Sốt co giật là gì?
Sốt co giật là tình trạng xảy ra ở trẻ, trong khoảng 3 tháng đến 6 tuổi, khi có nhiệt độ cơ thể cao trên 38 độ C. Cơn co giật có thể kéo dài vài giây hoặc tối đa 15 phút, phần lớn chỉ kéo dài 2 - 3 phút.
Trong trường hợp cơn co giật kéo dài hơn 5 phút, gia đình cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, sử dụng thuốc ngăn cơn co giật nếu cần. Phụ huynh không nên chủ quan, vì cho đến hiện nay vẫn chưa có biện pháp dự đoán ai sẽ bị ảnh hưởng hay khi nào tình trạng này xảy ra.
Sốt cao co giật ở trẻ em được chia thành 2 dạng:
- Sốt co giật đơn thuần: Kéo dài dưới 15 phút, gây co giật tăng trương lực và co cứng cơ. Tần suất co giật là 1 cơn/ngày, sau khi kết thúc trẻ không bị rối loạn tri giác hay di chứng về hệ thần kinh.
- Sốt co giật phức hợp: Kéo dài trên 15 phút, tần suất tăng cao trên hoặc bằng 2 cơn/ngày.
(Hai dạng sốt cao gây co giật ở trẻ nhỏ)
Theo điều tra, cứ 20 trẻ thì sẽ có một trẻ bị co giật do sốt cao, thậm chí nhiều hơn. Đồng thời, khoảng 30% số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từng bị co giật do sốt sẽ bị co giật lần nữa, đặc biệt vào thời điểm thân nhiệt tăng.
Nguyên nhân co giật khi trẻ sốt cao
Tình trạng co giật ở trẻ em chỉ xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, căn nguyên phần lớn do virus hoặc nhiễm trùng vi khuẩn. Ngoài ra, não bộ đang phát triển của trẻ luôn nhạy cảm với cơn sốt co giật hơn não bộ người lớn.
Theo một phát hiện mới, co giật do thân nhiệt tăng cao có xu hướng di truyền trong gia đình, dù nguyên nhân của hiện tượng này chưa được xác định rõ. Bởi vậy, trẻ nhỏ được sinh ra trong gia đình có tiền sử co giật, nguy cơ gặp tình trạng này sẽ cao hơn đứa trẻ khác.
Trong thai kỳ, bà bầu thường xuyên hút thuốc lá, sống trong môi trường nhiều khói thuốc độc hại, trẻ sinh ra cũng có nguy cơ co giật do sốt cao. Hoặc trường hợp thai phụ có nồng độ Ferritin huyết thanh thấp, thiếu sắt, suy dinh dưỡng bào thai đều là các tác nhân gây co giật khi sốt ở trẻ.
Triệu chứng trẻ bị co giật do sốt
Các triệu chứng của co giật do sốt bao gồm:
- Mất ý thức.
- Co giật hoặc giật tay, giật chân.
- Thở khó khăn.
- Sùi bọt mép.
- Da trở nên nhợt nhạt hoặc hơi xanh.
- Đảo mắt, chỉ nhìn thấy lòng trắng trong mắt.
(Triệu chứng điển hình khi trẻ co giật do sốt)
Tình trạng co giật diễn ra trong khoảng thời gian nhất định, thường dưới 5 phút. Sau khi hết co giật, trẻ trở lại trạng thái bình thường, đồng nghĩa sốt co giật lành tính, không cần điều trị đặc hiệu.
Với cơn co giật do sốt trên 5 phút, đây là biểu hiện bất thường, chiếm 1/3 tổng số ca. Khi này, trẻ này cần được thăm khám y tế chuyên môn để được xác định nguyên nhân, nhận phác đồ điều trị phù hợp để giảm thiểu các biến chứng của sốt co giật nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng.
Khi nào trẻ bị sốt co giật?
Phần lớn trẻ bị sốt cao co giật khi nhiễm trùng, nhiễm virus, viêm họng, viêm amidan, viêm não, viêm màng não,... Tình trạng này sẽ xuất hiện trong vài giờ đầu trẻ sốt, thông thường sốt trên 39 độ C.
Một số loại vaccine sau tiêm cũng có thể gây sốt dẫn đến hiện tượng co giật, điển hình vaccine phòng ngừa sởi, uốn ván, bạch hầu,... Dù chỉ có ít trẻ sốt nặng dẫn đến co giật nhưng cha mẹ vẫn cần chú ý, tuân thủ các quy định tiêm chủng như lưu lại cơ sở tiêm sau 30 phút, theo dõi chặt chẽ tại nhà trong 48 giờ.
Trong trường hợp trẻ có các biểu hiện bất thường như sốt cao, co giật, khóc dai dẳng, bỏ bú, khó thở,... cha mẹ cần có sơ cứu kịp thời, đúng cách. Khi triệu chứng của trẻ thuyên giảm, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được can thiệp y tế kịp thời.
Diễn biến sốt cao gây co giật
Khi thân nhiệt của trẻ tăng nhanh, co giật sẽ xảy ra và thường xuất hiện trong 24 giờ đầu tiên. Phần lớn cơn co giật gây co giật toàn thân, khiến các cơ co cứng, co giật cả hai bên tay chân, giật rung và có biểu hiện rối loạn trương lực cơ.
Triệu chứng điển hình trong khoảng thời gian co giật có thể gồm nôn ói, sùi bọt mép, mắt trắng dã. Sau cơn sốt co giật, trẻ có biểu hiện lờ đờ, chậm chạp, xu hướng muốn đi ngủ, kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
(Sau co giật trẻ có xu hướng muốn đi ngủ)
Phụ huynh lưu ý:
- Tình trạng phức tạp, kéo dài hơn 1 giờ, cần được kiểm tra y tế để xác định căn nguyên.
- Trong 1 đợt sốt, trẻ thường chỉ bị co giật 1 lần, nếu nhiều hơn cấp cứu y tế.
- Hiện tượng co giật kéo dài trên 5 phút, cha mẹ cần có phương pháp điều trị kịp thời để ngăn diễn tiếp tình trạng.
Biến chứng của sốt co giật
Với trẻ bị sốt co giật lành tính thì sẽ không để lại tác hại lâu dài cho bé. Tuy nhiên khi cơn co giật diễn ra nhiều lần và để sốt co giật quá lâu sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của bé. Cụ thể là ảnh hưởng đến tinh thần, trí não và hệ thần kinh của bé. Sau đây là những di chứng sốt co giật có thể xảy ra ở trẻ, các bậc phụ huynh cần chú ý:
Tăng động giảm chú ý
Một nghiên cứu tại Khoa tâm thần học của Đại học Y khoa Arak của Iran đã chỉ ra rằng, với những trẻ có tiền sử bị sốt cao rồi co giật dễ mắc chứng tăng động giảm chú ý hơn trẻ bình thường gấp 2,5 lần.
(Sốt co giật gây tăng động giảm chú ý ở trẻ)
Tổn thương não bộ
Khi bị co giật các noron thần kinh có thể phá huỷ các tế bào não làm tổn thương và phá huỷ chức năng kiểm soát suy nghĩ của trẻ. Điển hình là các cảm xúc, lời nói, các giác quan của trẻ sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu. Và dặc biệt trẻ sẽ bị giảm trí nhớ nghiêm trọng.
Di chứng động kinh
Theo thống kê, có khoảng 2 - 2,5% trẻ khi bị sốt co giật sẽ biến chứng thành động kinh và có xu hướng tăng lên 2,5 nếu:
- Trẻ bị sốt co giật trước 12 tháng tuổi
- Để trẻ bị sốt co giật trong thời gian dài
- Có tiền sử người bị mắc bệnh động kinh
- Trước khi xảy ra sốt có giật bé đã có những biểu hiển của sốt ngắn dưới 1 giờ
- Có sự bất thường trong cấu trúc não bộ của trẻ
- Xuất hiện ở những trẻ sơ sinh có chỉ số Apgar thấp dưới 6 điểm
Hội chứng rối loạn tic
Theo nghiên cứu của chuyên khoa Nhi thuộc Bệnh viện Đại học Quốc gia Cheng Kung của Đài Loan đã chía sẻ: "Trẻ bị sốt co giật có nguy cơ mắc chứng rối loạn tic gấp 16 lần so với trẻ bình thường.
(Chứng rối loạn Tic ở trẻ bị sốt co giật)
Ảnh hưởng tâm lý của trẻ
Khi bị sốt co giật trẻ có thể bị ngã, ngất hoặc gặp những chấn thương gây ra có tay, chân hoặc não bộ. Nó cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ sợ hãi và tự ti trước đám đông. Rất dễ cáu gắt và có thể khiến bản thân bị tổn thương.
Sốt co giật có tái phát không?
Co giật do nhiệt độ cơ thể tăng cao có thể tái phát, tỷ lệ tái phát chung vào khoảng 25 - 50%, số trẻ có từ 3 cơn co giật trở lên chiếm 9%. Nếu lần co giật đầu tiên vì sốt cao, xuất hiện khi thân nhiệt càng cao thì khả năng tái phát càng thấp.
Các nghiên cứu chỉ ra:
- Trong khoảng 6 tháng đầu sau khi co giật lần đầu, nguy cơ tái phát là 50%.
- Trong khoảng 1 năm đầu sau khi co giật lần đầu, nguy cơ tái phát là 75%.
- Trong khoảng 2 năm đầu sau co giật giật lần đầu, nguy cơ tái phát là 90%.
(Khả năng tái phát sau lần đầu tiên xuất hiện)
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ tái phát co giật ở trẻ gồm có:
- Trẻ động kinh lần đầu khi dưới 1 tuổi.
- Sinh ra trong gia đình có tiền sử bị sốt co giật.
- Trẻ bị co giật khi sốt dưới 40 độ.
- Trong đợt đầu, trẻ xuất hiện nhiều cơn co giật.
Co giật do sốt cao ở trẻ khiến phụ huynh lo ngại sức khỏe bị ảnh hưởng, làm sa sút khả năng phát triển trí tuệ. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra trí tuệ ở trẻ bị sốt co giật không có sự khác biệt với anh chị em hoặc trẻ cùng lứa tuổi không bị co giật.
Lưu ý khi sơ cứu
Khi trẻ bị sốt co giật, điều quan trọng nhất cần ở bố mẹ là giữ bình tĩnh, không sợ hãi hay lo lắng quá mức. Tuy nhiên, nếu trẻ không được sơ cứu đúng cách có thể dẫn đến thiếu oxy não, dịch chảy ngược vào phổi gây tắc thở.
(Lưu ý khi cha mẹ sơ cứu cho trẻ co giật do sốt)
Dưới đây là lưu ý khi cấp cứu cho trẻ bị sốt co giật:
- Không cho bất kỳ đồ vật nào vào miệng của trẻ vì có thể gây sặc, ngạt thở.
- Tuyệt đối không đút tay vào miệng của trẻ.
- Không cố gắng cạy răng hoặc dùng vật cứng chặn miệng, việc này có thể làm tổn thương niêm mạc miệng, lợi hoặc gãy răng.
- Không dùng sức, kiềm chế cơn co giật ở trẻ vì có thể làm tổn thương các cơ quan của trẻ.
- Dùng thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.
- Không vây quanh trẻ, khiến trẻ thiếu oxy để thở.
- Nới lỏng, cởi quần áo để giúp trẻ thấy thoải mái, dễ thở hơn.
- Khi cơn co giật ngừng lại, đặt trẻ nằm nghiêng, đây còn gọi là tư thế hồi phục.
- Ghi nhớ chính xác biểu hiện co giật, thời gian cũng như kiểu giật để cung cấp thông tin cho bác sĩ.
- Nếu trẻ ổn định sau co giật, cần bổ sung nước và vitamin để cân bằng điện giải, tăng sức đề kháng.
Hiện nay, một loại thuốc tên Midazolam có thể được sử dụng cho trẻ có tiền sử co giật do sốt cao, diễn ra hơn 5 phút. Tuy nhiên, phần lớn trẻ nhỏ bị sốt co giật không cần sử dụng để loại thuốc chống co giật này.
(Những điều nên và không nên làm khi trẻ bị sốt co giật)
Cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật
Khi trẻ bị sốt co giật, cha mẹ không nên quá lo lắng mà hãy tìm cách hạ sốt an toàn cho trẻ, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân. Sau đây là một số kiến thức phụ huynh có thể áp dụng:
- Đặt trẻ nằm trên một mặt phẳng mềm ở tư thế dễ chịu, thoải mái như nằm nghiêng, nằm ngửa duỗi 1 chân và co 1 chân, giúp trẻ dễ hô hấp.
- Đặt gối mềm dưới đầu trẻ, cởi bớt quần áo.
- Nếu trẻ sốt cao 39 độ thì tiến hành làm mát bằng khăn ướt với nước ấm (36 - 37 độ C), tập trung làm sạch vùng nách, bẹn, trán và sau tai. Tuyệt đối không dùng nước đá, thay khăn thường xuyên để làm hạ thân nhiệt của trẻ, thực hiện đến hạ sốt.
- Sử dụng thuốc hạ sốt qua đường hậu môn, theo chỉ định của bác sĩ.
- Paracetamol với liều lượng 10 - 15mg/kg/lần thường được chỉ định với trẻ sốt co giật, lặp lại 4 - 6 giờ nếu trẻ chưa hạ sốt.
(Hướng dẫn chăm sóc trẻ sốt cao co giật đúng cách)
Cha mẹ cũng cần lưu ý một số đặc điểm nguy hiểm khi xử lý sốt co giật, cần đưa trẻ đến bệnh viện như:
- Trẻ sốt co giật lần đầu tiên.
- Cơn co giật kéo dài trên 5 phút.
- Sau cơn co giật, trẻ không tỉnh lại,
- Sau co giật do sốt, tình trạng sức khỏe trẻ ngày càng yếu.
Cách phòng tránh cơn co giật khi bị sốt
Co giật dễ tái phát ở trẻ có tiền sử bệnh, hay lặp lại, vấn đề này tiềm ẩn các nguy cơ gây hại đến tính mạng trẻ. Bởi vậy, khi con có biểu hiện sốt thì cha mẹ có thể áp dụng một số cách phòng ngừa, xử trí sau:
- Đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên môn để thăm khám, tìm ra nguyên nhân cũng như cách ngừa co giật.
- Cung cấp nước hoặc bú sữa nhiều hơn bình thường, bù lượng nước thất thoát do sốt.
- Ưu tiên thực phẩm dạng lỏng, dễ tiêu.
- Thay quần áo mỏng, không đắp kín chăn hay ủ ấm trẻ.
- Thường xuyên đo thân nhiệt trẻ bằng nhiệt kế.
- Chườm mát khi trẻ sốt từ 38.5 độ trở lên.
- Chế độ dinh dưỡng thường ngày đầy đủ vitamin, khoáng chất, đa dạng thực phẩm.
- Chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt trong nhà.
(Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ khi trẻ bị sốt co giật)
Những câu hỏi thường gặp
Trẻ sốt trên 38.3 độ thường kích hoạt cơn co giật, gây căng cứng cơ và giật tay chân, dễ khiến cha mẹ nhầm lẫn với bệnh động kinh. Vậy nên, trong nội dung cuối Bệnh viện Phương Đông sẽ tổng hợp và giải đáp một số câu hỏi như khả năng giảm sút trí tuệ, nguy cơ tiến triển thành bệnh thần kinh khi trẻ bị co giật do sốt.
Trẻ sốt gây co giật có ảnh hưởng đến não không?
Khi thấy trẻ nhỏ bị sốt cao kèm co giật, phụ huynh thường lo lắng nguy cơ ảnh hưởng đến não. Trên thực tế, sốt gây tình trạng co giật không gây ảnh hưởng đến não, trừ khi trẻ mắc bệnh lý viêm màng não, viêm não kèm theo.
Co giật do sốt cao có nguy cơ bị động kinh không?
Tỷ lệ sốt cao co giật chuyển sang động kinh rất thấp và không phải cứ sốt cao kèm co giật sẽ có di chứng động kinh. Do đó, phụ huynh không tự ý cho trẻ uống thuốc điều trị bệnh động kinh khi thấy con trẻ co giật và sốt cao.
Những điều quan trọng mà cha mẹ cần biết
Một số điều quan trọng mà cha mẹ cần biết về sốt co giật ở trẻ em:
- Trẻ không bị đau hoặc khó chịu khi lên cơn co giật.
- Sốt co giật khác với bệnh động kinh, trẻ không phải sử dụng thuốc để điều trị.
- Co giật xảy ra trong thời gian ngắn, thậm chí dài không gây tổn thương não, trẻ vẫn có thể phát triển khỏe mạnh.
Trong trường hợp muốn biết thêm thông tin, nhận hướng dẫn hoặc phương pháp điều trị sốt cao co giật thì bạn cần nói chuyện trực tiếp với bác sĩ. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, từng công tác nhiều năm trong ngành, chuyên khoa Nhi - BVĐK Phương Đông cam kết cung cấp dịch vụ thăm khám, tư vấn hướng chăm sóc phù hợp với từng trẻ.
(Tư vấn, hướng dẫn xử lý khi trẻ sốt cao co giật tại BVĐK Phương Đông)
Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành khai thác tiền sử bệnh, khám lâm sàng để tiếp cận chẩn đoạn. Trong một số trường hợp, trẻ có thể thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như:
- Xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét, đường huyết, dextrostix, ion đồ.
- Đo điện não đồ.
- Echo não xuyên thóp.
- Chụp X-quang phổi, cấy máu, cấy phân, xét nghiệm vi sinh.
- Chọc dò tủy sống.
Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các liên chuyên khoa, bệnh viện chúng tôi đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám, chữa bệnh của gia đình. Liên hệ cấp cứu BVĐK Phương Đông theo số 0833 015 115 hoặc trực tiếp di chuyển đến số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm để kịp thời xử lý cơn co giật.
Kết lại, sốt co giật là tình trạng trẻ bị co giật do sốt cao, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, khỏe mạnh, phát triển bình thường và không có bất kỳ triệu chứng thần kinh nào trước đó. Phần lớn nguyên nhân sốt dẫn đến co giật đến từ nhiễm trùng, số ít do di truyền hoặc ảnh hưởng khói thuốc từ khi còn là thai nhi.