Sinh thiết là gì? Những điều cần biết khi thực hiện sinh thiết

Bích Ngọc

01-02-2024

goole news
16

Sinh thiết được biết đến là một trong những phương pháp y khoa phổ biến để chẩn đoán chính xác bệnh. Vậy khi thực hiện sinh khiến cần lưu ý những vấn đề gì? Hãy cùng các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu các quy trình khi xét nghiệm sinh khiết

1. Sinh thiết là gì?

Sinh thiết hay còn được biết đến với tên gọi là sinh thiết tế bào. Đây là phương pháp xét nghiệm y khoa với độ chính xác rất cao. Bằng việc lấy những mẫu mô hoặc tế bào để chẩn đoán các bệnh, đặc biệt là ung thư.

Thực hiện sinh thiết tế bào sẽ giúp bác sĩ có thể đánh giá tình hình bệnh thông qua lấy các mẫu mô hoặc tế bào trên cơ thể như: da, nội tạng,... Sau đó được kiểm tra, phân tích dưới kính hiển vi để xác định bệnh một cách chính xác, có độ hiệu quả cao hơn so với các phương pháp chẩn đoán bệnh thông thường như nội soi, siêu âm,...

Sinh thiết tế bào qua việc lấy mô hoặc tế bàoSinh thiết tế bào qua việc lấy mô hoặc tế bào

2. Khi nào cần xét nghiệm sinh thiết

Sinh thiết sẽ giúp kiểm tra, xác định chính xác những bất thường về cấu trúc bệnh lý và hình thái, đặc biệt là những loại bệnh chưa xác định được rõ nguyên nhân. Xét nghiệm này có thể tầm soát và chẩn đoán ung thư, xác định nhiễm trùng,... Căn cứ vào kết quả mà bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp. 

Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm khi có những dấu hiệu nghi ngờ như hình ảnh bất thường, đặc điểm lâm sàng hoặc các khối u có đặc điểm của một khối u di căn.

Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện trong những trường hợp sau

  • Có đặc điểm, yếu tố nguy cơ ung thư cao. 
  • Có tình trạng nổi hạch viêm mạn tính do tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm hạch bạch huyết trong thời gian dài. 
  • Có một số bệnh lý da liễu. 
  • Có biểu hiện bệnh lý viêm thận tự miễn hay viêm gan tự miễn. 

Xét nghiệm sinh thiết được chỉ định không phải trường hợp nào cũng do ung thư hay các bệnh lý ác tính nên bệnh nhân cũng không cần quá lo lắng.

3. Phân loại sinh thiết

3.1. Sinh thiết tủy xương 

Tủy xương là phần mô xốp và mềm bên trong các xương lớn như xương hông, xương chậu, xương đùi, là một phần của hệ thống sản xuất ra các tế bào máu. Khi có nghi ngờ về các bệnh lý về máu như bệnh bạch cầu, ung thư hạch,... thì sinh thiết tủy xương sẽ được chỉ định thực hiện. Khi thực hiện sinh thiết tủy xương sẽ chẩn đoán các tình trạng không ung thư hoặc ung thư

Ngoài ra, xét nghiệm này được thực hiện còn để xác định các tế bào ung thư ở bộ phận khác trong cơ thể có di căn đến xương hay không. 

Xét nghiệm sinh thiết tủy xương

Xét nghiệm sinh thiết tủy xương

Bác sĩ sẽ lấy mẫu tuỷ xương bằng một cây kim dài ở phía sau xương hông của bệnh nhân hoặc bác sĩ có thể sinh thiết tuỷ từ các vùng xương khác như xương chậu, xương đùi,... Khi thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm, người bệnh sẽ được gây tê cục bộ để không cảm thấy khó chịu trong quá trình thực hiện.

3.2. Sinh thiết nội soi

Sinh thiết nội soi sẽ giúp bác sĩ có thể lấy mẫu những mô bên trong cơ thể từ các bộ phận như phổi, bàng quang, phổi,...

Khi xét nghiệm sinh thiết nội soi, các y bác sĩ dùng một ống nội soi có gắn đèn và camera nhỏ. Hình ảnh từ camera sẽ được kết nối với màn hình để việc thu thập mẫu trở nên dễ dàng hơn. 

Thời gian xét nghiệm sinh thiết nội soi thường mất khoảng từ 5-20 phút tuỳ thuộc vào vị trí lấy mẫu mô. Trong quá trình thực hiện, các bác sĩ có thể gây mê hoặc cho bệnh nhân sử dụng thuốc an thần trước khi làm thủ thật. Sau khi xét nghiệm kết thúc, người bệnh sẽ có cảm giác đau họng, đầy hơi, hơi cảm thấy khó chịu.

3.3. Sinh thiết kim

Xét nghiệm sinh thiết bằng kim sẽ được áp dụng nếu bác sĩ có thể cảm nhận các khối u qua da như: các hạch bạch huyết, khối u vú,... Sau khi kết hợp chẩn đoán bằng hình ảnh, xét nghiệm sinh thiết kim để lấy mẫu tế bào trong một khu vực đáng ngờ. 

