi trưởng thành. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc có xu hướng nặng lên, cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để có phương hướng xử lý kịp thời.
Tại sao tóc rụng nhiều ở tuổi dậy thì?
Có rất nhiều nguyên nhân giải thích cho tình trạng tóc rụng nhiều ở tuổi dậy thì. Dưới đây là các lý do thường gặp.
Thay đổi nội tiết tố
Khi con trẻ bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, cơ thể có những sự thay đổi cả về thể chất và nội tiết. Trong số đó có hormone gây rụng tóc nhiều ở nữ tuổi dậy thì và rụng tóc nhiều ở nam tuổi dậy thì là Dihydrotestosterone (DHT). Sự tăng đột biến của hormone androgen (testosterone) ở cả nam và nữ có thể gây ra tình trạng rụng tóc. Hormone này làm thu nhỏ nang tóc, khiến tóc yếu và dễ rụng.
Ngoài ra, sự mất cân bằng giữa các loại hormone khác nhau trong cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ sống của tóc, khiến tóc rụng nhiều hơn.
Tóc rụng nhiều do thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì
Xem thêm: Sự thật về rối loạn nội tiết tố nữ có thể khiến bạn bất ngờ
Ăn uống không khoa học
Không ăn đủ rau xanh, hoa quả, uống đủ nước ép, nước lọc,... chỉ ăn uống theo sở thích, bỏ bữa, không ăn đúng giờ,... có thể khiến cơ thể bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho tóc như sắt, kẽm, vitamin B, protein,... Đây cũng được xếp vào một trong các nguyên nhân tóc yếu, gây rụng tóc ở tuổi dậy thì và tóc chậm mọc trở lại.
Trên thực tế, một số đồ ăn thanh thiếu niên thường xuyên tiêu thụ như đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, nước ngọt, trà sữa, bánh ngọt,... cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng của mái tóc.
Thường xuyên ăn đồ chiên rán cũng có thể là nguyên nhân gây rụng tóc
Nguyên nhân bệnh lý
Trong trường hợp tình trạng rụng tóc thành từng mảng lớn, viêm, da đầu có đi kèm các biểu hiện bất thường khác có vảy thì đây có thể không còn là rụng tóc ở tuổi dậy thì nữa. Các bác sĩ sẽ đánh giá triệu chứng này như biểu hiện của các bệnh lý sau đây:
- Tiểu đường: Bệnh làm rối loạn quá trình chuyển hóa đường trong máu, ảnh hưởng đến việc cung cấp dưỡng chất cho tóc, từ đó gây ra tình trạng rụng tóc.
- Suy giảm chức năng tuyến giáp: Cả cường giáp và suy giáp đều có thể gây rụng tóc.
- Nhiễm trùng da đầu: Các bệnh về da đầu như viêm da đầu, nấm da đầu cũng có thể làm tóc rụng.
- Rối loạn tâm thần: Căng thẳng, lo âu kéo dài có thể làm rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến chu kỳ sống của tóc và gây rụng tóc.
- Một số bệnh lý khác: Bệnh lupus, bệnh Crohn, ung thư cũng có thể gây rụng tóc.
Xem thêm: Trầm cảm ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Tác dụng phụ của thuốc
Không ít trường hợp con trẻ bị rụng tóc ở tuổi dậy thì là do tác dụng phụ của các loại thuốc đang sử dụng. Các thuốc trị trứng cá có vitamin A liều cao, thuốc chống đông máu, thuốc hoá trị, thuốc điều trị bệnh khớp, thuốc trầm cảm, thuốc tim mạch,.. cũng có thể gây rụng tóc nhiều hơn bình thường.
Một số bệnh nhi đang điều trị hoá trị ung thư dễ bị rụng tóc
Hoá chất dùng để tạo kiểu tóc
Một số gia đình đã cho con làm tóc từ rất sớm như uốn, duỗi, nhuộm tóc. Hoặc đến tuổi dậy thì, khi các thanh thiếu niên quan tâm nhiều đến ngoại hình và muốn thay đổi kiểu tóc. Khi tóc của con trẻ tiếp xúc với các hóa chất trong dịch vụ làm tóc quá sớm hoặc quá nhiều dễ khiến cấu trúc tóc yếu đi và dễ gãy rụng.
Đồng thời, ngay cả khi dùng gel, sáp, keo xịt tóc hàng ngày cũng trở thành nhân tố nguy cơ. Bởi các chất này dễ gây bít tắc lỗ chân lông, tóc rụng nhiều.
Tẩy tóc, nhuộm tóc nhiều khiến nang tóc yếu đi, hay gẫy rụng
Rụng tóc ở tuổi dậy thì thì sao?
Về cơ bản, rụng tóc ở tuổi dậy thì không phải là tình trạng quá nghiêm trọng. Tình trạng này có thể chỉ là tạm thời nhưng cũng có thể tiếp tục kéo dài sau đó. Một số nam nữ thanh niên chỉ bị rụng ít tóc, nhưng có người lại bị rụng nhiều hơn thành các mảng hói nhỏ hoặc hói diện rộng trên đầu.
Bất thường về ngoại hình này thường được nhìn nhận như điểm trừ ngoại hình, khiến bé lo lắng, tự ti, lâu dài có thể khép kín và ngại giao tiếp hơn.
Cách chữa rụng tóc ở tuổi dậy thì
Để hạn chế tình trạng rụng tóc bất thường của con mình, các bậc phụ huynh có thể tham khảo các cách điều trị rụng tóc tại nhà như sau:
Chăm sóc tóc đúng cách
- Gội đầu bằng dầu gội dịu nhẹ, không chứa sulfate. Ưu tiên các sản phẩm dầu gội, dầu xả, dưỡng tóc phù hợp với da đầu, có nguồn gốc từ thiên nhiên.
- Tránh chải đầu quá mạnh khi tóc còn ướt, không chải đầu quá mạnh,
- Hạn chế sử dụng hóa chất tạo kiểu tóc như thuốc nhuộm, gel,..., dùng máy tạo kiểu thường xuyên để tóc tiếp xúc với nhiệt độ cao. Đồng thời, bạn nên để tóc khô tự nhiên, tránh dùng máy sấy tóc
- Bảo vệ tóc khỏi ánh nắng mặt trời.
Bạn nên chọn các sản phẩm gội, dưỡng tóc có thành phần an toàn, lành tính cho con
Điều chỉnh chế độ ăn
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho tóc như sắt, kẽm, vitamin B từ thịt, hải sản, cây họ đậu, các loại hạt, cá hồi xanh, rau lá xanh,...
- Giảm từ từ các loại đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, đồ đóng hộp, chế biến sẵn,...
Điều trị nguyên nhân gốc rễ
- Nếu rụng tóc do bệnh lý, bạn cần điều trị bệnh nền. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay nếu tình trạng rụng tóc ngày càng tồi tệ theo thời gian
- Nếu do tác dụng phụ của thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thay đổi thuốc.
- Giữ tâm trạng thoải mái, cân bằng thời gian học tập và nghỉ ngơi
Sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc chuyên dụng
- Bạn có thể sử dụng các sản phẩm chứa minoxidil hoặc các thành phần kích thích mọc tóc khác theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu cha mẹ muốn con được điều trị chuyên sâu, dứt điểm rụng tóc ở tuổi dậy thì bởi các nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao, cơ sở vật chất thì có thể tham khảo Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Đây là chuyên khoa tập trung nhiều PGS, TS đầu ngành, được đào tạo bài bản từ các trường Đại học Y khoa hàng đầu, có kinh nghiệm làm việc, chăm sóc bệnh nhân ở các bệnh viện tuyến TW.
Bệnh nhi điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Đồng thời, hệ thống máy móc, trang thiết bị tại khoa đều được nhập khẩu từ các quốc gia đứng đầu về sản xuất thiết bị y tế đảm bảo mọi nhu cầu khám chữa bệnh. Ngoài ra, hệ thống phòng nội trú hiện đại, trang bị đầy đủ dụng cụ sinh hoạt như ở nhà.
Có thể nói, rụng tóc ở tuổi dậy thì tuy không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống sinh hoạt và học tập của con. Vì thế, cha mẹ nên quan sát sát sao các bất thường con có thể có và đưa bé đến Bệnh viện uy tín để được thăm khám nếu phát hiện các bất thường khác ngoài rụng tóc.