Bà bầu đau bụng trên gần ức nguyên nhân do đâu?

Đào Thị Huyền

14-04-2021

goole news
16

Bà bầu đau bụng trên gần ức là tình trạng phổ biến trong quá trình mang thai. Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng này. Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân bà bầu đau bụng trên gần ức

Đau bụng trên gần ức hay còn gọi là đau vùng thượng vị. Vùng này được tính từ chỗ rốn trở lên đến phía dưới xương ức. Vì vậy, nếu mẹ bầu gặp phải tình trạng này thì được gọi là đau bụng trên gần ức (đau thượng vị). Theo các bác sĩ sản khoa tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, tình trạng bà bầu đau bụng trên gần ức là hiện tượng khá phổ biến trong thai kỳ. Trường hợp bệnh lý nghiêm trọng thì mẹ bầu cần phải hết sức chú ý. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bà bầy đau bụng trên gần ức:

Trào ngược dạ dày: Khi thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược về phía thực quản gây nên tình trạng trào ngược dạ dày. Với tình trạng này, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau bụng, tức ngực và đau phần cổ họng làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý mẹ bầu. 

Ăn các thực phẩm không lành mạnh: Mẹ bầu bị đầy hơi, ợ nóng do hấp thụ các thực phẩm không thích hợp với dạ dày, khiến bộ phận này gặp khó khăn với quá trình tiêu hóa.

Mẹ bầu ăn quá nhiều: Khi ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày phình to hơn khiến mẹ khó tiêu và gây ra tình trạng đau bụng trên gần ức.

Mẹ bầu ăn quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng trên gần ức

Khi ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày phình to hơn khiến mẹ khó tiêu và gây ra tình trạng đau bụng trên gần ức

Không dung nạp lactose: Không dung nạp lactose có thể là một trong những nguyên nhân gây đau bụng trên gần ức với các triệu chứng kèm theo như: tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng, đầy hơi…

Áp lực tử cung tăng cao: Khi thai nhi được hình thành và phát triển ngày một lớn sẽ khiến cho tử cung của người mẹ bị mở rộng ra, đồng thời tạo áp lực lên vùng bụng và rốn. Đây là nguyên nhân gây ra những cơn đau quanh vùng bụng, thường gặp nhất vào tam cá nguyệt thứ 3 và tam cá nguyệt đầu tiên.

Ngoài ra, mẹ mắc một số bệnh lý về đường tiêu hóa như: dạ dày, trào ngược da dày, thoát vị hoành, viêm thực quản và các vấn đề với túi mật như: viêm túi mật, sỏi mật cũng gây nên tình trạng đau bụng trên gần ức.

Bà bầu đau bụng trên gần ức ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Với những mẹ bầu bị đau vùng thượng vị kéo dài có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng như:

Mẹ và thai nhi bị thiếu dinh dưỡng: Các cơn khó chịu, đau ở dạ dày khiến mẹ chán ăn, ăn không ngon, thường xuyên cảm thấy buồn nôn, điều này có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng ở người mẹ và dẫn đến sự phát triển không khỏe mạnh ở thai nhi, tăng nguy cơ sinh non thậm chí là sảy thai.

Mệt mỏi triền miên: Đau bụng trên gần ức khi mang thai có thể khiến bà bầu không thoải mái dẫn đến mệt mỏi và dễ cáu giận làm ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ và thai nhi.

Bà bầu đau bụng trên gần ức ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Đau bụng trên gần ức khi mang thai có thể khiến bà bầu không thoải mái dẫn đến mệt mỏi và dễ cáu giận

Tác động tới các cơ quan khác: Khi mang thai mẹ bị đau bụng trên gần ức có thể làm tăng nguy cơ tổn thương túi mật, lá lách, gan, tuyến tụy. Việc điều trị trong quá trình mang thai thường gặp nhiều nhiều hạn chế, khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.

Làm thế nào để cải thiện tình trạng đau bụng trên gần ức của mẹ bầu?

Với mẹ bầu bị đau bụng trên gần ức không có các dấu hiệu bệnh nghiêm trọng, mẹ chỉ cần lưu ý một số nguyên tắc như sau:

  • Bổ sung vitamin B, ăn uống đủ chất, khoa học, tránh ăn những thực phẩm khô cứng, dưa hành, măng, rau ngót, đu đủ xanh...
  • Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, khi ăn cần nhai thật chậm và kĩ
  • Ăn nhiều rau xanh, các thực phẩm dễ tiêu như: rau xanh, hoa quả..
  • Thư giãn cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng, ngủ nghỉ đầy đủ
  • Khi thấy có cơn đau, mẹ có thể chườm ấm, uống nước gừng để giảm thiểu các cơn đau.

Ăn nhiều rau xanh, các thực phẩm dễ tiêu như: rau xanh, hoa quả để hạn chế đau bụng trên gần ức

Bà bầu đau bụng trên gần ức cần ăn nhiều rau xanh, các thực phẩm dễ tiêu 

Bà bầu đau bụng trên gần ức khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Mẹ bầu cần đi khám ngay trong các trường hợp sau:

  • Nôn lâu kéo dài
  • Đau bụng, đau dạ dày dữ dội
  • Sốt
  • Không buồn đi tiểu, da khô có dấu hiệu mất nước
  • Mắt mờ, choáng váng, cơ thể uể oải
  • Đi ngoài ra phân vón cục, nhão...

 Như vậy, bà bầu đau bụng trên gần ức là tình trạng phổ biến. Khi cơn đau xảy ra, mẹ nhớ chú ý nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể để làm giảm cảm giác đau. Trường hợp đau liên tục và đau quá nhiều cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và xử lý kịp thời. Mọi thắc mắc cần được giải đáp cũng như đăng ký khám thai tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông vui lòng gọi 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

29,409

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám