Trầm cảm - căn bệnh trầm kha của xã hội hiện đại
Trong số các căn bệnh được coi là đặc trưng của xã hội hiện đại, trầm cảm có lẽ là căn bệnh ít nhận được sự quan tâm đúng mức nhất.
Khi con bạn đột nhiên trở nên bướng bỉnh, bạn có thể cho rằng trẻ đang bước vào giai đoạn dậy thì tuổi mới lớn. Nếu con bạn ngày càng thu mình hơn, bạn cần theo dõi những biểu hiện hàng ngày để nhận biết những dấu hiệu đầu tiên của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì.
Trầm cảm ở tuổi dậy thì là một vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng. Nó có thể gây ra cảm giác buồn dai dẳng và mất hứng thú với các hoạt động. Trầm cảm ở lứa tuổi này thậm chí có thể gây ra các vấn đề về thể chất và nhận thức ở trường, lớp.
Trầm cảm ở tuổi dậy thì là một rối loạn tâm lý ở tuổi dậy thì, nó có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của trẻ.
Mặc dù bệnh trầm cảm có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời. Nhưng các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì sẽ khác với các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở người lớn. Chính vì sự khác biệt này mà bạn có thể sẽ bỏ qua, vì bạn nghĩ con mình mới bước vào giai đoạn mới lớn. Đó thực sự là khoảng thời gian khó khăn không chỉ đối với các em nhỏ, mà nó còn là sự mệt mỏi của các bậc phụ huynh.
Những vấn đề như áp lực từ bạn bè, kỳ vọng về kết quả học tập và những thay đổi về thể chất, điều đó có thể gây ra những thăng trầm về cảm xúc ở trẻ. Đối với một số thanh thiếu niên, những cảm xúc tiêu cực không chỉ là tâm trạng thất thường. Nó còn có thể kéo dài như một dấu hiệu của bệnh trầm cảm, mà phụ huynh nên nhận biết sớm.
Trầm cảm ở tuổi dậy thì là một vấn đề tâm thần đáng báo động
Một vài dấu hiệu mà bạn cần lưu ý khi xuất hiện ở con của mình:
Trẻ bị trầm cảm ở tuổi dậy thì xuất hiện nhiều cảm xúc đan xen phức tạp, cụ thể như:
Cảm xúc của lứa tuổi dậy thì trở nên thất thường khi bị trầm cảm
Dấu hiệu về hành vi
Bên cạnh những thay đổi về tâm trạng, trầm cảm ở tuổi dậy thì còn gặp một số triệu chứng về hành vi:
Cơ thể luôn đau nhức mệt mỏi muốn nghỉ ngơi ở tuổi dậy thì khi bị trầm cảm
Trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể nhiều nguyên nhân xảy ra. Trong đó, nội tiết tố thay đổi luôn có vai trò gây lên tình trạng này. Trẻ nhạy cảm hơn với lời nói và sự kiện cuộc sống của người khác do sự tăng lên của hormone trong giai đoạn này.
Thiếu sự quan tâm và sự đồng cảm từ phụ huynh khiến trẻ bị trầm cảm
Tác hại đầu tiên của bệnh trầm cảm dậy thì là khiến trẻ giảm khả năng học tập, do trẻ suy nghĩ chậm chạp, giảm trí nhớ và khả năng phản ứng nhanh. Ngoài ra, tình trạng sụt giảm hứng thú, mất hứng thú ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập. Nếu trầm cảm có liên quan đến kết quả học tập ở trường, tình trạng này cũng làm tăng mức độ buồn bã, trầm cảm, bi quan và khiến trẻ hình thành cảm giác tội lỗi, đánh giá thấp bản thân,...
Trầm cảm ở tuổi dậy thì khiến kinh nghiệm và kỹ năng sinh tồn của các em bị hạn chế. Trẻ có thể phản ứng với những suy nghĩ bi quan và nỗi buồn sâu sắc theo những cách tiêu cực nhất, chẳng hạn như cắt tay, nhốt mình trong phòng, uống rượu, chất kích thích,... Những hành vi này dễ được hiểu là hành vi nổi loạn của tuổi dậy thì. Vì vậy, trẻ thay vì nhận được sự quan tâm, chia sẻ, trẻ có thể phải đối mặt với những lời chỉ trích, phê bình gay gắt.
Trẻ có thể sa vào nghiện ngập do mắc bệnh trầm cảm
Có 2 cách điều trị phổ biến hiện nay tuỳ vào tình trạng của người bệnh:
Điều trị tại nhà
Phương pháp này thường được áp dụng với những bệnh nhân có tình trạng bệnh nhẹ. Nếu việc áp dụng đúng theo hướng dẫn, trẻ em sẽ nhanh chóng khôi phục tâm trạng vui tươi, cuộc sống tích cực hơn.
Tập luyện thể thao giúp trẻ dậy thì vượt qua bệnh trầm cảm
Nhiều bậc cha mẹ sau khi biết con mình bị trầm cảm đã tìm đến các liệu pháp tâm lý. Bởi nó là biện pháp được đánh giá cao về độ an toàn và hiệu quả. Lúc này, các nhà tâm lý học sử dụng các kỹ thuật chuyên biệt để trò chuyện và giao tiếp với trẻ. Nhờ đó, họ sẽ biết được nguyên nhân gây bệnh và cải thiện dần các triệu chứng trầm cảm một cách tự nhiên.
Trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên thì là tình trạng ngày càng nhiều, nó khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì rất khó có thể chữa khỏi hoàn toàn. Các bậc phụ huynh hãy quan tâm đến con em mình nhiều hơn, nhất là ở lứa tuổi dậy thì “nổi loạn” để con em mình được học tập và phát triển bình thường.
Tâm lý trị liệu một biện pháp điều trị phổ biến hiệu quả an toàn
Thông qua bài viết mà Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã giới thiệu về trầm cảm ở tuổi dậy thì, bạn có thể hiểu hơn về căn bệnh này. Lứa tuổi dậy thì là lứa tuổi rất dễ bị trầm cảm, do nhiều nguyên nhân từ nhiều phía ảnh hưởng trực tiếp tới các em. Phụ huynh và nhà trường cần quan tâm, chăm sóc các em nhiều hơn và giúp các em vượt qua trầm cảm. Gia đình hãy nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ khi bệnh có dấu hiệu nặng nề hơn tránh những điều đáng tiếc sau này.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Trong số các căn bệnh được coi là đặc trưng của xã hội hiện đại, trầm cảm có lẽ là căn bệnh ít nhận được sự quan tâm đúng mức nhất.