Xét nghiệm sinh thiết bằng kim nhỏ được áp dụng phổ biến

Xét nghiệm sinh thiết bằng kim nhỏ được áp dụng phổ biến

Sinh thiết kim bao gồm các loại như: 

  • Sinh thiết kim lõi: Bác sĩ tiếp cận lõi mô trung tâm bằng một cây kim cỡ trung bình hoặc lớn.
  • Sinh thiết kim nhỏ: Cây kim nhỏ được gắn vào ống tiêm, sau đó bác sĩ có thể hút được chất lỏng hoặc tế bào. Có thể áp dụng phương pháp này cho các trường hợp khối u có thể cảm nhận được. 
  • Sinh thiết tựa trục: Phương pháp này thường áp dụng sau khi phát hiện bất thường thông qua việc chụp X-quang hoặc chụp CT bởi chúng không sờ thấy được. Sinh thiết tựa trục giúp bác sĩ có thể tiếp cận mẫu ở các bộ phận như gan, phổi,...
  • Sinh thiết hỗ trợ chân không: Loại xét nghiệm này thường được áp dụng cho xét nghiệm vú. Khi thực hiện phương pháp này sẽ giúp bệnh nhân không bị đau đớn, sẹo và không cần phải nằm viện. 

3.4. Sinh thiết da

Sinh thiết da là loại bỏ những tế bào ra khỏi bề mặt cơ thể, phương pháp này thường áp dụng để chẩn đoán các bệnh lý về da, bao gồm 2 loại:

  • Sinh thiết bấm: Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim có hình dạng như cây bút để bấm một mẫu sinh thiết trên da. Khi thực hiện xong, bác sĩ sẽ khâu lại vết thương hoặc để chúng tự lành. 
  • Sinh thiết cắt bỏ: Sẽ được cắt bỏ hoàn toàn nơi bị tổn thương và sử dụng mẫu đó để phân tích. Nếu kết quả rìa vết thương không có tế bào ung thư thì có nghĩa là khối ung thư đó đã bị cắt bỏ hoàn toàn. Đây được coi là phương pháp vừa giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh và vừa giúp điều trị bệnh. 

Xét nghiệm sinh thiết bằng sinh thiết bấm

Xét nghiệm sinh thiết bằng sinh thiết bấm

3.5. Sinh thiết phẫu thuật

Thủ thuật sinh thiết phẫu thuật có thể được áp dụng khi loại bỏ một phần của tế bào bất thường, hoặc có thể loại bỏ hoàn toàn các tế bào bất thường. 

Khi thực hiện sinh thiết phẫu thuật cần phải dùng thuốc gây tê cục bộ để làm tê vùng, hoặc có một số trường hợp cần gây mê toàn thân để người bệnh bất tỉnh trong suốt quá trình. Sau khi thực hiện, bệnh nhân sẽ được theo dõi thêm ở bệnh viện. 

4. Quy trình thực hiện sinh thiết

4.1. Bước chuẩn bị sinh thiết

Bất kì một thủ thuật y khoa nào, việc chuẩn bị đều quan trọng, các y bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Việc lấy mẫu xét nghiệm sinh thiết cũng không là ngoại lệ. Tuỳ vào bộ phận mà các yêu cầu có thể khác nhau, tuy nhiên đều có một số điểm chung như sau:

  • Tạm ngưng thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng.
  • Không ăn uống gì trước khi sinh thiết, thời gian tối thiểu là 6 tiếng trước khi thực hiện.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên cung cấp những thông tin về tình trạng cho bác sĩ như: 

  • Tất cả các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng, thuốc bổ, vitamin,...
  • Những thành phần mà bệnh nhân bị dị ứng. 
  • Nếu là phụ nữ, cần thông báo với bác sĩ có đang trong thời gian mang thai hay không hoặc có dùng các nội tiết tố ngừa thai không. 

Hãy cung cấp đầy đủ thông tin, tình trạng với bác sĩ để đảm bảo an toàn khi thực hiện xét nghiệm sinh thiết. 

Thăm khám trước khi sinh thiết để đảm bảo an toàn

Thăm khám trước khi sinh thiết để đảm bảo an toàn

4.2. Trong khi thực hiện sinh thiết

Tuỳ thuộc vào khu vực lấy mẫu bệnh phẩm mà các yêu cầu cùng khác nhau, tuy nhiên có một vài điểm chung như sau:

  • Được tư vấn kỹ càng về quy trình thực hiện xét nghiệm. 
  • Trong khi thực hiện, bác sĩ sẽ yêu cầu tư thế của bạn, có thể nằm hoặc ngồi.
  • Nếu sinh thiết da, vùng da nơi lấy mẫu sẽ được làm sát khuẩn bằng cồn. 
  • Trong quá trình thực hiện, bác sĩ có thể gây tê cục bộ hoặc có thể gây mê toàn thân để bệnh nhân không có cảm giác đau khi thực hiện. 
  • Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm
  • Sau khi lấy mẫu, bệnh nhân sẽ được băng khu vực lấy mẫu và theo dõi theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Thông thường, thời gian lấy mẫu mô bệnh khoảng từ 15-120 phút tuỳ theo phương pháp và bộ phận lấy mẫu sinh thiết. 

4.3. Sau khi thực hiện sinh thiết

Sau khi lấy mẫu, hầu hết sẽ được ra về trong ngày, tuy nhiên dựa theo vị trí lấy mẫu mà được chỉ định theo dõi thêm tại bệnh viện. 

Người bệnh có thể xuất hiện một vài triệu chứng hậu sinh thiết như: 

  • Có thể bị sốt
  • Chảy máu tại vị trí sinh thiết
  • Đỏ da, sưng nề, chảy dịch tại khu vực lấy mẫu.

Các y bác sĩ sau khi lấy mẫu sẽ tiến hành quy trình quan sát, kiểm tra, phân tích mẫu với bằng phương pháp soi kính hiển vi. Sau đó sẽ chẩn đoán được bệnh lý, từ đó lên được phác đồ điều trị với từng bệnh nhân. Thông thường quy trình này kéo dài từ 1-10 ngày kể từ khi lấy mẫu.

Tiến hành kiểm tra, phân tích mẫu bằng kính hiển vi

Tiến hành kiểm tra, phân tích mẫu bằng kính hiển vi

5. Các biến chứng sau khi thực hiện sinh thiết

Đối với bất kì thủ thuật y khoa nào cũng sẽ tiềm ẩn các rủi ro, do đó việc lấy mẫu bệnh phẩm cũng không ngoại lệ. Hầu hết, các rủi ro này sẽ tự hết hoặc sẽ được can thiệp xử lý. 

  • Nhiễm trùng vị trí lấy mẫu: Sẽ xuất hiện các hiện tượng như sưng nề, chảy dịch,... vùng lấy mẫu.
  • Chảy máu: Biểu hiện thường chỉ xảy ra trong một ngày đầu thực hiện lấy mẫu. 
  • Đau: Thường xuất hiện ngày đầu thực hiện xét nghiệm. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại giảm đau an toàn. 
  • Sẹo: Việc để lại sẹo sẽ tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Hầu hết chỉ xảy ra đối với các trường hợp sinh thiết mở hay sinh thiết phẫu thuật. 

6. Những câu hỏi thường gặp khi xét nghiệm sinh thiết

Lấy sinh thiết có nguy hiểm không?

Đây là một phương pháp an toàn, có độ rủi ro thấp. Mặc dù có một vài biến chứng sau khi lấy mẫu nhưng không đáng kể. Chỉ có thể gây ra một vài tác dụng phụ như: Khó chịu, ngứa,.. 

Lấy sinh thiết có đau không?

Vùng lấy mẫu mô có thể đau và khó chịu một vài ngày, tuy nhiên bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau nếu cần thiết. 

Xét nghiệm sinh khiết bao lâu thì có kết quả?

Thông thường, kết quả thường được kiểm tra và phân tích trong khoảng từ 1-10 ngày. Hầu hết, các y bác sĩ thường thông báo kết quả vào ngày hẹn tái khám ở lần tiếp theo. 

Kết quả sinh thiết có chính xác không?

Kết quả của xét nghiệm có độ chính xác cao, thường ít xảy ra sai sót trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm. 

Xét nghiệm sinh thiết ở đâu? Giá xét nghiệm sinh thiết?

Địa chỉ xét nghiệm sinh thiết an toàn, uy tín, chất lượng ở Hà Nội thì BVDK Phương Đông là một địa chỉ đáng tin cậy. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện theo mô hình Bệnh viện - Khách sạn. Với đội ngũ y bác sĩ vững chuyên môn, máy móc hiện đại sẽ cho kết quả xét nghiệm sinh thiết chính xác, nhanh chóng. 

Chi phí cho mỗi lần sinh thiết phụ thuộc vào vị trí lấy mẫu và phương pháp thực hiện. Mức giá xét nghiệm sinh thiết tại Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông thường dao động từ 500.000VNĐ trở lên. 

Xét nghiệm sinh thiết uy tín, chất lượng tại Bệnh viện Phương Đông

Xét nghiệm sinh thiết uy tín, chất lượng tại Bệnh viện Phương Đông

Kết luận

Sinh thiết là một phương pháp chính xác, có độ hiệu quả cao trong việc chẩn đoán các bệnh lý. Trước khi quyết định thực hiện xét nghiệm sinh thiết, hãy tìm kiếm địa chỉ uy tín, chất lượng để được chẩn đoán và chữa trị bệnh hiệu quả nhất.

Với các trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm trong xét nghiệm sinh thiết, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tự tin là đơn vị đáng tin cậy, uy tín và an toàn. Để được tư vấn kỹ hơn về dịch vụ của chúng tôi, Quý khách có thể liên hệ qua hotline 1900 1806.

1,688

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám