Sự thật về đẻ không đau - Giảm đau trong chuyển dạ

Lê Linh

09-04-2025

goole news
16

Cơn đau chuyển dạ từng là nỗi ám ảnh lớn với nhiều thai phụ. Nhưng giờ đây, với sự hỗ trợ của kỹ thuật y tế hiện đại, việc sinh con không còn quá đau đớn như trước. Liệu “đẻ không đau” có thật sự hiệu quả và phù hợp với mọi sản phụ?

Đẻ không đau là gì?

"Đẻ không đau” là phương pháp dùng thuốc tê can thiệp vào quá trình chuyển dạ sinh con của các thai phụ. Các bác sĩ thường chọn phương pháp gây tê ngoài màng cứng để giảm cơn đau cho quá trình người mẹ bị co thắt tử cung để chuyển dạ.

Có tới 70% phụ nữ cảm thấy cơn đau đẻ vượt ngưỡng chịu đựng. Rất nhiều phụ nữ phải hứng chịu cơn đau chuyển dạ kéo dài từ 1-2 ngày. Điều này sẽ ảnh hưởng sức lực và tinh thần vượt cạn, sinh con của người mẹ. Vì vậy, phương pháp sinh nở không đau ra đời.

Sự thật về đẻ không đau - Giảm đau trong chuyển dạ

Hiện nay, có trên 50% phụ nữ sinh khi sinh sử dụng dịch vụ đẻ không đau bằng gây tê ngoài màng cứng. Đối với Khoa Phụ sản - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, các ca theo dõi đẻ thường được chỉ định làm giảm đau chiếm đến 80%.

Sau 10 – 20 phút gây tê ngoài màng cứng, thuốc tê bắt đầu có tác dụng giảm đau cho sản phụ. Đa phần, gây tê màng cứng được thực hiện khi cổ tử cung mở từ 3 đến 8 cm, nhưng có thể được thực hiện sớm hơn nếu sản phụ có sức chịu đau kém, đau quằn quại dù tử cung mới mở 2 phân.

Trong một số trường hợp mẹ có bệnh lý, sức khỏe yếu có thể được bác sĩ cân nhắc tiêm gây tê ngoài màng cứng sớm hơn để giúp người mẹ giảm đau đớn, giữ sức khỏe ổn định để sinh nở thuận lợi.

Có nên gây tê ngoài màng cứng khi sinh thường?

Gây tê ngoài màng cứng giúp giảm đau trong quá trình chuyển dạ tự nhiên, áp dụng cho phụ nữ sinh thường. Phương pháp này có ưu điểm là giúp phụ nữ hạn chế cơn đau khi sinh kèm theo nhiều ưu thế vượt trội.

Ưu điểm:

  • Người mẹ được gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ vẫn nhận biết được những cơn gò tử cung nhưng sẽ giảm được phần lớn cơn đau trong quá trình chuyển dạ, sinh con.
  • Người mẹ vẫn rặn đẻ bình thường như bao phụ nữ khác.

Ngược lại, phụ nữ mổ lấy thai thường được gây tê tủy sống. Thai phụ bất động nửa thân dưới trong nhiều giờ liền, chỉ cảm nhận được cơ thể đau sau vài giờ hết thuốc tê.

Nhược điểm:

  • Hạ huyết áp: Đây là tác dụng phụ thường gặp nhất của phương pháp gây tê ngoài màng cứng. 
  • Mất kiểm soát bàng quang: Thai phụ sẽ không có cảm giác căng cứng bàng quang do thuốc gây tê tác động. 
  • Ngứa da: Khi gây tê ngoài màng cứng, sản phụ có thể gặp tình trạng ngứa da
  • Buồn nôn: Sản phụ cũng có thể buồn nôn do hạ huyết áp.
  • Đau lưng: Đây là nguyên nhân khiến sản phụ lo ngại khi gây tê ngoài màng cứng. Tuy nhiên, đã có nghiên cứu không có sự gia tăng nguy cơ gây đau lưng kéo dài khi áp dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng.
  • Nhiễm trùng
  • Tụ máu ngoài màng cứng…

Những ai được gây tê ngoài màng cứng khi sinh con?

Sự thật về đẻ không đau - Giảm đau trong chuyển dạ

Những sản phụ có ngưỡng chịu đau thấp thường gặp nhiều khó khăn: mệt mỏi, vật vã, lo lắng, thậm chí bị ngất ở lần sinh đầu tiên nên đăng ký dịch vụ để được hỗ trợ sinh con an toàn.

Đối với sản phụ lần đầu sinh con, có thể đăng ký dịch vụ từ đầu hoặc khi có cơn đau vượt mức chịu đựng.

Những ai không được thực hiện phương pháp gây tê ngoài màng cứng?

  • Sản phụ có mắc các bệnh tim mạch.
  • Sản phụ đang bị viêm, nhiễm trùng vùng lưng gây tê.
  • Sản phụ có tiền sử dị ứng thuốc tê.
  • Sản phụ đang dùng loại thuốc chống đông máu.
  • Sản phụ xuất hiện hiện tượng chảy máu, nhiễm trùng máu.
  • Sản phụ có cột sống bất thường: đã phẫu thuật cột sống lưng, có đặt dụng cụ kim loại…

Phương pháp gây tê ngoài màng cứng có an toàn cho em bé?

Thuốc tê sử dụng để gây tê ngoài màng cứng không gây nguy hiểm gì cho em bé trong bụng mẹ. Bởi vì phương pháp gây tê ngoài màng cứng chỉ ngăn chặn dẫn truyền thần kinh (cảm giác đau), thuốc được tiêm trực tiếp vào các rễ dây thần kinh, hạn chế tối đa nồng độ thuốc trong máu so với các phương pháp khác, hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Có nên làm giảm đau ngoài màng cứng trong quá trình chuyển dạ?

Giảm đau ngoài màng cứng là một phương pháp giảm đau an toàn và hiệu quả, giúp sản phụ trải qua quá trình sinh nở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cần được thực hiện bởi đội ngũ chuyên môn có kinh nghiệm 

Đến với Khoa Phụ sản - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, 100% các mẹ bầu khi đăng ký gói sinh thường sẽ được miễn phí gói giảm đau trong đẻ. Các bác sĩ khoa Phụ sản và bác sĩ Gây mê hồi sức sẽ phối hợp thăm khám và tư vấn cho các thai phụ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé trong quá trình theo dõi chuyển dạ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Tổng đài tư vấn: 19001806

Website: https://benhvienphuongdong.vn

33

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám