Khi có ý định cho trẻ sơ sinh uống sữa công thức, chắc hẳn, rất nhiều bố mẹ sẽ không khỏi băn khoăn rằng sữa mẹ và sữa công thức khác nhau như thế nào và điều này có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ không,... Những thông tin dưới đây sẽ giúp giải đáp phần nào thắc mắc ấy.
Sữa mẹ và sữa công thức khác nhau như thế nào?
Đối với trẻ không được bú sữa mẹ đầy đủ thì sữa công thức chính là nguồn dinh dưỡng phù hợp và thay thế hữu hiệu nhất. Sữa công thức (hay nhiều người quen gọi là sữa bột, sữa ngoài) không chỉ hoàn chỉnh về mặt dinh dưỡng, mà còn bổ sung các thành phần phụ giúp điều chỉnh cho giống sữa mẹ, để trẻ có thể phát triển toàn diện.
Sữa mẹ và sữa công thức tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng đều đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
Có một điểm khác biệt lớn nhất giữa sữa mẹ và sữa công thức, đó chính là:
- Các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ không bao giờ cố định mà luôn thay đổi theo thời gian, nhằm thích ứng với mỗi giai đoạn phát triển của trẻ. Nó bao gồm các chất cần thiết cho em bé ở giai đoạn đó.
- Sữa công thức thì sẽ có thành phần, hàm lượng dinh dưỡng luôn giữ nguyên. Để chọn các loại sữa phù hợp với độ tuổi của trẻ, bố mẹ cần lựa chọn số sữa theo quy định từ nhãn hàng.
Cũng chính vì thế, lượng sữa mẹ vắt ra cho trẻ bú bình sẽ khác với lượng sữa công thức pha cho trẻ. Trẻ bú sữa công thức khi cần nhiều calo, phải bú lượng nhiều hơn mỗi cữ. Còn trẻ bú sữa mẹ thường giữ lượng uống ổn định hơn do sữa mẹ đã có sự điều chỉnh về thành phần và hàm lượng calo dựa vào nhu cầu của trẻ.
Xét về mức độ tăng trưởng của trẻ khi dùng sữa mẹ và sữa công thức thì trẻ bú sữa mẹ thường có tốc độ tăng trưởng chậm hơn trẻ bú sữa bột. Cụ thể, 6-8 tuần đầu tiên khi mới chào đời, mức tăng về cân nặng cũng như chiều dài giữa trẻ bú mẹ và trẻ bú sữa công thức có rất ít sự khác biệt. Bắt đầu khoảng 2 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi, trẻ bú sữa công thức tăng cân và chiều dài nhanh hơn trẻ bú mẹ. Theo các nhà khoa học lý giải, sự khác nhau về hàm lượng protein chính là nguyên nhân dẫn tới khác biệt về tăng trưởng ở trẻ bú mẹ và trẻ bú sữa công thức.
Xét ở khía cạnh nguy cơ gây béo phì ở trẻ thì trong 4-5 tháng đầu đời, nguy cơ này ở trẻ bú mẹ với trẻ bú sữa ngoài là như nhau (không đáng kể). Đến giai đoạn sau của năm đầu tiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh trẻ bú sữa mẹ giảm nguy cơ béo phì ở tương lai hơn.
Các trường hợp nên cân nhắc cho trẻ dùng sữa công thức
Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong điều kiện có thể, mẹ đừng ngại vất vả hãy cho con được bú trọn những giọt sữa ngọt mát lành. Với các trường hợp sau đây thì nên cân nhắc cho trẻ dùng thêm sữa công thức.
- Mẹ gặp vấn đề về sức khỏe ngay sau sinh hoặc em bé phải chuyển chăm sóc đặc biệt phải cách ly với mẹ.
- Mẹ sinh mổ phải tiêm truyền kháng sinh chống nhiễm trùng khiến quá trình tiết sữa chậm lại; mẹ bị đau nên không cho con bú đều đặn được.
- Mẹ bị mắc các bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, lao phổi, herpes,... có thể lây truyền bệnh cho con qua đường sữa. Vì thế, không cho con bú được, cần bổ sung sữa công thức kịp thời cho trẻ.
- Bé bú mẹ nhưng không tăng cân theo biểu đồ tăng trưởng chuẩn, mẹ nên cho con đi khám dinh dưỡng và cân nhắc về việc bổ sung thêm sữa công thức phù hợp với tình trạng của bé.
- Mẹ không đủ sữa cho trẻ bú, trẻ bú không đủ no nên thường xuyên cáu gắt,... có thể cho trẻ bú mẹ kết hợp sữa công thức.
- Trường hợp mẹ sinh đôi hay sinh ba, không đủ sữa cho con bú thì tốt nhất nên cho trẻ bú thêm sữa công thức để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.
- Mẹ quay lại với công việc, không có điều kiện vắt sữa cho con, đây cũng là thời điểm nên cho con sử dụng thêm sữa công thức.
Phương pháp hút sữa được nhiều mẹ lựa chọn nhằm duy trì thời gian con bú sữa mẹ lâu hơn.
Cách chọn sữa bột cho trẻ mới sinh
Trẻ sinh đủ tháng
Hệ tiêu hóa của trẻ mới sinh vô cùng non nớt nên việc uống loại sữa không phù hợp có thể khiến hệ tiêu hóa tổn thương, rối loạn tiêu hóa,... Do đó, khi mua sữa công thức cho nhóm trẻ này, phụ huynh cần chú ý đọc kỹ hướng dẫn hay những lưu ý của nhà sản xuất.
Bên cạnh đó, chọn sữa cho trẻ sơ sinh phải xem chi tiết thành phần dinh dưỡng có trong sữa. Tối thiểu, sữa phải đạt các chỉ tiêu theo quy định của Bộ Y tế: Cung cấp từ 60-85 kcal/100ml; hàm lượng đạm đạt 3,0-5,5g/100kcal; hàm lượng canxi đạt 90 mg/100kcal, hàm lượng Kali đạt 80mg/100kcal,...
Ngoài ra, bố mẹ còn có thể chọn sữa cho con theo nước sản xuất, thương hiệu uy tín, hoặc tham khảo ý kiến của các phụ huynh khác. Chẳng hạn, nhiều bố mẹ yêu thích phương pháp nuôi con kiểu Nhật, ưu tiên phát triển chiều cao, tiêu hóa tốt thì sẽ không còn lạ gì dòng sữa Morinaga Hagukumi số 1 (Nhật nội địa) dành cho trẻ 0-6 tháng. Sữa bổ sung Lactoferrin, một thành phần dinh dưỡng có nhiều trong sữa non rất tốt cho trẻ trong những năm tháng đầu đời.
Sữa công thức Morinaga Hagukumi số 1 được nhiều bố mẹ tin dùng cho con.
Trẻ sinh non, nhẹ cân
Do trẻ sinh non nên sức đề kháng cũng như hệ tiêu hóa kém các bé sinh đủ tháng, bố mẹ càng phải chú ý hơn trong việc chọn sữa cho trẻ. Đầu tiên là ưu tiên loại sữa dành riêng cho trẻ sinh non, có tỷ lệ năng lượng cao hơn sữa thường, giúp trẻ tăng cân tốt hơn, nhanh đạt mốc trung bình.
Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò
Trẻ có ruột bị kích thích, đầy hơi, tiêu lỏng do nhạy cảm với đường lactose trong sữa bò, mẹ cần đặc biệt chú ý chọn dòng sữa phù hợp độ tuổi và có ghi không chứa đường lactose (sữa thủy phân).
Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản
Nên chọn sữa công thức có bổ sung tinh bột gạo hoặc chất gôm thiên nhiên có đặc tính làm đặc sữa giúp giảm nôn trớ, đồng thời, nuôi dưỡng các vi khuẩn có ích trong ruột, làm tăng thể tích và độ dẻo của phân, ngăn ngừa tình trạng táo bón và các cơn đau co thắt.
Để nghe thêm tư vấn về dinh dưỡng cho trẻ hoặc đặt lịch khám, bố mẹ vui lòng gọi ngay hotline 19001806.