1. Sinh thiết đại tràng là gì?
Sinh thiết đại tràng (colon biopsy) là phương pháp lấy mẫu mô từ đại tràng mang đi xét nghiệm, giải phẫu bệnh. Từ đó giúp các y bác sĩ xác định chính xác được các vấn đề bệnh lý ở đại tràng. Xét nghiệm sinh thiết được thực hiện để phát hiện những tế bào bất thường như tế bào tiền ung thư, tế bào ung thư. Kỹ thuật sinh thiết sẽ được tiến hành thông qua phương pháp nội soi đại tràng.
Những ca bệnh được bác sĩ chỉ định sinh thiết thường có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư, có khối u hoặc các bệnh lý khác. Việc sinh thiết đại tràng sẽ giúp các y bác sĩ đưa ra những phương án điều trị phù hợp nhất với từng bệnh nhân.
Sinh thiết đại tràng giúp xác định chính xác bệnh
2. Vì sao cần sinh thiết đại tràng?
Với những người có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm ở đại tràng, bác sĩ sẽ yêu cầu chọc sinh thiết bởi đây là phương pháp tối ưu nhất đến chẩn đoán chính xác bệnh, đặc biệt là ung thư. Đối với các người có độ tuổi từ 50 trở lên, có tiền sử gia đình hoặc bản thân mắc các bệnh ung thư/ polyp đại tràng được khuyến nghị nên tầm soát định kỳ bằng kỹ thuật sinh thiết đại tràng này.
Ngoài ra, những trường hợp nghi ngờ bệnh mà không thể chẩn đoán chính xác thông qua hình ảnh thì cũng có thể được chỉ định sinh thiết như:
- Có những biểu hiện tổn thương bất thường, phát hiện có khối u (Thông qua việc nội soi không sinh thiết hoặc các phương pháp khác).
- Trong phân có lẫn máu hoặc phân có màu đen như bã cà phê.
- Bị viêm loét đại tràng hoặc mắc bệnh Crohn.
- Hay bị rối loạn tiêu hoá, đau bụng và cân giảm bất thường.
- Mẫu polyp được mang đi sinh thiết sau quá trình cắt bỏ polyp đại tràng để xác định đó là dạng ác tính hay lành tính.
Những bất thường ở đại tràng nên thực hiện xét nghiệm sinh thiết
3. Quy trình sinh thiết đại tràng
Sinh thiết đại tràng được thực hiện bằng phương pháp sinh thiết nội soi. Mẫu tế bào sẽ được lấy ra khỏi cơ thể và bắt đầu quy trình xét nghiệm sinh thiết. Dưới đây là quá trình sinh thiết cơ bản:
3.1. Bước chuẩn bị sinh thiết đại tràng
Những thông tin mà người bệnh cần thông báo với bác sĩ trước khi thực hiện sinh thiết bằng phương pháp nội soi:
- Bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường cần thông báo với bác sĩ.
- Đang sử dụng thuốc theo đơn (đặc biệt là những loại thuốc làm loãng máu).
- Bệnh nhân cần cho bác sĩ biết về tiền sử dị ứng của bản thân (cả thuốc mê).
- Có tình trạng khó cầm máu/chảy máu.
- Đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai.
- Thực hiện chụp X-quang trong vòng 4 ngày khi có bơm thuốc cản quang trước khi sinh thiết.
Trước khi thực hiện quá trình sinh thiết, bệnh nhân cần phải ngưng uống nước khoảng 6-8 tiếng. Ngoài ra, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc nhuận tràng, thuốc xổ,... để làm sạch bên trong đại tràng. Khi chất thải lỏng và rắn được thải ra ngoài sẽ giúp bác sĩ dễ dàng quan sát được niêm mạc đại trong khi nội soi, sinh thiết.
3.2. Trong khi thực hiện sinh thiết đại tràng
Người bệnh sẽ không cảm thấy đau hay khó chịu trong quá trình sinh thiết bởi sẽ được gây mê qua đường truyền tĩnh mạch. Trong khi thực hiện, bệnh nhân sẽ được đặt nằm nghiêng, một chân co một chân duỗi.
Thực hiện quá trình lấy mẫu sinh thiết bằng phương pháp nội soi
Sau đó, bác sĩ kiểm tra hậu môn của bệnh nhân bằng ngón tay đã đeo găng tay và bôi chất trơn chuyên dụng để xác định xem có thể đưa ống nội soi vào quan sát hay không. Ống nội soi dài khoảng 120-180cm, có kích thước to bằng ngón tay trỏ và mềm. Ống nội soi có nguồn sáng và camera được kết nối trực tiếp với màn hình.
Khi di chuyển ống nội soi vào sâu bên trong, bác sĩ có thể hình thấy polyp, vết loét, khối u hoặc những tổn thương khác xuất hiện trên lớp niêm mạc đại tràng.
Trong lúc thực hiện nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ dùng kìm sinh thiết, chổi quét qua ống soi vào vị trí bị tổn thương để lấy mẫu bệnh phẩm. Sau khi lấy xong mẫu mô, bác sĩ sẽ từ từ đưa ống nội soi ra khỏi người bệnh nhân và đưa mẫu tế bào vừa lấy được đi giải phẫu trong phòng thí nghiệm dưới kính hiển vi.
3.3. Sau khi thực hiện sinh thiết đại tràng
Sau khi thực hiện sinh thiết, bệnh nhân sẽ được đưa tới phòng hồi sức trong khoảng 1-2 giờ để được nhân viên y tế theo dõi tình trạng sức khoẻ. Nếu không có bất thường gì sau khi tỉnh táo, bệnh nhân có thể trở về nhà.
Vì trong quá trình thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm, không khí được đưa vào đại tràng nên người bệnh sẽ bị xì hơi và một vài cơn co thắt, điều này không thể tránh khỏi nên đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu có tình trạng chóng mặt, đau bụng, run rẩy, sốt,... hãy thông báo ngay với bác sĩ.
Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên cho người bệnh về chế độ ăn uống sau sinh thiết. Nhưng hầu hết người bệnh đều có thể ăn uống bình thường và tránh uống rượu bia, dùng các chất kích thích.
Hãy uống nhiều nước để bù lượng nước đã mất trong quá trình làm sạch đại tràng. Và hỏi kỹ bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc đã dừng trước khi sinh thiết.
3.4. Kết quả sinh thiết đại tràng
Kiểm tra và giải phẫu mẫu bệnh phẩm có thể mất từ 7-10 ngày, hầu hết bác sĩ sẽ báo cho bệnh nhân kết quả vào lần hẹn tái khám tiếp theo.
Sau khi phân tích mẫu tế bào, bác sĩ có thể đưa ra các kết quả như:
- Vị trí chính xác bị các tổn thương ở đại tràng.
- Xác định được loại khối u, polyp đó là lành tính hay ác tính. Nếu là ác tính, sẽ được chẩn đoán chính xác đó là loại ung thư gì (ung thư biểu mô tuyến là loại ung thư ruột kết phổ biến).
- Phân tích được cấp độ đột biến của các mô và được sử dụng để xác định giai đoạn ung thư, cũng như xác định được mức độ lan rộng của ung thư vào các mô khoẻ mạnh.
Kiểm tra và phân tích mẫu bệnh phẩm
4. Biến chứng và rủi ro khi thực hiện sinh thiết đại tràng
Giống như bất kì thủ thật y khoa nào, sinh thiết đại tràng cũng có thể xảy ra những rủi ro. Những rủi ro tiềm ẩn khi thực hiện sinh thiết bằng nội soi gồm:
- Chảy máu/khó cầm máu.
- Bị rách ruột (thủng ruột).
- Bị nhiễm trùng.
- Biến chứng do ngưng dùng thuốc làm loãng máu trước khi sinh thiết.
- Biến chứng do gây mê.
- Các biến chứng sau khi cắt polyp: Sốt, hoa mắt, chóng mặt, đau bụng, phân màu đen như bã cà phê,....
Hầu hết, các rủi ro này thường ít khi xảy ra nhờ chuyên môn cao của các y bác sĩ thực hiện. Tuy nhiên, nếu người bệnh cao tuổi hoặc có tiền sử bệnh lý phức tạp, các nguy cơ rủi ro sẽ có thể cao hơn.
5. Sinh thiết đại tràng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Nếu bạn ở Hà Nội và đang cân nhắc về việc xét nghiệm sinh thiết đại tràng, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một địa chỉ đáng xem xét
- Đội ngũ y bác sĩ Chuyên khoa Tiêu hoá và gan mật có chuyên môn cao, phối hợp cùng các khoa khác trong việc chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh khi có những bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ung thư đại tràng.
- Hệ thống máy móc công nghệ cao, hiện đại, cho kết quả sinh thiết nhanh chóng, chính xác: Dàn máy nội soi Fujinon VP-7000, Công nghệ nội soi AI, Máy chụp CT Scanner 128 cắt lát,...
- Quy trình thăm khám nhanh chóng, kết hợp cùng bảo hiểm giúp người bệnh thăm khám tiết kiệm.
Dàn máy nội soi Fujinon VP-7000 tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Sinh thiết đại tràng là một thủ thuật y khoa có xâm lấn để xác định chính xác bệnh lý mà bệnh nhân đang mắc phải. Vì vậy, lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao để có phương án điều trị bệnh phù hợp.
Để Đặt lịch khám và sinh thiết đại tràng, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời.