Sau chuyển phôi bị táo bón phải làm sao? Khắc phục như thế nào?

Nguyễn Phương Thảo

26-10-2024

goole news
16

Sau chuyển phôi, cơ thể phụ nữ có thể gặp phải một số vấn đề, trong đó táo bón là tình trạng phổ biến. Vậy sau chuyển phôi bị táo bón phải làm sao? Có ảnh hưởng tới sự phát triển của phôi không? Cách khắc phục như thế nào? Để giải đáp những băn khoăn này, mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Nguyên nhân bị táo bón sau khi chuyển phôi

Những nguyên nhân khiến chị em sau chuyển phôi bị táo bón có thể bắt nguồn từ: 

  • Thuốc nội tiết: Các loại thuốc tăng nội tiết tố được ưu tiên sử dụng trong giai đoạn trước khi chuyển phôi nhằm mục đích thúc đẩy sự trưởng thành nang trứng, sẵn sàng cho quá trình chọc hút trứng. Đây cũng chính là lý do khiến cho hệ tiêu hoá bị chậm lại, dẫn đến tình trạng táo báo ở các chị em đang trong thời gian thực hiện IVF. 
  • Nồng độ Progesterone tăng: Trong thai kỳ, progesterone là hormone quan trọng. Tuy nhiên, khi nồng độ progesterone tăng có thể làm giảm hoạt động của các cơ trơn trong ruột, dẫn đến nhu động ruột giảm, quá trình tiêu hoá chậm, tăng nguy cơ táo bón ở người mẹ. 

Căng thẳng tinh thần cũng khiến chị em bị táo bón sau chuyển phôi 

Căng thẳng tinh thần cũng khiến chị em bị táo bón sau chuyển phôi 

  • Tinh thần căng thẳng: Sau chuyển phôi, nhiều chị em vẫn luôn cảm thấy lo lắng và căng thẳng khi mong chờ kết quả của quá trình thụ thai. Lúc này hệ tiêu hoá hoạt động kém hiệu quả, nhu động ruột giảm đi và gây ra táo bón. 
  • Chế độ ăn uống: Một nguyên nhân không thể không nhắc tới khi bị táo bón sau chuyển phôi chính là chế độ ăn uống, dinh dưỡng cho người mẹ. Khi mang thai thành công, tình trạng ốm nghén khiến chị em thay đổi thói quen ăn uống, thèm đồ ăn nhanh, chiên rán,...khiến nguy cơ bị táo bón tăng cao. 
  • Không thường xuyên vận động: Tình trạng này xuất phát từ tâm lý lo lắng và muốn được nằm yên tại chỗ để phôi có thể làm tổ thành công. Tuy nhiên, việc ít vận động sẽ không giúp tăng khả năng có thai mà đổi lại sẽ gây bất lợi cho cơ thể khi giảm nhu động ruột gây táo bón hay xuất hiện máu đông gây tắc mạch chi,...

Thời gian bị táo bón sau chuyển phôi kéo dài bao lâu? 

Thời gian bị táo bón sau chuyển phôi của mỗi người là khác nhau. 

Thời gian bị táo bón sau chuyển phôi của mỗi người là khác nhau. 

Với trường hợp nhẹ, tình trạng táo bón chỉ là tạm thời trong thời gian ngắn, chị em có thể tự điều chỉnh lại chế độ ăn uống sinh hoạt sao cho phù hợp. Lúc này cơ thể sẽ bắt đầu dần thích nghi với sự thay đổi của hormone. 

Tuy nhiên, với các trường hợp nghiêm trọng hơn, táo bón có thể kéo dài tới vài tuần không dứt. Nhận thấy những dấu hiệu bất thường, chị em cần đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Xem thêm:

Giải pháp khắc phục táo bón sau chuyển phôi 

Để giảm thiểu tình trạng sau chuyển phôi bị táo bón việc các chị em cần làm là: 

Chị em nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tránh tình trạng bị táo bón

Chị em nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tránh tình trạng bị táo bón

  • Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn: Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như: rau xanh, trái cây tươi (táo, lê, cam), ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu. Chất xơ giúp làm tăng khối lượng phân, làm mềm phân và kích thích nhu động ruột.
  • Uống đủ nước: Uống từ 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày để giúp làm mềm phân và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Ngoài nước lọc, có thể uống thêm nước trái cây như nước cam, nước lê hoặc nước ép từ rau củ để tăng cường hydrat hóa.
  • Vận động nhẹ nhàng: Duy trì các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ chậm hoặc yoga dành cho bà bầu để kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Vận động giúp tăng cường nhu động ruột, hỗ trợ quá trình đi tiêu dễ dàng hơn.
  • Sử dụng men vi sinh (probiotics): Bổ sung probiotics từ thực phẩm như sữa chua không đường, dưa chua, kim chi, hoặc viên uống bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ,...giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tình trạng táo bón.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Chia bữa ăn thành 5-6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa lớn để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, giúp ruột hoạt động tốt hơn và tránh táo bón.
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng (theo chỉ định bác sĩ): Nếu các biện pháp tự nhiên không hiệu quả, bác sĩ có thể kê thuốc nhuận tràng làm mềm phân hoặc thuốc kích thích nhu động ruột nhẹ nhàng, an toàn cho phụ nữ sau chuyển phôi.
  • Tư thế đi tiêu đúng cách: Đặt một ghế nhỏ dưới chân khi ngồi trong nhà vệ sinh để nâng cao đầu gối, giúp tư thế đi tiêu thuận lợi và dễ dàng hơn.

Biện pháp phòng ngừa tình trạng sau chuyển phôi bị táo bón 

Biện pháp phòng ngừa tình trạng táo bón sau chuyển phôi rất quan trọng để giúp phụ nữ thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có một quá trình chuyển phôi thành công và thoải mái hơn. Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa hiệu quả:

  • Uống đủ nước, ít nhất 2-2.5 lít nước/ngày giúp làm giúp kích thích hệ tiêu hóa và làm dịu táo bón.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, cà rốt, bí đỏ, táo,...rất tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Ăn chậm, nhai kỹ
  • Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga giúp thư giãn cơ thể, tăng cường chức năng tiêu hóa.
  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, đồ chiên, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp có ít chất xơ và khó tiêu hóa.
  • Sử dụng bổ sung men vi sinh chứa lợi khuẩn như sữa chua, thực phẩm lên men (dưa cải, kim chi) giúp cân bằng vi khuẩn trong đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. 
  • Chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đủ giấc và tạo điều kiện tốt cho quá trình chuyển phôi thành công.
  • Tạo thói quen đi vệ sinh vào cùng một thời điểm mỗi ngày, đặc biệt là buổi sáng sau khi thức dậy. Không nên nhịn khi có nhu cầu, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ táo bón.
  • Bổ sung magie và omega-3 giúp kích thích hoạt động của nhu động ruột, từ đó làm giảm nguy cơ táo bón. Thực phẩm giàu magie và omega 3 bao gồm các loại hạt, chuối, rau lá xanh đậm, dầu cá, hạt lanh, hạt chia,...
  • Thăm khám định kỳ theo lịch của bác sĩ sau khi chuyển phôi. 

Hãy liên hệ với Bệnh viện đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ nếu bạn gặp vấn đề sau chuyển phôi bị táo bón

Kết luận 

Sau chuyển phôi bị táo bón tuy không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng cần được quan tâm và xử lý đúng cách để đảm bảo quá trình mang thai diễn ra thuận lợi. Bằng cách áp dụng những biện pháp khắc phục như điều chỉnh chế độ ăn uống, duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh và tham khảo ý kiến bác sĩ, tình trạng táo bón sẽ được cải thiện. Hãy luôn theo dõi cơ thể và tuân thủ chỉ dẫn y khoa để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé trong suốt hành trình mang thai.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
260

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám