Sốt xuất huyết Dengue ở người lớn

Phương Vũ

09-05-2025

goole news
16

Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, lây truyền qua muỗi vằn Aedes aegypti. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó người lớn chiếm tỷ lệ không nhỏ, đặc biệt vào mùa hè – mùa sinh sản mạnh của muỗi truyền bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, sốt xuất huyết có thể gây biến chứng nguy hiểm như xuất huyết nội tạng, sốc Dengue, thậm chí tử vong. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp kiến thức y khoa cập nhật về dấu hiệu nhận biết, hướng xử trí và phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết Dengue ở người lớn.

Dấu hiệu lâm sàng

Sốt cao đột ngột (39–40°C), liên tục trong 2–7 ngày.
- Đau đầu vùng trán, đau sau hốc mắt.
- Đau nhức cơ, khớp, mỏi toàn thân.
- Chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy nhẹ.
- Phát ban dạng chấm xuất huyết hoặc mẩn đỏ.
- Dấu hiệu cảnh báo nặng:
   + Đau bụng nhiều, nôn liên tục.
   + Xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng.
   + Tiểu ít, mệt lả, vật vã.
   + Hạ huyết áp, mạch nhanh nhẹ: dấu hiệu sốc.

Sốt xuất huyết gây sốt cao đột ngột, mệt mỏi.

Sốt xuất huyết gây sốt cao đột ngột, mệt mỏi.

Chẩn đoán

Chẩn đoán dựa vào lâm sàng và xét nghiệm:
- Tiền sử đi lại hoặc sinh sống ở vùng có dịch sốt xuất huyết.
- Lâm sàng: sốt cao, đau nhức, dấu hiệu xuất huyết.
Cận lâm sàng:
- Công thức máu: giảm bạch cầu, tiểu cầu; Hematocrit tăng.
- NS1 Dengue Ag: dương tính trong 3 ngày đầu.
- IgM/IgG Dengue: xét nghiệm huyết thanh từ ngày thứ 5.
- Siêu âm: tràn dịch màng bụng, màng phổi, màng tim (nếu sốt xuất huyết nặng).

Điều trị

*Nguyên tắc chung:
- Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
- Điều trị hỗ trợ, theo dõi sát diễn biến để phát hiện sớm biến chứng.

Điều trị tại nhà (với thể nhẹ, không dấu hiệu cảnh báo):
- Nghỉ ngơi, uống nhiều nước (nước oresol, nước trái cây, nước lọc).
- Hạ sốt bằng Paracetamol (không dùng aspirin hoặc ibuprofen).
- Theo dõi dấu hiệu cảnh báo: sốt kéo dài, đau bụng, xuất huyết.

Điều trị tại bệnh viện (nếu có dấu hiệu cảnh báo hoặc biến chứng):
- Truyền dịch tĩnh mạch (Ringer Lactate, NaCl 0.9%) theo phác đồ.
- Theo dõi mạch, huyết áp, lượng nước tiểu.
- Truyền tiểu cầu nếu giảm quá thấp kèm xuất huyết nặng.
- Xử trí sốc nếu có: truyền dịch nhanh, theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn.

Phòng bệnh

Không có vắc xin phổ cập tại Việt Nam, do đó phòng muỗi đốt là biện pháp hiệu quả nhất:
- Ngủ màn kể cả ban ngày.
- Mặc quần áo dài tay.
- Dùng kem xua muỗi, vợt điện.
- Loại bỏ nơi muỗi sinh sản: lật úp các vật dụng chứa nước, thay nước bình hoa.
- Phun thuốc diệt muỗi định kỳ.
- Giám sát và báo cáo kịp thời nếu có ca bệnh trong cộng đồng.

Phòng tránh muỗi là cách hiệu quả để phòng ngừa sốt xuất huyết.Phòng tránh muỗi là cách hiệu quả để phòng tránh sốt xuất huyết. 

Sai lầm thường gặp

- Dùng aspirin, ibuprofen: làm tăng nguy cơ xuất huyết.
- Cố gắng hạ sốt bằng nhiều loại thuốc cùng lúc.
- Tự ý truyền dịch tại nhà không kiểm soát.
- Không theo dõi sát ngày thứ 3–7 của bệnh: dễ bỏ sót dấu hiệu cảnh báo.
- Cho rằng sốt xuất huyết là bệnh “trẻ em”, chủ quan không phòng tránh.

55

Bài viết hữu ích?

Nguồn tham khảo

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

NGUYỄN ĐẮC HANH

Trưởng khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

BS.CKII

NGUYỄN ĐẮC HANH

Trưởng khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám