Siêu âm ổ bụng là gì?
Siêu âm ổ bụng là một công cụ chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra hình ảnh chi tiết về các cơ quan nội tạng. Đây là kỹ thuật quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ và giúp phát hiện sớm các bệnh lý trong ổ bụng.
Siêu âm ổ bụng giúp bác sĩ đánh giá kích thước, hình dạng, cấu trúc, theo dõi tiến triển của các bệnh lý trước và sau điều trị ở nhiều cơ quan trong ổ bụng như: gan, mật, tụy, lách, thận, bàng quang, tuyến tiền liệt (nam), tử cung và buồng trứng (nữ), sỏi mật, sỏi thận, u nang buồng trứng, u gan, giúp tầm soát ung thư ở giai đoạn sớm.
(Hình 1 - Minh hoạ về các cơ quan thuộc trong ổ bụng)
Do khu vực ổ bụng chứa nhiều bộ phận quan trọng và lợi thế thu được hình ảnh trong thời gian thực. Vì thế, siêu âm ổ bụng còn hỗ trợ phát hiện sớm các bệnh tiêu hóa thường gặp như đau dạ dày, viêm ruột thừa, lồng ruột non,...
Vai trò của siêu âm ổ bụng: Siêu âm ổ bụng cho biết điều gì?
Đây là phương pháp an toàn, thực hiện nhanh chóng, chi phí thấp, có thể tiến hành nhiều lần mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, siêu âm ổ bụng giữ vai trò rất quan trọng trong kiểm tra chức năng, theo dõi và điều trị các bệnh lý của các cơ quan vùng bụng và vùng chậu.
(Hình 2 - Hình chụp siêu âm ổ bụng)
Ứng dụng trong kiểm tra chức năng, thăm khám sức khỏe định kỳ
Được các bác sĩ khuyến cáo nên đi khám trong vòng 6 tháng - 1 năm, siêu âm ổ bụng có vai trò rất quan trọng trong theo dõi và phát hiện bất thường ở vùng bụng như:
- Khảo sát kích thước, đánh giá về mặt cấu trúc của các tạng phần ổ bụng
- Thu thập thêm thông tin vùng bụng trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ xuất hiện khối u, áp xe, nhiễm trùng, xuất huyết, cục máu đông...
- Xem xét lưu lượng máu của cấu trúc khác nhau trong ổ bụng
- Đo kích thước động mạch chủ phát hiện phình động mạch chủ, phát hiện sỏi trong túi mật, thận và niệu quản
- Đánh giá các chất lỏng tích tụ trong ổ bụng, khoang màng phổi và màng ngoài tim.
Ứng dụng trong chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến các tạng vùng bụng
Ngoài ra, siêu âm ổ bụng còn được xem như một trong các kỹ thuật đầu tiên hỗ trợ trong chẩn đoán các bệnh lý vùng bụng như sau:
- Các bệnh lý nội tiết bao gồm các bệnh lý về gan - mật - tuỵ
- Bệnh gan: gan nhiễm mỡ, viêm gan mạn tính, xơ gan, u gan, ung thư gan,..
- Bệnh túi mật: viêm túi mật, sỏi mật, polyp túi mật, u đường mật, dị dạng đường mật,...
- Bệnh tuyến tuỵ: viêm tuỵ cấp và mạn, u tụy, tụy vòng,...
- Các bệnh lý của hệ tiêu hoá bao gồm ống, ruột,... có thể kể đến: viêm ruột non, viêm ruột thừa, khối u, lồng ruột, xoắn ruột, polyp,...
(Hình 3 - Siêu âm ổ bụng phát hiện u nhầy ruột thừa hiếm gặp)
- Các bệnh lý ở các cơ quan tiết niệu như thận - bàng quang - đường bài xuất
- Bệnh thận: sỏi thận, viêm thận, ung thư thận
- Bệnh bàng quang: viêm bàng quang, sỏi bàng quang, ung thư bàng quang
- Bệnh đường bài xuất: sỏi niệu quản, chít hiệu niệu quản, u đường bài xuất…
(Hình 4 - Khối u thận được phát hiện qua siêu âm)
- Các bệnh lý về hệ sinh dục như: xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng, ứ mủ vòi trứng, viêm tiền liệt tuyến, ung thư tuyến tiền liệt,…
- Các bệnh lý về hệ tạo máu, liên quan đến lá lách: lách to, lympho lách, áp xe lách, các u lách,…
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm này trong phát hiện, theo dõi và điều trị các bệnh lý khác.
Thời điểm nào cần thực hiện siêu âm ổ bụng?
Về cơ bản siêu âm ổ bụng là kỹ thuật siêu âm diễn ra thường ngày ở các bệnh viện, thường đến từ hai phía:
Nếu là do bác sĩ chỉ định, phương pháp này thường được chỉ định cho các trường hợp người bệnh có các triệu chứng:
- Bệnh nhân rối loạn tiêu hoá
- Đau bụng, nôn ói thường xuyên, sưng bụng
- Sờ thấy có khối u ở bụng
- Kết quả xét nghiệm máu bất thường, nghi ngờ có liên quan đến các tạng phần bụng, phần chậu
- Người gặp tai nạn giao thông, nghi ngờ chấn thương phần bụng
Nếu là do từ phía người bệnh, thường là thăm khám định kỳ 1-2 lần/ năm, mỗi lần cách nhau 06 tháng. Không loại trừ trường hợp có hoặc không có các dấu hiệu trên hay không, người bệnh cũng nên đi siêu âm để kiểm tra và có phương án điều trị kịp thời.
(Hình 5 - Bệnh nhân nên thực hiện siêu âm ổ bụng theo định kỳ)
Lưu ý bệnh nhân cần chuẩn bị khi đi siêu âm ổ bụng
Bệnh nhân khi đi thăm khám sẽ được các bác sĩ, kỹ thuật viên hướng dẫn cụ thể phù hợp với quy trình siêu âm của từng cơ sở y tế. Tuy nhiên để quá trình siêu âm diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, bạn nên lưu ý một số điểm quan trọng dưới đây.
Không cần nhịn ăn trước khi siêu âm
Bạn nên ăn nhẹ, ít dầu mỡ, nên ăn đồ dễ tiêu. Vì thức ăn còn thừa trong dạ dày có thể ảnh hưởng đến hình ảnh siêu âm nên siêu âm vào khoảng thời gian ngừng ăn uống. Gợi ý nên siêu âm vào buổi sáng sớm, thức ăn đã được tiêu hoá hết. Bạn có thể được siêu âm ổ bụng sớm, sau 20 phút nhận kết quả để đi ăn sáng và tiếp tục các công việc trong ngày.
- Trừ trường hợp siêu âm để kiểm tra bệnh lý túi mật nên nhịn ăn trước 6 tiếng trước siêu âm và không uống nước uống có vị ngọt trước khi siêu âm.
- Trường hợp siêu âm gan, lá lách, tuỵ thì phải nhịn ăn trước 8 - 12 giờ trước siêu âm
Nhịn tiểu trước khi siêu âm
Bệnh nhân nên uống nhiều nước và nhịn tiểu, giữ cho bàng quang căng đầy nước để hình ảnh siêu âm ổ bụng rõ ràng hơn nếu thuộc một trong các nhóm sau:
- Bệnh nhân nữ chưa quan hệ tình dục kiểm tra phụ khoa qua siêu âm ổ bụng. Trường hợp đã quan hệ có thể được chỉ định siêu âm đầu dò thì phải đi tiểu sạch rồi mới thực hiện siêu âm.
- Người bệnh có triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu
- Người đi kiểm tra, cần đo kích thước tuyến tiền liệt chính xác
Trang phục gọn gàng, rộng rãi, thoải mái.
Vì tuỳ tình trạng cơ thể, bệnh nhân có thể siêu âm ổ bụng trong vòng 15 - 20 phút nên tránh những trang phục nhiều nút thắt, dây dợ để người bệnh được dễ chịu và tiết kiệm thời gian.
Quy trình siêu âm ổ bụng
Sau khi hoàn tất các bước chuẩn bị, người bệnh đã thay quần áo siêu âm sẽ nằm lên bàn, nằm ngửa, để hở phần bụng nơi có bộ phận cần siêu âm.
Kỹ thuật viên bôi lớp gel lên khu vực ổ bụng. Chất dịch này giúp loại bỏ không khí giữa đầu dò và da, hỗ trợ đầu dò di chuyển dễ dàng hơn.
Đầu dò nhẹ nhàng trên vùng chứa cơ quan cần quan sát. Màn hình siêu âm hiển thị hình ảnh và âm thanh bộ phận siêu âm.
Bệnh nhân lau sạch gel trên da, xuống bàn siêu âm và chờ kết quả.
Có thể nói, siêu âm ổ bụng là kỹ thuật điển hình an toàn, không gây đau đớn giúp phát hiện nhiều bất thường ở vùng bụng ở cả người lớn và trẻ em. Để kết quả chẩn đoán qua siêu âm ổ bụng chính xác nhất, bệnh nhân nên lựa chọn các bệnh viện có thiết bị hiện đại cũng như bác sĩ, kỹ thuật viên có nhiều năm kinh nghiệm lâm sàng.
Siêu âm ổ bụng tại Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tự hào là một trong số những bệnh viện được trang bị hệ thống máy móc hiện đại nhập khẩu từ Châu Âu. Đặc biệt có máy siêu âm màu GE Voluson S6 với nhiều đầu dò, cho hình ảnh rõ nét, kết quả chính xác.
(Hình 6 - Máy siêu âm màu Affinity 30 ở Bệnh viện Phương Đông)
Quá trình siêu âm được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên đã từng giữ chức vị quan trọng ở các bệnh viện lớn như BV TW, Sản, BV Thanh Nhàn,... Và đây cũng là đội ngũ đang thực hiện siêu âm hàng ngày cho các bệnh nhân đến từ mọi miền đất nước.
Chất lượng dịch vụ theo hướng Bệnh viện - Khách sạn sẽ hướng khách hàng đến mọi trải nghiệm chăm sóc sức khỏe an toàn, đúng quy định nhưng vẫn thư thái, thoải mái nhất.
Để đặt lịch khám và siêu âm ổ bụng, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!