Chuyển phôi là gì? Quy trình và tỷ lệ thành công

Phạm Thị Lương

10-08-2023

goole news
16

Chuyển phôi là kỹ thuật đưa phôi thai sau khi đã được thụ tinh trong phòng Lab trở lại buồng tử cung người vợ để chuẩn bị bước vào giai đoạn mới - giai đoạn thai làm tổ trong quy trình IVF. Vậy quy trình chuyển phôi như thế nào, cần lưu ý gì để tăng tỷ lệ đậu thai, hãy cùng bệnh viện Phương Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Chuyển phôi là gì?

Quy trình IVF sẽ bao gồm các bước như: kích thích buồng trứng, chọc hút trứng, thụ tinh trong trong ống nghiệm và nuôi phôi, chuyển phôi, thử thai. Như vậy, chuyển phôi được xem là bước quan trọng cuối cùng trong cả quá trình làm thụ tinh ống nghiệm của các cặp đôi.

Chuyển phôi là một thủ thuật trong đó phôi thai sau khi nuôi cấy được đưa vào tử cung của người phụ nữ. Phôi được chuyển có thể là phôi nuôi đến ngày 3 hoặc ngày 5; là phôi tươi hoặc phôi trữ lạnh đã được tạo ra ở chu kỳ trước đó.

Chuyển phôi là khâu quan trọng cuối cùng của chu trình IVF.Chuyển phôi là khâu quan trọng cuối cùng của chu trình IVF.

Niêm mạc bao nhiêu thì chuyển phôi? Bước chuyển phôi sẽ được thực hiện vào khoảng ngày 18 – 20 của chu kỳ kinh nguyệt khi niêm mạc tử cung của người phụ nữ đạt độ dày lý tưởng nhất khoảng 9 – 10mm. Lúc này sức khỏe của người mẹ tốt, sẵn sàng cho việc nuôi dưỡng và bảo vệ bào thai.

Nếu được chuyển phôi ngay sau khi tạo phôi từ 3 đến 5 ngày thì gọi là chuyển phôi tươi. Trong trường hợp sức khoẻ người vợ không đủ điều kiện để chuyển phôi tươi, toàn bộ số phôi đạt chất lượng sẽ được trữ đông. Sau quá trình chuẩn bị niêm mạc, người vợ sẽ được chuyển phôi trữ vào những chu kỳ tiếp theo. 

Các hình thức chuyển phôi

Trong thụ tinh ống nghiệm (IVF), chuyển phôi được thực hiện với 2 hình thức bao gồm:

  • Chuyển phôi tươi: Sau khi phôi thai được tạo tức là được thụ tinh trong phòng thí nghiệm, nuôi cấy ngày 3 hoặc ngày 5 sẽ chuyển luôn vào tử cung người mẹ được gọi là chuyển phôi tươi. 
  • Chuyển phôi đông lạnh: Sau khi được nuôi cấy vì lý do nào đó chưa thể chuyển ngay vào buồng tử cung người mẹ mà sẽ trữ đông, đến đến chu kỳ sau hoặc thời điểm thích hợp mới chuyển thì gọi là chuyển phôi trữ đông. 

Hiệu quả thụ thai giữa chuyển phôi tươi và phôi đông lạnh là như nhau. Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường hợp điều trị hiếm muộn thường được khuyến khích chuyển phôi đông lạnh hơn vì ưu điểm sau:

  • Sau bước kích trứng, nội tiết bên trong cơ thể tăng cao hơn so với bình thường, không phải là điều kiện lý tưởng làm tổ của phôi thai. Do đó, phôi đông lạnh sẽ là giải pháp cho các trường hợp cơ thể bạn chưa hồi phục do lo lắng, sợ hãi, tâm lý chưa ổn định sau chọc hút trứng.
  • Các trường hợp bị quá kích buồng trứng, dịch trong buồng tử cung thì buộc phải dùng phôi đông lạnh.
  • Đông lạnh phôi sẽ giúp tiết kiệm chi phí điều trị, người vợ sẽ hạn chế tối đa số lần tiến hành kích thích buồng trứng, sức khỏe đảm bảo hơn.

Tuy nhiên, tùy vào từng cặp đôi cụ thể cũng như sức khỏe của người vợ mà bác sĩ sẽ có tư vấn nên chọn phương án tốt nhất.

Chuyển phôi đông lạnh sẽ tối ưu tỷ lệ thành công nếu người vợ chưa đủ sức khoẻ.Chuyển phôi đông lạnh sẽ tối ưu tỷ lệ thành công nếu người vợ chưa đủ sức khoẻ.

Thông thường hiện nay chuyển phôi ngày 5 được nhiều cặp đôi lựa chọn, đây là phương pháp đưa phôi thai đã được nuôi đến 5 ngày tuổi trong phòng Lab vào buồng tử cung người nữ. Lý do là bởi phôi ngày 5 có khả năng làm tổ cao, tránh nguy cơ đa thai, an toàn hơn khi xét nghiệm di truyền tiền làm tổ và tỷ lệ thành công cao khi trữ đông phôi và rã đông.

Dấu hiệu chuyển phôi ngày 5 thành công đó là cơ thể mẹ bầu xuất hiện máu báo màu nâu sẫm, không vón cục, lượng ít; bị chuột rút ở phần đùi và hông, căng tức và nhạy cảm phần đầu ngực và vú, có những cơn đau ngực cường độ nhẹ, buồn nôn và nôn, tăng thân nhiệt,... Lúc này, bạn nên đi xét nghiệm thử thai để biết chính xác.

Khi nào được chuyển phôi? 

Sau chọc hút trứng khi nào được chuyển phôi? Đa số các cặp đôi, thời điểm được chọn để chuyển phôi là ngày thứ 3 (trong giai đoạn phân bào) hoặc là ngày 5 (trong giai đoạn phôi nang). 

Tuy nhiên, một vài trường hợp người nữ có số lượng trứng ít và kích thước phôi nhỏ thì thời điểm đưa phôi vào buồng tử cung có thể sẽ được quyết định sớm hơn, tức là ngày 2 hoặc ngày 3 ở giai đoạn phân cắt giúp phôi sớm tiếp cận với môi trường nuôi dưỡng tốt hơn môi trường nhân tạo.

Chuyển phôi được thực hiện vào thời điểm khoảng ngày 18 – 20 của chu kỳ kinh nguyệt, điều kiện là niêm mạc tử cung của người phụ nữ đạt khoảng 9 – 10mm. Bên cạnh đó, người vợ phải có sức khoẻ tốt, sẵn sàng cho việc mang thai.

Hiện nay, nhiều trường hợp chọn chuyển phôi ngày 5 với tỷ lệ phôi làm tổ cao.Hiện nay, nhiều trường hợp chọn chuyển phôi ngày 5 với tỷ lệ phôi làm tổ cao.

Quy trình chuyển phôi IVF như thế nào?

Quy trình được áp dụng tại các cơ sở hỗ trợ sinh sản hiện nay được chia thành 3 giai đoạn trước, trong và sau chuyển phôi. Bạn cần lưu ý những điều cần chuẩn bị để tăng tỷ lệ thành công khi đưa phôi trở lại buồng tử cung. Cụ thể như sau:

Trước chuyển phôi và những điều cần lưu ý

Trước khi bắt đầu, thời gian chuẩn bị niêm mạc sẽ khoảng 12-18 ngày, tức là ngày thứ 2 của chu kỳ kinh. Bạn được bác sĩ hướng dẫn bạn sử dụng Estrogen nhằm kích thích nội mạc tử cung phát triển, ngăn việc rụng trứng ở chu kỳ tự nhiên. 

Khoảng 1 tuần sau khi dùng Estrogen, bác sĩ sẽ siêu âm tử cung để theo dõi sự phát triển của lớp niêm mạc, khi đủ độ dày tiêu chuẩn, bạn được sử dụng Progesterone nhằm tăng nội tiết tố để chuẩn bị cho phôi thai làm tổ. Trước chuyển phôi từ 2-5 ngày thuốc này sẽ được đặt vào âm đạo người vợ.

Chuẩn bị trước khi chuyển phôi bạn cần lưu ý:

  • Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về số lượng và liều lượng thuốc.
  • Trước chuyển phôi nên ăn gì là điều nhiều chị em quan tâm, bạn nên ăn uống lành mạnh, không dùng món ăn dễ gây táo bón hoặc tiêu chảy. Không nên ăn uống đồ có cồn, thực phẩm dễ gây dị ứng, nhiều dầu mỡ, cay nóng.
  • Nên nhịn tiểu trước giờ thực hiện thủ thuật khoảng 60 phút.
  • Không đeo trang sức, không trang điểm hay sử dụng nước hoa khi làm thủ thuật.

Bạn nên uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ trước khi chuyển phôi.Bạn nên uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ trước khi chuyển phôi.

Trong chuyển phôi

  • Bác sĩ yêu cầu bạn nhịn tiểu, nằm trên bàn với tư thế sản khoa. Bác sĩ tạo môi trường để chuyển phôi bằng cách đặt mỏ vịt, lau cổ tử cung.
  • Dưới hướng dẫn của siêu âm bác sĩ đưa catheter ngoài có nòng kim loại vào buồng tử cung giúp xác định vị trí đặt phôi. Sau đó cố định catheter ngoài và rút nòng kim loại ra.
  • Tiếp theo đưa catheter trong có chứa phôi vào buồng tử cung, tiến hành bơm từ từ phôi vào trong buồng tử cung.
  • Rút Catheter trong ra và tiến hành kiểm tra độ sót phôi.
  • Rút catheter ngoài, tháo mỏ vịt và hoàn tất quá trình.

Hình ảnh chuyển phôi vào tử cung bạn có thể nhìn thấy trên màn hình siêu âm bạn là những giọt môi trường chứa phôi được bơm qua Catheter và đặt vào vị trí an toàn trong lòng tử cung, do phôi thai quá nhỏ nên không thể nhìn được bằng mắt thường mà chỉ nhìn được giọt môi trường mà thôi.

Sau chuyển phôi

Sau chuyển phôi người vợ được đưa về phòng lưu viện và nằm nghỉ khoảng 1 – 2 giờ để theo dõi. Khi mọi thứ ổn định, bác sĩ sẽ cho bạn về nhà nghỉ ngơi, vận động, đi lại bình thường.

Những triệu chứng bạn có thể gặp bao gồm:

  • Co thắt và nặng tại vùng bụng
  • Buồn nôn
  • Tiết dịch âm đạo
  • Căng ngực

Bạn nên đến cơ sở y tế nếu gặp các biểu hiện như:

  • Khó thở
  • Đau bụng
  • Tiểu ít
  • Tăng cân nhanh
  • Chảy máu âm đạo;
  • Sốt cao
  • Nôn kéo dài trên 1 ngày.

Bác sĩ có thể kê thuốc cho bạn trong 14 ngày sau chuyển phôi. Bạn nên uống thuốc đúng liều lượng được hướng dẫn. Tuyệt đối không tự ý uống thêm các loại thuốc khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý sau chuyển phôi: 

  • Nên ăn gì? Bạn nên ăn đủ chất, bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây, một số nghiên cứu chỉ ra tiêu thụ nhiều rau xanh với lượng vitamin tự nhiên giảm đến 40% tỉ lệ sảy thai, ăn các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu lăng, nên ưu tiên các loại cá, thịt đỏ. Sau chuyển phôi nên kiêng các loại thực phẩm không tốt cho thai kỳ, làm tăng nguy cơ sảy thai như: quả đào đu đủ, rau ngót, rau má,…
  • Bạn vẫn có thể đi lại và vận động sinh hoạt hàng ngày nhẹ nhàng, hạn chế leo cầu thang, tránh vận động mạnh, không nên chạy bộ, tập aerobic cho đến khi bạn thử thai. 
  • Tư thế nằm sau chuyển phôi bác sĩ khuyên bạn nên nằm càng thoải mái càng tốt. Nên nằm thẳng và khép hai chân lại với nhau. Ngoài ra có thể kê thêm vài chiếc gối mềm đằng sau lưng, giữa 2 đầu gối để cảm thấy thoải mái nhất.
  • Không nên quan hệ tình dục cho đến khi thử thai.

Bạn nên nghỉ ngơi nhiều để phôi thai có thể làm tổ và phát triển tốt nhất.Bạn nên nghỉ ngơi nhiều để phôi thai có thể làm tổ và phát triển tốt nhất.

Tỉ lệ chuyển phôi thành công 

Có nhiều yếu tố quyết định tới tỷ lệ thành công khi chuyển phôi thai như tuổi của người phụ nữ, môi trường nuôi cấy phôi, chất lượng trứng và tinh trùng, sức khoẻ người mẹ,... 

Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy khả năng làm tổ của một phôi thai khoảng 15- 20% với phôi ngày 2; chuyển phôi ngày 3 sau khi đã nuôi cấy thì tỷ lệ thụ thai sẽ khoảng 20- 25%; 30- 35% thành công nếu là phôi ngày 5. Bạn cần lưu ý phụ nữ tuổi càng cao thì tỉ lệ thụ thai thành công càng giảm dần.

Những rủi ro khi chuyển phôi

Rủi ro khi chuyển phôi là rất thấp, một vài trường hợp gặp nguy cơ có thể kể đến như:

  • Tăng kích thích nội tiết tố, nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch khiến tắc nghẽn mạch máu.
  • Người vợ có thể bị chảy máu âm đạo, bị nhiễm trùng hoặc thay đổi dịch tiết âm đạo. 
  • Nguy cơ sảy thai tương tự giống như trong thụ thai tự nhiên.
  • Nếu chuyển nhiều phôi nguy cơ mang đa thai ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ và thai nhi.

Chuyển phôi tại IVF Phương Đông được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, hơn 10 năm kinh nghiệm cùng các chuyên viên phôi học giỏi, tâm huyết. Tỷ lệ thành công lên tới trên 80%, mang lại phép màu cho các cặp đôi mong con.

Để nhận thông tin chi tiết về quy trình IVF bạn có thể để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám tại Phương Đông hoặc gọi tới hotline để được tư vấn chi tiết.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

6,389

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám